Nhận thức về việc xây dựng THTT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trong các trường trung học cơ sở huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 41)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.1. Nhận thức về việc xây dựng THTT

Mức độ cấp thiết (%) TT Nhóm khách thể Rất cấp thiết (3) Cấp thiết (2) Không cấp thiết (1) Trung bình 01 CBQL 56.4 43.6 0 2.7 02 Giáo viên 51.0 47.7 1.3 2.62 03 Học sinh 55.6 40.9 3.5 2.57

Công tác xây dựng THTT là một hoạt động đã được ngành GD triển khai thực hiện từ năm học 2008 – 2009. Hầu như các đơn vị trường THCS đều có kế

hoạch thực hiện cụ thể từng giai đoạn, từ việc thành lập Ban chỉ đạo đến việc bồi dưỡng nhận thức đều được báo cáo lên cấp trên đầy đủ.

Theo kết quả bảng 2.5, mức độ khảo sát được đánh giá như sau:

Đánh giá ca CBQL:

Với điểm trung bình của CBQL: x = 2.7, chứng tỏ nhận thức của hầu hết CBQL là rất cấp thiết. Cụ thể 56,4% CBQL đánh giá công tác xây dựng THTT trong nhà trường THCS là rất cấp thiết trong khi 43.6 % CBQL cho rằng cấp thiết và không có CBQL nào đánh giá không cấp thiết.

33

Đánh giá ca giáo viên:

Với điểm trung bình của giáo viên là x = 2.62, chứng tỏ nhận thức của giáo viên là rất cấp thiết. Cụ thể 51.0% GV cho rằng rất cấp thiết và 47.7 % giáo viên

đánh giá cấp thiết. Chỉ có 1.3% giáo viên trả lời không cấp thiết.

Đánh giá ca hc sinh:

Với chỉ số trung bình là x =2.57 chứng tỏ nhận thức của học sinh về công tác xây dựng THTT là rất cấp thiết. Cụ thể, số lượng học sinh đánh giá mức độ rất cấp thiết là 55.6%, cấp thiết là 40.9% và không cấp thiết là 3.5%.

Do đó, kết quảđánh giá của ba nhóm khách thể về công tác xây dựng THTT hầu như rất cấp thiết. Tuy nhiên, chỉ có số lượng rất nhỏ giáo viên và học sinh nhận thức chưa tích cực. Suy nghĩ này có thể thuộc về những giáo viên lớn tuổi, từ lâu quen với quan điểm giáo dục học sinh theo kiểu truyền thống, một chiều, không thích ứng với việc đổi mới phương pháp dạy học và giáo dục, ngại đổi mới. Đối với số lượng nhỏ học sinh có thể thuộc về những em chưa quan tâm đúng mức đến nhu cầu của bản thân về môi trường học tập và giáo dục, hoàn toàn thụđộng trong mọi hoàn cảnh. Điều đó cho thấy công tác quản lý việc bồi dưỡng nhận thức cho giáo viên và học sinh chưa thật sự sâu sắc, nên nhận thức không đồng bộ.

Bảng 2.6: Ý kiến của khách thể về các hình thức XDTHTT, HSTC CBQL ( %) Giáo viên (%) TT Hình thức Mức 3 Mức 2 Mức 1 Mức 3 Mức 2 Mức 1

1 Xây dựng trường lớp xanh,

sạch, đẹp, an toàn 70.3 25.7 4.0 56.0 38.5 5.5 2 Dạy học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh, giúp các em tự tin trong học tập 82.0 16.0 2.0 48.0 45.0 7.0 3 Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh 68.5 27.3 4.2 66.5 28.3 5.2 4 Tổ chức các hoạt động tập thể 70.5 24.0 5.5 51.5 36.0 12.5

34

5 Tính sáng tạo trong công tác tổ chức chỉ đạo và mức độ

tiến bộ đạt được thông qua các lần đánh giá

65.5 31.0 3.5 42.0 40.0 18.0

6 Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị

các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ởđịa phương

70.5 26 3.5 46.0 36.0 18.0

Theo bảng 2.6, đánh giá của CBQL, các hình thức xây dựng THTT trường THCS hiện nay rất phù hợp. Tuy nhiên, mức độ nhận thức của giáo viên không cao bằng CBQL. Cụ thể như sau:

