4. Kết cấu bài nghiên cứu
3.1. Fintech tại Việt Nam
Cùng với Singapore và Indonesia, Việt Nam được coi là "chiến trường" công nghệ tài chính tiếp theo ở Đông Nam Á. Theo tính toán của TechInAsia, với khoảng 70% dân số chưa tiếp cận được hoặc đang tiếp cận một cách hạn chế dịch vụ ngân hàng thì đây là cơ hội rộng mở cho các công ty có khả năng cung cấp đa dạng dịch vụ tài chính tại Việt Nam. Mặc dù Fintech còn khá mới mẻ ở thị trường Việt Nam nhưng thị trường này cũng đã có những dấu ấn đáng ghi nhận. Theo Fintech News Singapore, số lượng công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực Fintech tại Việt Nam đã tăng gấp 3 lần từ năm 2017 lên 2020, cụ thể là từ 44 đến 131 công ty.
Hình 3.1. Các công ty Fintech khởi nghiệp năm 2020
Trong năm 2020, Fintech Việt Nam đã đạt nhiều sự tăng trưởng đáng kể nhờ việc áp dụng ngày càng nhiều các giao dịch kỹ thuật số, thêm vào đó sự bùng nổ của thị trường Thương mại điện tử và sự hỗ trợ của chính phủ về việc mở rộng các hình thức thanh toán số. Theo tạp chí Forbes, thị trường Fintech Việt Nam năm 2020 đã nhận được những khoản đầu tư kỷ lục khi thu hút được tổng cộng khoảng 7,8 tỷ USD vốn đầu tư, tăng gấp 19 lần so với năm 2019. Theo thống kê của TopDev, năm 2020, doanh thu từ thị trường thanh toán điện tử lên đến 8,9 tỉ USD, tăng trưởng 14,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, dịch vụ thanh toán vẫn là phân khúc lớn nhất, chiếm 31% số lượng công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực Fintech. Hoạt động cho vay ngang hàng và không gian tiền điện tử/Blockchain là hai phân khúc có mức tăng trưởng mạnh nhất, từ ít hơn 5 (năm 2017) đến hơn 15 công ty khởi nghiệp (2020). Cụ thể như sau:
Hình 3.2. Cơ cấu công ty Fintech 2020
Nguồn: Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam
Lượng người dùng cũng đã tăng trưởng lên đến 36.2 triệu, tăng 12.1% so với năm ngoái. Các công ty hoạt động trong mảng Thanh toán đã ghi nhận mức tăng trưởng chưa từng có trước đây. Theo báo cáo của IDC Financial Insights về
31% 4% 13% 7.50% 17% 2% 7.50% 5% 6% 3% 4%
Thanh toán Gọi vốn Blockchain/ Crypto
Quản lý tài chính cá nhân Cho vay ngang hàng Huy động vốn SMEs Quản lý POS Quản lý dữ liệu So sánh thông tin Ngân hàng số Công nghệ bảo hiểm
lĩnh vực Fintech ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Việt Nam có 5 đại diện trong nhóm Fintech Fast 101 (101 công ty Fintech có tốc độ tăng trưởng tốt nhất trong năm 2020) gồm Payoo, Momo, Moca, Tima và ZaloPay. Bốn trong số năm công ty này sở hữu ví điện tử, trong đó Moca, Momo và ZaloPay chiếm tới 90% thị phần ví điện tử tại thị trường Việt Nam.