8. Cấu trúc luận văn
2.3. Thực trạng hoạt động xây dựng THTT, học sinh tích cực trong các trường Trung học
trường Trung học cơ sở tại huyện Tuy Phước
Phong trào thi đua “Xây dựng THTT” đã được sự hưởng ứng tích cực của các đơn vị trường học trung học cơ sở trên địa bàn huyện Tuy Phước. 100% các đơn vị trường xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện nghiêm túc. Nhiều hoạt động phong phú, sáng tạo từ các đơn vị trường học đã dấy lên phong trào thi đua đổi mới phương pháp học tập trong học sinh và tham gia tốt các hoạt động xã hội, kỹ năng sống... Đó là:
Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp:
Việc quan tâm, chăm sóc cảnh quan môi trường “xanh – sạch – đẹp” được lãnh đạo các đơn vị quan tâm: trang bị và bổ sung các thùng rác xung quanh sân trường, lớp học tạo điều kiện thuận lợi cho các em học sinh ý thức việc giữ gìn sạch
đẹp sân trường, lớp học; trồng thêm một số cây xanh và thêm chậu kiểng, hòn non bộ, chậu cá cảnh…xung quanh sân trường: 100% các trường có đủ bàn ghế phù hợp với lứa tuổi học sinh, 100% các trường đã tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh
31
về việc bảo vệ, xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp…
Nhìn chung mặc dù một số trường học tại huyện còn hạn chế về mặt bằng, sân bãi nhưng với ý thức xây dựng môi trường học tập xanh - sạch - đẹp, hầu hết lãnh đạo các đơn vịđều quan tâm tổ chức chăm sóc, trồng mới và trang trí lớp học tạo không gian thoáng đãng, mát mẻ. Các lớp học đầy đủ ánh sáng theo chuẩn quy
định của Bộ Y tế.
Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi
địa phương, giúp các em tự tin trong học tập.
Năm học 2018 – 2019, Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục chỉ đạo các đơn vị
tập trung “Đổi mới toàn diện nhà trường” nhằm từng bước xây dựng các trường tiên tiến, đạt chuẩn quốc tế, hội nhập giáo dục khu vực. Một trong các nội dung đổi mới của giáo dục Huyện nhà là đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập, chuyển từ
dạy học “sốđông”, dạy học “từ chương” sang dạy học “cá thể” với các biện pháp cụ
thể như đổi mới hiệu quả phương pháp dạy học: Sởđã chỉđạo các trường đổi mới cách biên soạn đề và đã tổ chức nhiều hội thảo, nhiều hội nghị chuyên môn theo
định hướng thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt đối với các môn khoa học xã hội như Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục Công dân. Tiếp tục bổ sung hoàn chỉnh ngân hàng đề thi các môn học, chú trọng việc biên soạn các câu hỏi dưới dạng mở, khuyến khích học sinh sáng tạo trong giải quyết vấn đề, tránh học vẹt từ
chương, thuộc lòng, ghi nhớ máy móc.
Tổ chức các hoạt động tập thể, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.
Trong năm học 2018 - 2019, việc tập hợp thanh niên và tổ chức hoạt động ở
một số trường được thực hiện rất tốt: xây dựng các câu lạc bộ, đội nhóm, các câu lạc bộ sở thích, năng khiếu như văn nghệ, thể thao, kỹ năng, công tác xã hội,…
Sở GD&ĐT đã tổ chức Hội thảo “Phòng chống bạo lực trong nhà trường” vào ngày 09/4/2010. Hội thảo quy tụ các chuyên gia tâm lý học, các nhà quản lý giáo dục, các giáo viên phụ trách đoàn thể, giáo viên chủ nhiệm…đã phân tích,
đánh giá những tác động của xã hội hiện nay dẫn đến việc học sinh có những hành vi bạo lực trong nhà trường và đề ra những giải pháp khắc phục tích cực, hiệu quả.
32
Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ởđịa phương.
Hoạt động hỗ trợ và chăm sóc các khu di tích lịch sử, văn hóa được 100% trường học quan tâm và thực hiện rất tốt trong những năm học qua như: Mộ Đào Tấn trên núi Hoàng Mai, khu lưu niệm Đề Pô – Diêu Trì, Văn Chỉ Tuy Phước, Tháp Chăm trên địa bàn huyện…Các tổ chức Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Liên đội ở các đơn vị còn nhận phụng dưỡng và chăm sóc các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, gia đình chính sách, gia đình “địa chỉđỏ” trên địa bàn và các huyện kết nghĩa.