Xây dng trường lp xanh, sch, đẹp, an toàn

Đối với CBQL, 70.3% đánh giá rất phù hợp, 25.7% cho rằng phù hợp và 4.0% đánh giá là không phù hợp. Cũng như CBQL, 56% GV đánh giá rất phù hợp, 38.5% GV đánh giá phù hợp và không phù hợp là 5.5%. Có thể khẳng định rằng việc xây dựng môi trường học tập xanh, sạch, đẹp, an toàn hiện nay ở các trường THCS trên địa bàn Huyện Tuy Phước đang được CBQL và GV quan tâm và thực hiện. Tuy nhiên một số lượng nhỏ CBQL và GV đánh giá không phù hợp là do các biện pháp thực hiện việc giáo dục ý thức học sinh chưa khoa học, hợp lí, gây tổn thương tinh thần của học sinh. Nhất là một số GV chủ nhiệm, chưa phối hợp chặt chẽ với phụ huynh quản lý tốt giờ giấc học tập sinh hoạt để các em không bị lôi kéo vào tệ nạn xã hội dẫn đến tình trạng bạo lực học đường ngày nay thỉnh thoảng vẫn xuất hiện.

Dy hc có hiu qu, phù hp vi đặc đim la tui ca hc sinh, giúp các em t tin trong hc tp

Hình thức này được CBQL đánh giá cao nhất, 82.0% cho ý kiến rất phù hợp, 16.0% đánh giá phù hợp và chỉ có 2.0% trên tổng số đánh giá không phù hợp. Như

vậy, CBQL quan tâm rất nhiều đến việc đổi mới phương pháp dạy học sao cho đạt hiệu quả, việc thiết kế bài dạy phải chú ý đến khả năng nhận thức của học sinh, giúp học sinh thể hiện kiến thức của mình qua việc tự học nói riêng và trong học tập nói chung. Tuy nhiên, mức độ đánh giá rất phù hợp của GV chỉ có 48.0% và 45.0% là

35

phù hợp. Hai mức độ này gần bằng nhau chứng tỏ giáo viên còn gặp một số trở ngại trong việc dạy học của mình. Một số giáo viên cho rằng do số học sinh trong lớp quá đông (40 đến 45 thậm chí 47 học sinh /lớp), giáo viên không đủđiều kiện, thời gian giúp các em học sinh phát huy hết khả năng và sự tự tin của mình trong học tập. Những học sinh năng động, tích cực sẽđược GV chú ý nhiều hơn và được phân công làm nhóm trưởng hỗ trợ các bạn chưa thật sự tự tin trong học tập.

Rèn luyn k năng sng cho hc sinh

Mức độđánh giá rất phù hợp của CBQL cao thứ hai (68.5%) và GV đánh giá cao nhất (66.5%) trong các hình thức xây dựng THTT. Chỉ có 4.2% CBQL và 5.2% GV đánh giá không phù hợp. Điều này chứng tỏ CBQL và GV các trường đều quan tâm nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh song song với việc truyền

đạt kiến thức. Ssố lượng GV đánh giá không phù hợp là do suy nghĩ bị áp lực từ

chương trình giảng dạy dẫn đến việc chạy đua với thời gian nên sự phối hợp giáo dục kĩ năng sống cho HS bằng hình thức lồng ghép vào bài học chưa nhuần nhuyễn.

T chc các hot động tp th

Hình thức tổ chức các hoạt động tập thểđược 70.5% CBQL đánh giá rất phù hợp, 24.0% ý kiến phù hợp và 5.5% cho rằng không phù hợp. Cùng với hình thức này, 51.5% GV đánh giá rất phù hợp, 36.0% phù hợp và 12.5% cho rằng không phù hợp. Tuy đánh giá mức độ rất phù hợp của CBQL và GV đều cao thứ 3 trong bảng khảo sát vì hoạt động này tạo nên môi trường giáo dục lành mạnh, bổ ích cho HS sau những giờ học tập căng thẳng. Nhưng ý kiến đánh giá mức độ không phù hợp của GV lại cao hơn của CBQL.

Tính sáng to trong công tác t chc ch đạo và mc độ tiến b đạt được thông qua các ln đánh giá

Tương tự hình thức tổ chức các hoạt động tập thể, tính sáng tạo trong công tác tổ chức chỉđạo và mức độ tiến bộđạt được thông qua các lần đánh giá có 65.5% CBQL đánh giá rất phù hợp, 31.0% ý kiến phù hợp và 3.5% cho rằng không phù hợp. Chứng tỏ qua hai năm triển khai thực hiện, CBQL đã thực hiện tổ chức chỉđạo nghiêm túc, có tính sáng tạo. Trong khi đó, 42.0% GV đánh giá rất phù hợp, 40.0%

36

đánh giá phù hợp. Con số 18.0% ý kiến giáo viên đánh giá không phù hợp một lần nữa cho thấy GV gặp không ít khó khăn khi thực hiện chỉ đạo của CBQL do phải kiêm nhiệm nhiều việc cùng lúc nên sau mỗi lần đánh giá, CBQL nêu ra yêu cầu đạt

được mức độ tiến bộđồng đều thật sựđã tạo nên áp lực cho GV.

