Giải pháp phát triển Fintech đối với ngân hàng thương mại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nguyễn Thị Du Mỹ- 18050933 (Trang 72)

4. Kết cấu bài nghiên cứu

4.2. Giải pháp phát triển Fintech đối với ngân hàng thương mại Việt Nam

4.2.1. Giải pháp công nghệ và sản phẩm

Về công nghệ

Các công ty Fintech cũng như ngân hàng cần tăng cường đầu tư cở sở hạ tầng, nâng cấp công nghệ, mở rộng đường truyền băng thông rộng; khắc phục các lỗ hổng của các sản phẩm kịp thời, nâng cao tính bảo mật và an toán. Các công ty cũng cần ngồi lại với nhau để bàn bạc tiến tới thiết lập, xây dựng các trung tâm dự phòng và cảnh báo sự cố để đối phó với các cuộc tấn công mạng.

Về sản phẩm, dịch vụ

Fintech đối với đại đa số người dân Việt Nam còn khá mới mẻ, do đó để thu hút người dùng sản phẩm ngoài tính tiện lợi, giao diện sử dụng các sản phẩm đó phải thực sự đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu tuy nhiên vẫn phải đảm bảo an toàn và có độ bảo mật cao. Kèm theo đó các ngân hàng thương mại và các công ty Fintech cần cố một bộ phận online và offline để hướng dẫn khách hàng, để khách hàng không gặp nhiều trở ngại khi sử dụng sản phẩm làm cho khacsh hàng cảm thấy dễ sử dụng.

Ngoài ra, cần tích hợp nhiều tính năng tiện ích trong một sản phẩm của mình cũng như duy trì một mức phí phù hợp với từng nhóm khách hàng mục tiêu của mình. Kết hợp với chiến lược truyền thông của mình để tung ra những chương trình khuyến mãi cũng như làm tăng được nhận thức của khách hàng đối với dịch vụ làm nổi bật được lợi ích cũng như sự thuận tiên khi sử dụng sản phẩm.

4.2.2. Tăng cường hợp tác đầu tư

Sự hợp tác chiến lược giữa các công ty Fintech với ngân hàng với lợi thế mà 2 bên có được sẽ giúp các bên phát huy được lợi thế của mình từ đó nhằm

nâng cao khả năng chấp nhận Fintech trong đời sống đặc biệt là trong thanh toán – một lĩnh vực đang phát triển rất mạnh mẽ ở Việt Nam, gia tăng mức độ tiếp cận hướng tói đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ trong hệ sinh thái Fintech.

Tăng cường hợp tác trong đầu tư nhằm tạo được sự kết nối giữa các công ty công nghệ, viễn thông, các công ty Fintech, ngân hàng, tổ chức tài chính, tổ chức và cá nhân sử dụng sản phẩm, dịch vụ Fintech. Nhằm tận dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả tránh đầu tư dàn trải, trùng lặp nhau gây lãng phí nguồn vốn đầu tư. Bên cạnh đó tiếp tục liên kết với các tổ chức trong lĩnh vực khoa học công nghệ, các viện nghiên cứu,… Nhằm tạo ra một nền tảng công nghệ đủ lớn hơn để thúc đẩy Fintech phát triển sang những lĩnh vực mới như Blockchain, công nghệ về dữ liệu lớn,…

4.2.3. Đào tạo nguồn nhân lực

Để phát triển bền vững, các công ty Fintech cần nâng cao vấn đề quả trị và phòng ngừa rủi ro, tăng cường khả năng kiểm soát chi phí gắn liền và sự phát triển. Do đó, cần phải có một chiến lược cụ thể trong phát triển các sản phẩm mới có hàm lượng công nghệ và tiện ích, các kênh phân phối mới. Để làm được điểu đó yếu tố con người là vô cùng quan trọng. Việc nâng cao chất lượng đạo ngũ quản lý hệ thống, quản lý ứng dụng, công nghệ, đạo đức trong quản lý công nghệ,… là việc cấp bách hơn bao giờ hết. Đặc biệt chú trong đào tạo nguồn nhân lực vừa có kiến thức Tài chính – Ngân hàng vừa có kiến thức về công nghệ, đặc biệt là những công nghệ liên quan đến thanh toán điện tử, cho vay điện tử, dữ liệu lớn, Blockchain,…

Các cơ sở đào tạo liên kết với các công ty Fintech, để tạo điểu kiện cho sinh viên có thể thực tập, tiếp cận với thực tiễn, ứng dụng những gì mình học để đóng góp những ý tưởng những giải pháp sáng tạo về công nghệ cũng như mô hình kinh doanh,…

Góp phần tạo ra nguồn nhân lực cho chuyên môn với các kỹ năng và kỹ thuật tiên tiến, áp dụng vào các ứng dụng cần thiết vào mọi lĩnh vực của Fintech đặc biệt là lĩnh vực thanh toán điện tử.

