Nâng cao nhận thức cho Cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về việc xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trong các trường trung học cơ sở huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 72 - 74)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.1. Nâng cao nhận thức cho Cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về việc xây dựng

vic xây dng THTT, hc sinh tích cc

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

- Giúp GV và HS nhận thức đúng về tầm quan trọng của công tác quản lý việc xây dựng THTT, học sinh tích cực.

- Giúp GV tin tưởng vào mục tiêu đúng đắn của công tác xây dựng THTT, biến những hiểu biết sâu sắc thành hành động tích cực trong công tác giáo dục HS toàn diện.

- Giải quyết những khó khăn, vướng mắc của GV khi thực hiện các hoạt

động góp phần xây dựng THTT

- Xóa bỏ những suy nghĩ bảo thủ cho rằng công tác này tạo thêm áp lực, tăng thêm nhiều việc cho GV trong công tác giảng dạy và giáo dục HS.

- Giúp HS thấy được quyền lợi và trách nhiệm của bản thân trong công tác xây dựng THTT.

- Giúp CBQL thuận lợi trong việc tổ chức chỉđạo và triển khai thực hiện.

3.2.1.2. Nội dung biện pháp

Để thực hiện tốt việc bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho GV và HS, CBQL cần thực hiện nhiều hình thức bồi dưỡng giáo viên về các nội dung, kế hoạch, tiêu chí, mục đích yêu cầu của công tác xây dựng THTT nhằm nâng cao nhận thức về

vai trò và tầm quan trọng của công tác XDTHTT. Bên cạnh đó cần thường xuyên kiểm tra, đánh giá và tìm hiểu nhu cầu của giáo viên và học sinh về công tác XDTHTT. Giúp giáo viên, học sinh hiểu đúng và đầy đủ về THTT.

3.2.1.3. Tổ chức thực hiện biện pháp

Đối với Hiệu trưởng:

Hiệu trưởng đóng vai trò quyết định đối với chất lượng và kết quả công tác XDTHTT ở mỗi trường. Vì thế bản thân Hiệu trưởng cần nhận thức đầy đủ, sâu sắc về mục đích, nội dung và ý nghĩa của công tác quản lý xây dựng THTT. Ngoài việc

64

tiếp nhận tất cả những công văn, chỉ thị, hướng dẫn, CBQL cần tự tìm hiểu nâng cao nhận thức bằng cách tham khảo những mô hình được thực hiện thành công ở

các nước tiên tiến và các nước đang phát triển học tập, rút kinh nghiệm để thực hiện thành công cho đơn vị mình.

Hiệu trưởng phải có sự quyết tâm, nhiệt tình, nhiều sáng kiến cụ thể hóa các hoạt động gắn với từng nội dung của công tác quản lý việc xây dựng THTT sẽ phát huy được nội lực của GV và sức mạnh của các lực lượng giáo dục.

Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ GV, HS và mọi người cùng tham gia. Một vấn đề quan trọng là Hiệu trưởng phải xây dựng và bồi dưỡng lực lượng nồng cốt, nhiệt tình luôn đi đầu trong công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cả tập thể sư phạm.

Tranh thủ sự chỉ đạo sâu sát và tham mưu của Sở Giáo dục và Đào tạo. Học tập kinh nghiệm của các trường bạn vận dụng một cách linh động, có hiệu quả vào công tác quản lý tại đơn vị mình.

Bằng phương pháp hành chính kết hợp phương pháp giáo dục tâm lí, Hiệu trưởng thực hiện kế hoạch quản lý việc bồi dưỡng nâng cao nhận thức:

- Cùng với lực lượng nòng cốt xác định mục tiêu nâng cao nhận thức cho toàn thể CBGV và HS sao cho phù hợp với tình hình thực tế.

- Tổng kết và khảo sát nhận thức của tập thể 3 tháng/lần đểđánh giá rút kinh nghiệm và điều chỉnh kịp thời những nhận thức còn hạn chế.

Đối với GV:

Phương pháp giáo dục tâm lí và khuyến khích là cần thiết để quản lý việc bồi dưỡng nâng cao nhận thức về công tác này cho bản thân, đồng nghiệp và cho HS.

Tham dự buổi hội thảo về giới thiệu và đánh giá những bài học kinh nghiệm, những sáng kiến kinh nghiệm, những thành tích của giáo viên, đơn vịđạt được trên thực tế nhà trường vào dịp đầu năm học để tuyên truyền, chia sẻ và nhân rộng gương điển hình tốt về hoạt động góp phần xây dựng THTT.

Tham dự các lớp tập huấn cán bộ cốt cán và giáo viên trong nhà trường về

65

gian tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn. Tốt nhất nên thực hiện vào những lúc GV không quá bận rộn với việc hoàn thành hồ sơ, sổ sách, điểm số nhưng phải có thời gian cho GV thực tập những phương pháp vừa được bồi dưỡng để khi thực hiện GV không bị lúng túng trước HS. Sau đó nhân rộng ra toàn thể GV cùng được bồi dưỡng những phương pháp này. Điều đó góp phần quan trọng trong việc vận dụng vào các hình thức tổ chức hoạt động học tập của mỗi GV cho HS.

Tổ chức những tiết dạy thao giảng có sử dụng phương pháp tích hợp với giáo dục kĩ năng sống cho HS, trao đổi, rút kinh nghiệm và học tập lẫn nhau. Mạnh dạn chuyển đổi lối dạy học thầy đọc, trò chép, thầy giảng trò nghe truyền thống sang lối dạy học tích cực hơn. Đó chính là lấy học sinh làm trung tâm, thầy tổ chức hoạt

động học tập, trò thực hiện các hoạt động khám phá tri thức. có như thế mới phát huy tính tích cực, tự giác học tập của HS.

Đối với HS:

Thực hiện cả ba phương pháp hành chính để triển khai, phát động; phương pháp giáo dục – tâm lí để tác động trực tiếp đến các em; và phương pháp khuyến khích để các em tích cực thực hiện. Cụ thể như sau:

- Tổ chức các cuộc thi và khuyến khích các em tham gia tìm hiểu về nội dung, mục đích, ý nghĩa của công tác xây dựng THTT bằng nhiều hình thức: tập san, vẽ tranh, thuyết trình, thi đố vui, sáng kiến,… Đánh giá kết quả, tuyên dương dưới sân cờ… Thông qua các cuộc thi, giúp HS nhận thức sâu sắc hơn hiểu rõ hơn về công tác xây dựng THTT hiểu rõ trách nhiệm của mình trong việc xây dựng THTT và có sự phối hợp tích cực với các hoạt động GV tổ chức trong lớp học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trong các trường trung học cơ sở huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)