Hc sinh tham gia tìm hiu, chăm sóc và phát huy giá tr các di tích lch s, văn hoá, cách mng địa phương

Theo đánh giá của CBQL có 70.5% ý kiến rất phù hợp, 26.0% phù hợp và 3.5% cho rằng không phù hợp. Như vậy, theo quan điểm của CBQL, việc tổ chức cho học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa cách mạng ởđịa phương là cấp thiết vì mang tính giáo dục, giúp HS ôn lại và hiểu biết thêm về truyền thống văn hóa, lịch sửđịa phương. Trong khi đánh giá của GV có 46.0% ý kiến rất phù hợp, 36.0% phù hợp và có đến 18.0% không phù hợp.

Nhìn chung trong sáu hình thức xây dựng THTT, nhận thức của CBQL và GV đều tích cực cho rằng rất phù hợp và phù hợp. Tuy nhiên chỉ còn một vài ý kiến

đánh giá không phù hợp. Chứng tỏ, việc bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho CBQL và GV cần thực hiện triệt để hơn nhằm tạo một sức mạnh tổng hợp trong tập thể

chuẩn bị cho việc thực hiện công tác xây dựng THTT một cách đồng bộ.

Bảng 2.7. Ý kiến của CBQL và giáo viên về tính đồng bộ của việc xây dựng THTT

Mức độ (%) TT Nhóm khách thể Rất đồng bộ (3) Đồng bộ (2) Không đồng bộ (1) Trung bình 01 CBQL 25.3 74.7 0 2.5 02 Giáo viên 26.5 61.5 12.0 2.6 Từ kết quả của bảng 2.7 cho thấy: Với chỉ số trung bình của CBQL x = 2.5 và ca GV x = 2.6 cho thấy: ý kiến đánh giá của hai nhóm khách thể về mức độ thực hiện chỉ ở mức đồng bộ. Cụ thể như

sau: Trong khi chỉ có 25.3% CBQL và 26.5% GV đánh giá rất đồng bộ thì có đến 74.7% CBQL và 61.5% GV đánh giá đồng bộ, 12% GV đánh giá không đồng bộ. Chứng tỏ công tác xây dựng THTT được CBQL và GV nhận thức khá tốt nhưng

37

mức độ thực hiện không được tích cực tương đương với nhận thức.

Hình 2.1. Biểu đồ kết quảđánh giá nhận thức của HS về ý nghĩa công tác Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực

Cùng với việc khảo sát nhận thức của CBQL và GV, tác giả cũng thu kết quả

khảo sát bốn mức độ nhận thức của học sinh về ý nghĩa của công tác XDTHTT, HSTC như sau: 14.1% học sinh đánh giá nhận thức của mình là rất sâu sắc, 35.3% nhận thức sâu sắc, 42.7% trả lời không nhận thức rõ lắm và 7.1% khẳng định hoàn toàn không hiểu. Như vậy số học sinh nhận thức mơ hồ về việc XDTHTT, HSTC ở

trường THCS khá nhiều chiếm gần 50% trên tổng số học sinh được khảo sát. Chứng tỏ việc triển khai hoạt động này đến học sinh chưa được thực hiện đầy đủ. Điều đó

ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả công tác XDTHTT, HSTC của trường.

Hình 2.2: Biểu đồđánh giá của HS vềđối tượng chịu trách nhiệm XDTHTT, HSTC

Mặc dù nhận thức của học sinh về ý nghĩa công tác xây dựng THTT chưa hoàn toàn sâu sắc nhưng khi được khảo sát vềđối tượng chịu trách nhiệm trong việc

38

xây dựng THTT, kết quả là 83.9% ý kiến cho rằng cả thầy cô và học sinh cùng có trách nhiệm. Như vậy, nếu được bồi dưỡng nhận thức một cách đầy đủ, học sinh sẽ

ý thức được trách nhiệm của mình và góp phần tích cực tạo nên sự thành công của hoạt động này trong trường THCS trên địa bàn huyện.

2.4.2. Đánh giá ca các nhóm khách th v công tác qun lý XDTHTT

Bảng 2.8: Đánh giá của CBQL và giáo viên về mức độ tạo điều kiện tham gia xây dựng trường học thân thiện

CBQL (%) Giáo viên (%) TT Nội dung

Mức 3 Mức 2 Mức 1 Mức3 Mức 2 Mức1 01 Giáo viên được bồi

dưỡng, tự bồi dưỡng về công tác quản lý việc XDTHTT, HSTC.

