Nhận thức của giáo viên, học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trong các trường trung học cơ sở huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 65 - 67)

8. Cấu trúc luận văn

2.5.1. Nhận thức của giáo viên, học sinh

Thực tế khảo sát và phân tích cho thấy nhận thức của GV và HS chưa đồng bộ, thậm chí có nhiều HS nhận thức còn rất mơ hồ. Vì hoạt động này đã thực hiện 10 năm nên các mức độ đánh giá hầu như trung bình đã phán ánh đúng tình hình của công tác XDTHTT, HSTC trên địa bàn huyện Tuy Phước, Bình Định.

57

- Đối với công tác xây dựng THTT: được sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo ngành giáo dục, sự quan tâm của chính quyền địa phương, sựđồng thuận của các tổ

chức đoàn thể tạo nên sức lan tỏa mạnh mẽ trong đó có sựđầu tư về cơ sở vật chất. - Đối với bộ phận GV và HS đánh giá cao về hoạt động này chứng tỏ nhận thức khá sâu sắc và có sự quan tâm, thực hiện. Đây chính là dấu hiệu tích cực mà CBQL cần phát huy, nhân rộng điển hình dựa vào đó để thúc đẩy hoạt động mạnh mẽ hơn.

- Đối với CBQL cụ thể là BGH trường luôn quan tâm đến việc bồi dưỡng nhận thức và các kĩ năng cần thiết cho GV về công tác XD THTT. Từ việc tổ chức lớp học, mời báo cáo viên về trường bồi dưỡng nhận thức đến việc xây dựng kế

hoạch thực hiện và phát động phong trào thi đua đều triển khai thực hiện ở mỗi đầu năm học.

- Trước sự quyết tâm của ngành về công tác XDTHTT, HSTC thái độ tiếp nhận của GV tích cực hơn. Ngoài việc tham dự những lớp học bồi dưỡng nhận thức do nhà trường tổ chức và có thêm nhu cầu tự tìm hiểu nâng cao nhận thức. Bên cạnh đó, công nghệ thông tin đang gần như trở thành phương tiện không thể thiếu trong giảng dạy mang đến những hiệu quả tích cực góp phần cho công tác dạy và học thân thiện hơn. CBQL nhận thấy một trong những điều kiện tất yếu đó, nhanh chóng tổ chức các lớp bồi dưỡng kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin mỗi đầu năm học rất thiết thực cho GV.

- Mặt thuận lợi khác chính là suy nghĩ của HS về trách nhiệm xây dựng THTT rất tích cực, các em cho rằng GV và tất cả HS cùng có trách nhiệm là rất

đúng đắn. Vì vậy, nếu HS được hiểu một cách sâu sắc sẽ thể hiện đúng vai trò và trách nhiệm của mình trong công tác này.

Bên cạnh những mặt thuận lợi thì vẫn còn một số mặt yếu kém và nguyên nhân:

- Trong công tác XD THTT, HSTC tại một số trường THCS trên địa bàn huyện, lãnh đạo chưa có sự chỉ đạo sát sao nên sự phối hợp giữa các ban ngành chưa chặt chẽ, các vấn đề nhà trường quan tâm chưa được đầu tư thỏa đáng.

58

- Nhiều GV chưa nhận thức đúng mục đích, ý nghĩa phong trào nên cho rằng công tác này làm quá tải chương trình dạy học nhưng thực chất đây là nguồn lực hỗ

trợ thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy học, thầy sáng tạo hơn, trò học hứng thú và chủ động hơn. Cũng có GV nâng cao nhận thức về công tác XD THTT nhưng không tìm hiểu thêm về công tác quản lý xây dựng trường học thân thiện nên thiếu sự đồng cảm với những khó khăn của CBQL khi thực hiện công tác XD THTT là cần thiết, bảo vệ quan điểm truyền thống về vai trò của Thầy trong việc giảng dạy nên không phát huy tính tích cực chủđộng của HS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trong các trường trung học cơ sở huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)