7. Kết cấu của đề tài
3.2.2. Giải pháp tăng cường công tác đánh giá rủi ro
Việc chú trọng và đề cao công tác đánh giá rủi ro ảnh hưởng đến doanh thu, chi phí sẽ giúp Công ty nhìn nhận hoạt động tương lai có tầm nhìn, bao quát các mặt hoạt động.
Ban lãnh đạo phải quan tâm và khuyến khích nhân viên phát hiện, đánh giá và phân tích định lượng tác hại của các rủi ro hiện hữu và tiềm ẩn ảnh hưởng đến doanh thu, chi phí. Rủi ro trong doanh nghiệp có thể tác động đến doanh nghiệp ở nhiều phạm vi và mức độ khác nhau nên để nhận dạng rủi ro nhà quản lý có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như phân tích dữ liệu quá khứ, đánh giá rủi ro với dữ liệu hiện tại, dự báo tương lai. Các nhà quản lý có thể thu thập thông tin từ các nhân viên trong Công ty hoặc từ bên ngoài. Điều này giúp cho toàn thể nhân viên nhận thức rõ ràng tác hại của rủi ro ảnh hưởng đến doanh thu, chi phí cũng như giới hạn rủi ro tối thiểu mà tổ chức chấp nhận được.
Việc bảo quản vé trúng đã chi thưởng, vé ế chờ thanh huỷ cần được lưu trữ đảm bảo.
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường: Nghiên cứu chính sách từ công ty khác, đề ra chiến lược công ty, chăm sóc khách hàng, đại lý, dự đoán thị trường trong tương lai.
Xây dựng bộ phận tư vấn rủi ro ảnh hưởng đến doanh thu, chi phí cho BGĐ: Hiện nay Công ty chưa có bộ phận tư vấn rủi ro ảnh hưởng đến doanh thu, chi phí, việc nhận diện và đánh giá rủi ro còn thô sơ chưa hiệu quả. Tuy nhiên, công việc này cần đòi hỏi cao về trình độ chuyên môn, Công ty nên tổ chức các buổi tập huấn ngắn hạn về quản trị rủi ro cho những cán bộ, nhân viên có kinh nghiệm và tập hợp, lựa chọn để thành lập tổ tư vấn rủi ro cho BGĐ Công ty.
Xây dựng quy trình, hướng dẫn nhận diện và phòng ngừa rủi ro về doanh thu và chi phí tại Công ty: Phổ biến rộng rãi để NLĐ dựa vào đó đối chiếu với thực tế làm việc nhận dạng và thực hiện được các biện pháp đối phó với những kẻ hở, rủi ro trong các phần hành, nhiệm vụ được phân công thực hiện; thuận lợi cho việc kiểm tra chéo giữa các bộ phận kịp thời phát hiện
những sai sót, gian lận có thể xảy ra trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ; kịp thời báo cáo với lãnh đạo Công ty phục vụ cho công tác kiểm tra kiểm soát, đánh giá rủi ro, định lượng được mức độ hoàn thành các mục tiêu đề ra. Có bộ phận báo cáo thường xuyên nhằm kiểm soát chặt chẽ rủi ro, thường xuyên kiểm tra tổ chức việc đánh giá tuân thủ chính sách quản lý rủi ro.