43.5 56.5 0 53.5 41.5 5.0

02 Giáo viên tham khảo các loại tài liệu để nâng cao nhận thức về công tác xây dựng THTT.

41.1 38.2 20.7 48.5 39.0 12.5

03 Giáo viên sử dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp giảng dạy.

55.3 44.7 0 59.5 37.0 3.5

04 Giáo viên được bồi dưỡng về kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.

70.2 29.8 0 65.5 34.5 4.0

05 Giáo viên viết và báo cáo sáng kiến về việc đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm góp phần xây dựng THTT. 40.1 31.5 28.4 40.5 34.5 25.0 Kết quả bảng 2.8 như sau:

Giáo viên được bi dưỡng, t bi dưỡng v công tác qun lý XD THTT

Với kết quả đánh giá của Cán bộ quản lý cụ thể là 43.5% rất thường xuyên và 56.5% thường xuyên. Trong khi đó, kết quả đánh giá của GV có sự khác biệt: 53.5% đánh giá rất thường xuyên, 41.5% cho rằng thường xuyên và 5.0% khẳng

39

được bồi dưỡng, tự bồi dưỡng về công tác quản lý việc xây dựng THTT thì căn cứ

vào kết quả của quá trình được bồi dưỡng và báo cáo về việc tự bồi dưỡng. Nhưng khi GV đánh giá lại căn cứ vào số lần thực hiện việc bồi dưỡng thay vì căn cứ vào kết quả của quá trình được bồi dưỡng. Con số 5.0% khẳng định không thực hiện cho thấy một số GV chưa quan tâm tích cực vào việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nhận thức cho bản thân về công tác quản lý việc xây dựng THTT

Giáo viên tham kho các loi tài liu để nâng cao nhn thc v công tác xây dng THTT.

Đây là một trong những hình thức giúp giáo viên tự nâng cao nhận thức về

công tác xây dựng THTT. Khi so sánh kết quảđánh giá của Cán bộ quản lý và giáo viên ta thấy có sự khác biệt về mức độ như sau: ý kiến của CBQL là 79.3% rất thường xuyên và thường xuyên, 20.7% đánh giá không thực hiện. Tuy nhiên ý kiến của GV là 48.5% rất thường xuyên, 39.0% thường xuyên và 12.5% khẳng định không thực hiện. Chứng tỏ nhu cầu tìm hiểu và nâng cao nhận thức của giáo viên cao hơn ý kiến đánh giá của Cán bộ quản lý. Khi cán bộ quản lý đánh giá dựa trên thống kê số lần giáo viên tham khảo tài liệu từ thư viện nhà trường cung cấp nhưng giáo viên đánh giá còn dựa trên các nguồn cung cấp thông tin khác như báo chí, internet và các phương tiện truyền thông khác.

Giáo viên s dng công ngh thông tin trong đổi mi PPGD

Hiện nay, hoạt động dạy và học trong nhà trường đã có nhiều tiến bộ. GV đã chú trọng việc đổi mới phương pháp giảng dạy bằng nhiều hình thức nhất là việc

ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy nhằm phát huy tính tự giác, chủđộng, sáng tạo cho cả giáo viên và học sinh. Vì thế, đánh giá về mức độ tạo điều kiện cho GV sử dụng CNTT trong đổi mới phương pháp giảng dạy được đánh giá như sau:

Đánh giá của Cán bộ quản lý: 53.3% rất thường xuyên, 44.7% thường xuyên và không có trường hợp không thực hiện. Đánh giá của Giáo viên: 59.5% rất thường xuyên, 37.0% thường xuyên và 3.5% không thực hiện. Chứng tỏ hầu hết GV đều sử

dụng công nghệ thông tin để thiết kế bài dạy, tổ chức các hoạt động học tập trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy với mức độ thường xuyên nhiều hơn. Tuy

40

nhiên 3.5% GV không thực hiện là những GV lớn tuổi, sắp về hưu, không thích ứng với việc đổi mới phương pháp, rất túng túng và ngại tiếp xúc với CNTT.

Giáo viên được bi dưỡng v k năng ng dng CNTT trong ging dy.

Để giải quyết những khó khăn, lúng túng của giáo viên, nhà trường cần thực hiện bồi dưỡng về kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Kết quả

khảo sát như sau: Cán bộ quản lý đánh giá 70.2% rất thường xuyên, 29.8% thường xuyên; Giáo viên đánh giá 65.5% rất thường xuyên, 34.5% thường xuyên và 4.0% không thực hiện. So sánh ý kiến đánh giá của CBQL và GV ta nhận thấy, kết quả

gần như tương đương nhau chứng tỏ CBQL hay chính xác hơn là Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm đến việc bồi dưỡng nhận tức và kĩ năng ứng dụng cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trong các trường trung học cơ sở huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)