8. Cấu trúc luận văn
3.2.7. Biện pháp tổ chức nhiều hoạt động học tập, vui chơi cho học sinh nhằm tăng
3.2.7.1. Mục tiêu của biện pháp
Nhà giáo dục Hà Thế Ngữ khẳng định hoạt động giao lưu, vui chơi là một trong các hoạt động cơ bản của nhà trường trong mục tiêu giáo dục toàn diện nhân cách cho HS. Theo Ông, ở trường có ba loại hoạt động:
- Hoạt động nhận thức - Hoạt động cải tạo thực tiễn - Hoạt động vui chơi
Hoạt động nhận thức chính là hoạt động học tập. Hoạt động cải tạo thực tiễn
ở nhà trường là hoạt động tham gia lao động sản xuất hoặc công ích tuỳ vào sức khoẻ của HS. Hoạt động giao lưu vui chơi chính là cầu nối cho hai hoạt động trên, nó phối hợp, bổ sung cho hai hoạt động trên thực hiện được mục tiêu nhân cách của nhà trường.
74
Con người ai cũng đều có nhu cầu giao lưu, vui chơi; HS càng có nhu cầu này. Biết đưa nhu cầu này, gắn nhu cầu này với nhu cầu được phát triển hoàn thiện nhân cách qua hoạt động tập thể vui chơi lành mạnh là điều rất có ý nghĩa.
3.2.7.2. Nội dung biện pháp
- Tổ chức các câu lạc bộ Toán học, Văn học, các môn năng khiếu….cho các em tham gia.
- Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao một cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủđộng, tự giác của HS.
- Tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi của HS
3.2.7.3. Tổ chức thực hiện biện pháp
Bất cứ hoạt động tập thể nào mang ý nghĩa giao lưu vui chơi trong nhà trường đều phải mang tính lành mạnh, gắn với mục tiêu giáo dục của nhà trường. Tuyệt đối không để trong giao lưu vui chơi có các nhân tố có hại cho sự
phát triển của HS hoặc về sức khoẻ, hoặc về nhận thức, hoặc về tâm hồn và làm quá tải cho kế hoạch giáo dục chung.
Hiệu trưởng cùng toàn thể các thành viên trong trường nên sưu tầm các trò chơi dân gian đang có tại địa phương hoặc du nhập từ nơi khác về cải tiến, chỉnh lý làm cho trò chơi này phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của nhà trường; tổ chức giới thiệu và thực hiện trong trường thông qua tổ chức ĐTN. Gắn việc tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh với lịch biểu năm học theo chủ đề các sinh hoạt ngoài giờ lên lớp để các hoạt động này có tác dụng tới hoạt động nội khoá.
Những chủđề gắn với lịch biểu của các tháng trong năm học:
- Tháng 8 - Tháng 9 gắn với kỷ niệm Cách mạng tháng Tám, ngày Quốc Khánh, ngày toàn dân đưa trẻđến trường.
- Tháng 10 gắn với kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10) - Tháng 11 gắn với ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11)
- Tháng 12 gắn với kỷ niệm ngày thành lập QĐNDVN (22/12) - Tháng 1- Tháng 2 gắn với ngày thành lập Đảng (3/2)
75
- Tháng 3- gắn với ngày thành lập Đoàn (26/3) và ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3) - Tháng 4 - Tháng 5 gắn với ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước, ngày Quốc tế lao động, ngày sinh nhật Bác
- Tháng 6 - gắn với ngày Quốc tế thiếu nhi (1/6), ngày gia đình Việt Nam (28/6)
Tháng 7 gắn với ngày thương binh liệt sĩ, uống nước nhớ nguồn (27/7), ngày dân số thế giới (11/7)... Bên cạnh các ngày lễ lớn gắn với Quốc gia, quốc tế, còn có những ngày lễ gắn liền với sinh hoạt chính trị của địa phương. Hiệu trưởng nên có sự bao quát, đưa các nội dung sinh hoạt đó vào KH giáo dục của nhà trường.
3.2.8. Biện pháp tích cực khai thác những tiện ích của trang thiết bị và phương tiện hiện đại phục vụ hiệu quả cho hoạt động dạy học nhằm phát huy