4.2.4. Phát triển thêm nhiều lĩnh vực phát triển

Theo nghiên cứu hiện nay, hoạt động Fintech mới chỉ tập trung vào lĩnh vực thanh toán điện tử, còn các lĩnh vực khác như quản lý tài chính cá nhân, quản lý dữ liệu,… đặc biệt lĩnh vực cho vay ngang hàng có nhiểu tiềm năng để phát triển mà NHTM cũng như công ty Fintech chưa phát triển được gì nhiều ở lĩnh vực này. Đồng thời phát triển nền tảng công nghệ phân tích dữ liệu khách hàng, dữ liệu tài chính, chấm điểm tín dụng,… để rút ngắn thời gian tác nghiệp góp phần nâng cao hiệu quả làm việc.

KẾT LUẬN

Fintech đã và sẽ là một xu hướng phát triển mới trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam trong tương lai, bởi những ứng dụng sáng tạo và đầy tiềm năng của nó. Do đó, hoạt động của hệ thống ngân hàng trên thế giới cũng như Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng ngày càng lớn trên nhiều phương diện. Hợp tác cùng có lợi giữa các công ty Fintech và hệ thống ngân hàng là xu thế tất yếu không chỉ tại Việt Nam mà còn trên toàn cầu. Để thúc đẩy hợp tác giữa hai lĩnh vực này, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan quản lý, đặc biệt là vai trò của NHNN trong việc đưa ra những giải pháp hoàn thiện hệ sinh thái Fintech cũng như đổi mới hệ thống ngân hàng phù hợp thời đại công nghệ số. Bản thân các ngân hàng cần nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ, hiện đại hóa quy trình hoạt động để có nền tảng tốt nhất khi kết hợp với các công ty Fintech.Tuy nhiên, để có thể phát huy tối đa các đóng góp của Fintech, cần có các chính sách nhằm kiểm soát những rủi ro tiềm ẩn của Fintech. Thiết nghĩ, trong giai đoạn đầu của sự phát triển tại Việt Nam hiện nay, các cơ quan quản lý Nhà nước cần phải có những chính sách cụ thể nhằm điều chỉnh một số hoạt động của các công ty Fintech trong một số lĩnh vực nhạy cảm như huy động vốn và cho vay trực tuyến. Điều này sẽ góp đảm bảo cho sự phát triển bền vững của chính lĩnh vực Fintech và toàn bộ thị trường tài chính nói chung trong tương lai. Với những lợi thế nhất định, cùng sự kết hợp với các công ty Fintech, hứa hẹn hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn, phục vụ khách hàng tốt hơn, xứng đáng là lĩnh vực đi đầu trong hệ thống tài chính của Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Anh

[1] Anjan V (2020) “Fintech and banking: What do we know?”, Journal of Financial Intermediation, 41 (2020), Available at: https://doi.org/10.1016/j.jfi.2019.100833.

[2] Appota (2018) “Viet Nam Mobile App Market Report”, Available at https://appota.com/uploads/report/Vietnam_mobile_app_market_Report_2018_ EN.pdf.

[3] Arnoud W.A. Boot, Jeroen, E. Ligterink and Jens K. Martin (2018) “Understanding Fintech and Private Equity”, Topics in Corporate Finance Nr. 26, Amsterdam: Amsterdam Center for Corporate Finance.

[4] Chi – Chuan Lee (2021) “Does fintech innovation improve bank efficiency? Evidence from China’s banking industry”, International Review of Economics & Finance, Volume 74, July 2021, Pages 468-483.

[5] Fintech Singapore (2020). A Review of Vietnam’s Fintech Industry in 2019. Available at: https://fintechnews.sg/35968/vietnam/a-review-of-vietnams- fintech-industry-in-2019/

[6] In Lee, Yong Jae Shin (2018) “ Fintech: Ecosystem, business models, investment decisions, and challenges”, Business Horizons, 61(1), 35-46, Available at: https://doi.org/10.1016/j.bushor.2017.09.003.

[7] KPMG (2020) “Pulse of Fintech H2’20. Global Analysis of Investment in Fintech”, P7, Available at PricewaterhouseCoopers (PWC) (2017).

