4. Kết cấu bài nghiên cứu
3.3. Điểm tương đồng sản phẩm dịch vụ của Fintech và các ngân hàng
thương mại
Fintech Ngân hàng thương mại
Điểm tương đồng
- Tất cả sản phẩm và dịch vụ đều kinh doanh trong ngành tài chính thông qua hệ thống quản lý internet, nhằm tối đa hóa lợi ích và trải nghiệm người dùng.
- Các dịch vụ và sản phẩm đa dạng, tác động đến hầu hết các lĩnh vực kinh doanh của ngành tài chính.
- Được ứng dụng công nghệ cao và không ngừng sáng tạo, đổi mới, gia tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng.
- Sử dụng đa dạng kênh phân phối với những sản phẩm tài chính truyền thống, dựa trên: mạng xã hội, phát triển ngân hàng số, ngân hàng di động, giao dịch không cần giấy tờ, kênh bán hàng qua Internet,…
- Hiện đại hóa hệ thống giao dịch:
+ Thay thế tiền mặt vì mức độ thông dụng, tiện ích và phổ biến của nó thông qua các giao dịch trong thời đại số hiện nay.
+ Thanh toán điện tử tạo ra một loại tiền mới (tiền số hóa) giúp quá trình giao dịch diễn ra đơn giản, nhanh chóng, chi phí giao dịch giảm đi đáng kể, tăng quá trình lưu thông hàng hóa và tiền tệ.
+ Thông qua Internet và Smart Phone, giúp ngân hàng và công ty Fintech tiết kiệm được nhiều loại chi phí.
- Sản phẩm và dịch vụ được giao dịch dễ dàng, đơn giản và hiệu quả. - Tồn tại các nguy cơ tiềm ẩn về bảo mật thông thông tin; giả mạo; lừa đảo;...
- Vẫn còn xuất hiện hạn chế trong các giao dịch: Chuyển- Nhận tiền; Thanh toán hóa đơn; Rút tiền từ sản phẩm Fintech về ngân hàng; etc. - Giúp quá trình xúc tiến thương mại và quảng bá thương hiệu đến toàn
cầu diễn ra nhanh chóng, đồng bộ: Sản phẩm và dịch vụ không chỉ phát triển trong nước mà cả quốc tế, nhằm tăng giá trị tài sản, các dịch vụ để phục vụ cho mục đích hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn cầu hóa.
Điểm khác biệt
Mục đích
- Các sản phẩm Fintech được tạo ra bằng cách xác định khoảng trống trên thị trường.
- Các công ty FinTech tập trung vào việc quản lý trải nghiệm tổng thể của khách hàng.
- Các ngân hàng phục vụ cho nhiều đối tượng hơn.
- Các ngân hàng kế thừa chủ yếu tập trung vào việc quản lý rủi ro.
Cá nhân hóa
FinTech thường tập trung vào chức năng di động, dữ liệu lớn, khả năng truy cập, tính nhanh nhẹn, điện toán đám mây, ngữ cảnh, cá nhân hóa và sự tiện lợi. Họ tăng tốc và thích sự thay đổi trong sở thích của khách hàng xung quanh các nền tảng di động, điện thoại thông minh và phương tiện truyền thông xã hội.
Về mặt cải thiện trải nghiệm người dùng, các ngân hàng hiện đang dẫn đầu các công ty FinTech thế hệ mới. Theo truyền thống, các ngân hàng là những kẻ tụt hậu, một tổ chức được quản lý cung cấp tín dụng, mạch máu của tăng trưởng kinh tế và có bảo hiểm chính phủ cho các khoản tiền gửi của họ và có một mô hình kinh doanh rất linh hoạt, tập trung nhiều hơn vào niềm tin và bảo mật, vốn hóa đáng kể và sự thờ ơ của khách hàng .
Mô hình giao tiếp
Mô hình giao tiếp của FinTech là ngoài mục tiêu này, trọng tâm của họ là vào những cải tiến mang lại giao dịch nhanh hơn, quyền truy cập vĩnh viễn 24 × 7, tư vấn ngay lập tức và
Tiền đề cốt lõi của các công ty FinTech là ‘trải nghiệm người dùng’ và việc triển khai trải nghiệm người dùng tốt. Đây là khía cạnh mà các ngân hàng bị tụt lại phía sau
mở tài khoản từ xa, mang lại nhiều ý nghĩa hơn cho việc giao tiếp của họ với khách hàng.
và chỉ đang tích hợp các phương pháp trải nghiệm người dùng tốt để đảm bảo khách hàng có một sự tương tác liền mạch. Điển hình là năm 2018 đi xuống là năm ra mắt chatbot của các ngân hàng lớn
Phạm vi tiềm năng
Phân phối thị trường của FinTech cao hơn do khả năng kết nối điện thoại di động thâm nhập cao hơn.
