4. Kết cấu bài nghiên cứu
3.4.2. Ảnh hưởng tiêu cực
Bên cạnh những lợi ích Fintech mang lại, các hoạt động Fintech có thể sẽ mang đến một vài tác động bất lợi đối với hệ thống tài chính quốc gia:
Một là, nguy cơ bị chính công nghệ tấn công. Các sản phẩm và dịch vụ Fintech được phát triển dựa trên nền tảng công nghệ nên không thể tránh khỏi nguy cơ tấn công từ công nghệ. Giải pháp về công nghệ thông tin càng hiện đại bao nhiêu thì rủi ro càng dễ xảy ra bấy nhiêu, một sự cố nhỏ có thể dẫn đến rủi ro cho cả hệ thống. Do đó, các doanh nghiệp phải đối mặt với các nguy cơ tiềm ẩn từ lỗi hệ thống, gian lận tài chính, phát tán mã độc, tội phạm công nghệ ăn cắp dữ liệu,…
Hai là, Fintech đã phát triển quá nhanh so hệ thống pháp luật hiện hành. Các sản phẩm dịch vụ của Fintech là dựa vào những sáng tạo và đổi mới liên tục của công nghệ, do đó, nhiều trường hợp xảy ra khi mà các quy định của pháp luật vẫn chưa theo kịp. Điều này chính là một trong những nguyên nhân gây ra các vụ lừa đảo liên quan đến công nghệ tài chính như lừa đảo ICO, kinh doanh tiền điện tử, lừa đảo góp vốn mua máy đào tiền ảo,…
Ba là, sự tiện ích của Fintech làm khách hàng đôi khi trong khi vẫn chưa thật sự hiểu về sản phẩm, không có những kiến thức cơ bản về tài chính, thậm chí còn không hề hay biết cách bảo mật thông tin cá nhân. Đây là kẽ hở cho các tội phạm tài chính tấn công. Ví dụ như lập các trang web giả mạo khiến người dùng lộ tài khoản và mật khẩu nhằm chiếm đoạt tài sản.
Bốn là, thị phần của ngân hàng có xu hướng giảm do sự chia sẻ thị phần cho các công ty Fintech.
Năm là, sự phát triển bùng nổ của công nghệ có thể thay thế lượng lớn nhân viên đang làm trực tiếp tại các quầy giao dịch truyền thống của các ngân hàng. Xu hướng “tổ chức tài chính không giấy”, “ngân hàng không giấy”, robot và trí tuệ nhân tạo ngày càng phổ biến hơn. Các phòng giao dịch, chi nhánh của ngân hàng ngày càng thu hẹp cả về số lượng lẫn quy mô.