Định hướng phát triển Fintech đối với các ngân hàng thương mại Việt

Một phần của tài liệu Nguyễn Thị Du Mỹ- 18050933 (Trang 71 - 72)

4. Kết cấu bài nghiên cứu

4.1. Định hướng phát triển Fintech đối với các ngân hàng thương mại Việt

4.1. Định hướng phát triển Fintech đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam Việt Nam

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhận thức được sự phát triển bùng nổ của hoạt động Fintech ở những năm trước đó. NHNN đã sớm thành lập Ban Chỉ đạo Fintech vào tháng 3/2017. Ngay sau khi thành lập, ban chỉ đạo đã chỉ ra xu hướng phát triển của Fintech tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam bằng việc tập trung nghiên cứu và đưa ra các giải pháp quản lý với một số vấn đề quan trọng như: nhận diện khách hàng (e – KYC); công nghệ Blockchain; P2P Lending; Big Data (dữ liệu lớn); giao diện Open APIs; thanh toán điện tử (e – payments).

Những chính sách mà Chính phủ và NHNN ban hành trong thời gian vừa qua càng cho thấy quyết tâm muốn phát triển hệ sinh thái Fintech trở nên đa dạng hơn, minh bạch hơn. Việc ban hành “Quyết định số 2545/QĐ – TTg phê duyệt đề

án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020” thể hiện sự chú trọng vào phát triển thanh toán điện tử. Một lĩnh vực được

đánh giá là có tiềm năng phát triển nhất trong các lĩnh vực của Fintech, khi nó đi đúng định hướng thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ, đem lại lợi ích cho những bên tham gia, tiện lợi và dễ dàng thực hiện thanh toán tại bắt kỳ đâu có thiết bị kết nối internet.

Có thể thấy được rằng, xu hướng chính trong thời gian sắp tới của Fintech tại các NHTM Việt Nam sẽ tập trung chủ yếu vào lĩnh vực: P2P Lending; Nhận diện khách hàng (e-KYC); công nghệ Blockchain; Giao diện Open API và thanh toán điện tử (e – Payments), BigData (Dữ liệu lớn). Đặc biệt là trong lĩnh vực thanh toán điện tử, nhất là khi những sự hợp tác của các công ty Fintech với ngân hàng trong thời gian sắp tới thì lĩnh vực thanh toán điện tử được kỳ vọng sẽ có

những bước tiến vượt bậc mang lại những trải nghiệm thú vị và mới mẻ tới người tiêu dùng và cũng sẽ được sử dụng rộng rãi tiến tới một nền kinh tế thanh toán không dùng tiền mặt.

Một phần của tài liệu Nguyễn Thị Du Mỹ- 18050933 (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)