Thị trường phân phối của ngân hàng thương mại thấp hơn do chủ yếu phân phối vật lý
Quan điểm công nghệ
Các công ty FinTech phụ thuộc nhiều vào các công nghệ như tự động hóa, trí tuệ nhân tạo và máy học, đây là lý do giải thích cho tốc độ hoạt động nhanh hơn.
Các ngân hàng truyền thống vẫn đang vật lộn với cơ sở hạ tầng kế thừa. Việc kết hợp các công nghệ như vậy sẽ dẫn đến ít sai sót hơn, đảm bảo chất lượng dịch vụ và cung cấp bất kỳ dịch vụ nhanh chóng nào trong thời gian ngắn hơn.
Chức năng chính
Các công ty gốc về dữ liệu thời đại mới của FinTech là tài sản hướng đến khách hàng hơn và có các mô hình hoạt động tinh gọn không có các vấn đề về hệ thống kế thừa và có hoạt động chênh lệch giá theo quy định tốt hơn. FinTech có cấu trúc tổ chức tốt hơn với ít rào cản thay đổi hơn. Cấu trúc này không chỉ khuyến khích sự đổi mới mà còn khuyến khích khả
Các ngân hàng hướng tới quy trình nhiều hơn. Hệ thống kế thừa và khuôn khổ quy định mà họ thực hiện hạn chế khả năng nhanh chóng tận dụng các công nghệ mới và tung ra các sản phẩm và dịch vụ mới có thể giải quyết các vấn đề của khách hàng.
năng phá bỏ và xây dựng lại các cấu trúc không hoạt động của nó.
Tầm nhìn
Các công ty khởi nghiệp FinTech cũng đang nhanh chóng bắt kịp việc áp dụng công nghệ.
Các ngân hàng đã phát triển đáng kể trong cách nó hoạt động dưới ảnh hưởng của các công nghệ thời đại mới như phân tích, AI và học máy.
Bảng 3.4. Điểm tương đồng sản phẩm dịch vụ của Fintech và các ngân hàng thương mại
3.4. Ảnh hưởng của Fintech đến hoạt động của các NHTM tại Việt Nam 3.4.1. Ảnh hưởng tích cực
Các ứng dụng phong phú của công nghệ tài chính đang tác động tới hầu hết mọi lĩnh vực hoạt động của hệ thống tài chính – ngân hàng. Tuy mới hình thành được hơn chục năm nhưng những sản phẩm của Fintech đã và đang tiếp tục được thay đổi diện mạo hoàn toàn, cả hệ thống cũng như phương thức giao dịch tài chính truyền thống.
Một là, Công nghệ Fintech đã tạo ra mô hình kinh doanh mới làm thay đổi các kênh phân phối và các dịch vụ tài chính truyển thống, nhất là dịch vụ ngân hàng, như: Mobile Banking, Internet Banking, ví điện tử, ngân hàng số,…
Hai là, phát triển và ứng dụng các công nghệ tài chính mới như Blockchain, Big Data, định danh khách hàng điện tử, hệ thống định dạng cá nhân sinh trắc học,… giúp tổ chức tài chính thu thập các dữ liệu, đơn giản hóa các quy trình phân tích hành vi khách hàng, giảm thiểu chi phí kỹ thuật, cải thiện chất chất lượng dịch vụ, tăng cường sự minh bạch mà vẫn đảm bảo nhanh chóng, hiệu quả và an toàn, nhất là trong giao dịch ngân hàng mang đến giá trị gia tăng và sự hài lòng cho khách hàng.
Ba là, Fintech đã thu hút được nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp trong vòng 1 thập kỷ qua nhờ phát triển trên nền tảng hệ thống viễn thông và công nghệ thông tin, nên không cần nhiều mạng lưới chi nhánh như các ngân hàng truyền thống và không cần nguồn vốn lớn.
Bốn là, Fintech đã mang đến các giải pháp tài chính cho những khách hàng ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa hoặc các khách hàng gặp khó khăn trong tiếp cận dịch vụ tài chính do rào cản về địa lý hoặc thủ tục. Đặc biệt, công nghệ tài chính sẽ hỗ trợ tốt cho khách hàng cá nhân hay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ hơn. Đây thường là những khách hàng bị ngân hàng từ chối do không đủ điều kiện đáp ứng các yêu cầu về tài sản và vốn.