[8] Moritz Jünger & Mark Mietzner (2020) “Banking goes digital: The adoption of Fintech services by German households”, Finance Research Letter, Volume 34, May 2020, 191260.

[9] The Global fintech report, Available at:

https://assets.kpmg/content/dam/kpmg/xx/pdf/2021/02/pulse-of-fintech-h2- 2020.pdf

[10] Singapore Fintech Association - SFA (2019) “FinTech in ASEAN: From Start-up to Scale-up (2019)”, Available at: https://singaporefintech.org/fintech- in-asean-from-start-up-to-scale-up-2019-report-was-released/

[11] Yang Wang, Sui Xiuping, Qi Zhang (2021). “Can fintech improve the efficiency of commercial banks? An analysis based on big data”, Research in International Business and Finance, Volume 55, January 2021, 101338.

II. Tài liệu tiếng Việt

[1] Đinh Hoàng Bách Phan (2020) “Các công ty công nghệ tài chính có ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng không?”, Pacific – Basin Finance Jounal, Volume 62, Tháng 9 năm 2020, 101201.

[2] ISEV (2020) “Fintech trong ASEAN: Từ khởi nghiệp đến lớn mạnh”, Truy cập tại website: http://dean844.most.gov.vn/fintech-trong-asean-tu-khoi-nghiep- den-lon-manh.htm

[3] Hoàng Công Gia Khánh (2019) “Việt Nam: 70% số doanh nghiệp Fintech là công ty khởi nghiệp”, Truy cập tại website: https://khoahocphattrien.vn/thoi-su- trong-nuoc/viet-nam-70-so-doanh-nghiep-fintech-la-cong-ty-khoi-

nghiep/2019100704075926p882c918.htm

[4] Lê Thị Khương (2020) “Tác động của Fintech đối với hệ thống ngân hàng – Kinh nghiệm của các nước trên thế giới và gợi ý cho Việt Nam”, Tạp chí ngân hàng, Chuyên đề THNH số 2/2020, Truy cập tại: http://tapchinganhang.gov.vn/tac-dong-cua-fintech-doi-voi-he-thong-ngan- hang-kinh-nghiem-cua-cac-nuoc-tren-the-gioi-va-goi-y-cho-.htm

[5] Lê Huyền Ngọc (2018) “Tác động của Fintech đối với hoạt động ngân hàng và một số đề xuất để ngân hàng – Fintech cùng phát triển tại Việt Nam”, Truy cập tại: http://sob.ueh.edu.vn/wp-content/uploads/2018/11/16.-LE-HUYEN- NGOC.pdf

[6] Nguyễn Hồng Nga (2020). Ngân hàng và công ty Fintech: Đối thủ và đối tác. Tạp chí Ngân hàng. Truy cập tại website: http://tapchinganhang.com.vn/ngan- hang-va-cong-ty-fintech-doi-thu-va-doi-tac.htm

[7] NHNN (2019) “Hoàn thiện chính sách quản lý Fintech: Đảm bảo lợi ích hợp pháp cho người dùng”, Truy cập tại website: https://www.sbv.gov.vn/

[8] Phạm Thu Hương, Đào Tuấn Anh (2020) “Tác động của Fintech tới hoạt động Tài chính – Ngân hàng và khuyến nghị cho ngành Tài chính – Ngân hàng Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất, Tập 61, kỳ 5 (2020), 104 – 110.

[9] Phạm Xuân Hòe, Nguyễn Thị Minh Ngọc (2017). Start-up của FINTECH, cơ hội hợp tác và thách thức cạnh tranh đối với ngân hàng. Tạp chí Ngân hàng, số 14.

[10] Tomorrow Maketers (2020). Tổng quan thị trường Fintech tại Việt Nam. Truy cập tại website: https://blog.tomorrowmarketers.org/tong-quan-thi-truong- fintech-tai-viet-nam/

[11] TTXVN (2019) “ Singapore: Vốn đầu tư vào fintech tăng gần 4 lần”, Truy cập tại website: https://bnews.vn/singapore-von-dau-tu-vao-fintech-tang-gan-4- lan/131276.html

[12] Viện Chiến lược Ngân hàng (2020) “Ngân hàng và Fintech cần bắt tay định hình tương lai tài chính số”, Truy cập tại website: https://forbesvietnam.com.vn/tin-cap-nhat/ngan-hang-va-fintech-can-bat-tay- dinh-hinh-tuong-lai-tai-chinh-so-8064.html

Một phần của tài liệu Nguyễn Thị Du Mỹ- 18050933 (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)