Năm là, Fintech cung cấp danh mục sản phẩm tài chính đa dạng hơn cho khách hàng nhờ sự phát triển của công nghệ, đảm bảo cung ứng các dịch vụ 24/7 về cả thời gian và không gian. Ví dụ như các công ty cho vay ngang hàng P2P (kết nối trực tiếp người đi với với người cho vay trực tuyến) đã rút ngắn thời gian phê duyệt khoản vay từ vài tuần xuống còn vài giờ, nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng.
Cùng với sự phát triển của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, người tiêu dùng ngày càng sử dụng các sản phẩm và dịch vụ từ Fintch nhiều hơn. Từ Fintech có thể thấy khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính – ngân hàng được nâng cao, các giá trị khi khách hàng sử dụng dịch vụ được gia tăng. Cũng bởi lợi thế phát triển dựa trên nền tảng công nghệ mà không cần mạng lưới giao dịch như các ngân hàng truyền thống nên các sản phẩm do công ty Fintech cung cấp đang thu hút được rất nhiều khách hàng sử dụng, nhất là những người khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ của ngân hàng. Nhìn chung, thế giới đang rất chào đón làn sóng Fintech bởi vì nó làm cho các giao dịch tài chính trở nên dễ dàng hơn, chi phí thấp hơn và minh bạch hơn.
3.4.2. Ảnh hưởng tiêu cực
Bên cạnh những lợi ích Fintech mang lại, các hoạt động Fintech có thể sẽ mang đến một vài tác động bất lợi đối với hệ thống tài chính quốc gia:
Một là, nguy cơ bị chính công nghệ tấn công. Các sản phẩm và dịch vụ Fintech được phát triển dựa trên nền tảng công nghệ nên không thể tránh khỏi nguy cơ tấn công từ công nghệ. Giải pháp về công nghệ thông tin càng hiện đại bao nhiêu thì rủi ro càng dễ xảy ra bấy nhiêu, một sự cố nhỏ có thể dẫn đến rủi ro cho cả hệ thống. Do đó, các doanh nghiệp phải đối mặt với các nguy cơ tiềm ẩn từ lỗi hệ thống, gian lận tài chính, phát tán mã độc, tội phạm công nghệ ăn cắp dữ liệu,…
Hai là, Fintech đã phát triển quá nhanh so hệ thống pháp luật hiện hành. Các sản phẩm dịch vụ của Fintech là dựa vào những sáng tạo và đổi mới liên tục của công nghệ, do đó, nhiều trường hợp xảy ra khi mà các quy định của pháp luật vẫn chưa theo kịp. Điều này chính là một trong những nguyên nhân gây ra các vụ lừa đảo liên quan đến công nghệ tài chính như lừa đảo ICO, kinh doanh tiền điện tử, lừa đảo góp vốn mua máy đào tiền ảo,…
Ba là, sự tiện ích của Fintech làm khách hàng đôi khi trong khi vẫn chưa thật sự hiểu về sản phẩm, không có những kiến thức cơ bản về tài chính, thậm chí còn không hề hay biết cách bảo mật thông tin cá nhân. Đây là kẽ hở cho các tội phạm tài chính tấn công. Ví dụ như lập các trang web giả mạo khiến người dùng lộ tài khoản và mật khẩu nhằm chiếm đoạt tài sản.
Bốn là, thị phần của ngân hàng có xu hướng giảm do sự chia sẻ thị phần cho các công ty Fintech.
Năm là, sự phát triển bùng nổ của công nghệ có thể thay thế lượng lớn nhân viên đang làm trực tiếp tại các quầy giao dịch truyền thống của các ngân hàng. Xu hướng “tổ chức tài chính không giấy”, “ngân hàng không giấy”, robot và trí tuệ nhân tạo ngày càng phổ biến hơn. Các phòng giao dịch, chi nhánh của ngân hàng ngày càng thu hẹp cả về số lượng lẫn quy mô.
3.5. Đánh giá
3.5.1. Những thách thức tiềm năng khi phát triển Fintech trong lĩnh vực tại ngân hàng thương mại Việt Nam ngân hàng thương mại Việt Nam
Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ mới cũng mang đến những rủi ro tiềm ẩn đối với cả ngân hàng và khách hàng trong quá trình sử dụng dịch vụ Fintech, đặt ra những thách thức không nhỏ đối với các cơ quan quản lý, đặc biệt là việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho lĩnh vực này để theo kịp những thay đổi mạnh mẽ của công nghệ.
• Các rủi ro trong quá trình hoạt động của các ngân hàng: rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất và rủi ro tín dụng:
Hiện nay, tăng trưởng tín dụng cao và chuyển đổi sang đối tượng khách hàng cá nhân thay vì bất động sản nên tăng trưởng được đánh giá là đỡ “nóng” và rủi ro. Tín dụng tiêu dùng tăng cao cũng đồng nghĩa với tình trạng gian lận và giả mạo thông tin để đi vay tiêu dùng trở nên phổ biến, trong khi đó độ phủ thông tin tín dụng tại Việt Nam còn thấp dẫn đến việc ngân hàng và các TCTD gặp rất nhiều khó khăn khi ra quyết định cho vay. Trong bối cảnh cho vay tín chấp gia tăng mạnh, cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, những ngân hàng đẩy mạnh mảng kinh doanh này có nguy cơ gặp phải những rủi ro tiềm ẩn, chưa kể đến những quan ngại cho rằng tín dụng bất động sản đang ẩn dưới tín dụng tiêu dùng. • Nguy cơ từ việc các dịch vụ tương tự ngân hàng được cung cấp bởi các
doanh nghiệp không phải là ngân hàng:
Trước hết, chúng ta không thể phủ nhận được Fintech góp phần tăng tính phổ cập của các sản phẩm, dịch vụ tài chính ngân hàng trong các tầng lớp cư dân. Chẳng hạn như các công ty Fintech đã giúp cho nhiều khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp siêu nhỏ, những người có nhu cầu nhỏ và lẻ về tài chính có thể tiếp cận được các khoản tín dụng một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, phần lớn các công ty Fintech không phải là các ngân hàng và do đó việc cung ứng các sản
phẩm dịch vụ tương đồng với các dịch vụ ngân hàng của các công ty Fintech tiềm ẩn một số rủi ro nhất định cho thị trường tài chính như sau:
Thứ nhất, đối với các dịch vụ huy động, tại các ngân hàng thương mại, các khoản tiền gửi của khách hàng có tính an toàn tương đối cao vì: (1) khách hàng được bảo hiểm tiền gửi; (2) độ an toàn của khoản tiền gửi phụ thuộc vào khả năng chi trả chung của ngân hàng nhận tiền gửi. Trong khi đó, khi tham gia đầu tư vào các ứng dụng cho vay ngang hàng, độ an toàn của các khoản tiền gửi của khách hàng phụ thuộc vào khả năng trả nợ của người vay. Trong trường hợp này, vai trò trung gian của công ty Fintech là chưa rõ ràng dẫn đến rủi ro của nhà đầu tư là cao hơn rất nhiều.
Thứ hai, đối với lĩnh tín dụng, các ngân hàng truyền thống dành rất nhiều nguồn lực cho việc thẩm định khách hàng vay và qua đó có thể đảm bảo chất lượng của các khoản cho vay, góp phần đảm bảo an toàn cho nguồn vốn dùng để cho vay (tức là bảo vệ người tiền). Trong khi đó, tại các ứng dụng cho vay ngang hàng (P2P), các công ty Fintech chỉ kết nối người có tiền nhàn rỗi và người có nhu cầu về vốn. Vì vậy vai trò đánh giá chất lượng và giám sát danh mục cho vay của các Fintech là chưa được kiểm chứng. Điều này làm gia tăng rủi ro phát sinh nợ xấu, làm mất vốn đối với khách hàng gửi tiền. Mặt khác, sự minh bạch thông tin đối với các khoản vay mất khả năng chi trả cũng có thể là một trong những lo ngại đối với người gửi tiền tại các ứng dụng cho vay ngang hàng. Ví dụ, tại các ứng dụng P2P, khả năng mất vốn của người gửi tiền phụ thuộc vào chất lượng của danh mục cho vay tại ứng dụng đó (tức là tỷ lệ người vay không trả được nợ). Giả sử sau khi gửi tiền, người gửi tiền nhận được thông báo là 5% số người vay tiền tại ứng dụng đó không trả được nợ, do đó, người gửi tiền sẽ mất vốn tương ứng 5% số tiền gửi của mình. Trong trường hợp này, người gửi tiền sẽ khó có cơ hội kiểm chứng tỷ lệ nợ xấu thực tế của ứng dụng trên do thiếu thông tin về toàn bộ danh mục cho vay. Vì vậy, vấn đề minh bạch thông tin này nếu không được
quy định và hướng dẫn chi tiết sẽ dễ dẫn đến rủi ro cho người dùng ứng dụng Fintech do hiện tượng bất cân xứng thông tin tạo ra.
Thứ ba, đối với dịch vụ thanh toán, việc dựa vào công nghệ đôi khi lại khiến các