8. Cấu trúc luận văn
3.3. Khảo nghiệm nhận thức về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
pháp đề xuất Bảng 3.1. Tính cấp thiết của các biện pháp Mức độ cấp thiết % TT Biện pháp Rất cấp thiết Cấp thiết Không cấp thiết 01 Nâng cao nhận thức về vai trò và tầm quan trọng
của công tác XDTHTT 68.5 23.0 8.5 02 Thường xuyên kiểm tra, đánh giá và tìm hiểu
nhu cầu của giáo viên và học sinh về công tác
XDTHTT 75.0 21.5 3.5
03 Kế hoạch hóa nội dung công tác XDTHTT
88.5 9.0 2.5 04 Thực hiện nhiều hình thức bồi dưỡng giáo viên
về công tác XDTHTT, HSTC 81.5 12.0 6.5 05 Xây dựng kế hoạch thời gian hợp lý cho giáo
83
06 Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, các phương tiện hổ trợ,…cho giáo viên thực hiện tốt công
tác XDTHTT. 67.5 25.5 7.0
07 Tổ chức nhiều hoạt động học tập cho học sinh
nhằm tăng cường hiệu quả công tác XDTHTT 75.5 20.0 4.5 08 Tích cực khai thác những tiện ích của trang thiết
bị và phương tiện hiện đại phục vụ hiệu quả cho hoạt động dạy học nhằm phát huy tính năng
động, sáng tạo của học sinh.
60.0 34.5 5.5 09 Đẩy mạnh công tác phối hợp với các đơn vị liên
ngành nhằm nâng cao hiệu quả công tác xây
dựng THTT 61.0 28.0 11.0 Theo kết quả khảo sát về tính cấp thiết của các biện pháp cho thấy:
Đối với biện pháp nâng cao nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của công tác xây dựng THTT có 68.5% ý kiến đánh giá rất cấp thiết, 23.0% cấp thiết và 8.5% đánh giá không cấp thiết. Như vậy, đa số GV có nhu cầu hiểu thêm về tầm quan trọng của công tác này để thấy được những mặt tích cực của công tác trong việc góp phần đổi mới phương pháp dạy học. Con số 8.5% không cần thiết có thể
thuộc về những ý kiến đã hiểu sâu sắc, có hành động tích cực và luôn đi đầu trong công tác quản lý việc xây dựng THTT.
Biện pháp thực hiện nhiều hình thức bồi dưỡng giáo viên về công tác XDTHTT, HSTC: Việc thực hiện nhiều hình thức bồi dưỡng giáo viên về công tác xây dựng THTT đang rất được GV quan tâm, với 81.5% đánh giá rất cấp thiết, chỉ
có 12.0% cấp thiết và 6.5% không cấp thiết. Như vậy, ngoài những hình thức bồi dưỡng nhà trường đã thực hiện trước đây (một chiều, thụ động). Việc thay đổi hình thức bồi dưỡng sẽ tránh trùng lặp, nhàm chán và qua đó, GV cũng được tập huấn những hình thức bồi dưỡng mới tích cực và sinh động hơn để vận dụng vào việc bồi dưỡng nhận thức cho HS.
Biện pháp thường xuyên kiểm tra, đánh giá và tìm hiểu nhu cầu của giáo viên và học sinh về công tác XDTHTT: CBQL thường xuyên kiểm tra, đánh giá và tìm hiểu nhu cầu của giáo viên và học sinh về công tác xây dựng THTT được 75.0% cho rằng rất cấp thiết, 21.5% cấp thiết và 3.5% không cấp thiết. Chứng tỏ
84
kế hoạch và triển khai thực hiện thiết thực hơn phù hợp với thực tế.
Biện pháp quản lý việc xây dựng kế hoạch và tổ chức chỉđạo thực hiện
Trong các biện pháp quản lý việc xây dựng kế hoạch và tổ chức chỉ đạo thực hiện thì kế hoạch hóa nội dung công tác xây dựng THTT có 88,5% ý kiến đánh giá rất cấp thiết. Vì vậy CBQL rất cấp phát triển những nội dung về công tác xây dựng THTT theo một kế hoạch cụ thể, yêu cầu từng bộ phận xây dựng kế hoạch thực hiện gắn với chức năng của mình. Từ đó, CBQL dễ dàng kiểm tra đánh giá việc thực hiện của đơn vị mình.
Biện pháp xây dựng kế hoạch thời gian hợp lý cho giáo viên thực hiện tốt công tác XDTHTT : CBQL cũng cần xây dựng kế hoạch thời gian hợp lý cho giáo viên thực hiện tốt công tác xây dựng THTT. Biện pháp này có 79.5% đánh giá rất cấp thiết. Kết hợp với việc tổ chức nhiều hoạt động học tập cho học sinh nhằm tăng cường hiệu quả công tác xây dựng THTT có 79.5% đánh giá rất cấp thiết và 15.5% cần thiết. Như vậy, kế hoạch thời gian hợp lý sẽ giúp GV không bị áp lực mà cảm thấy chủ động với kế hoạch giảng dạy cá nhân, khi nào cấp thiết tổ chức những hoạt động giáo dục hiệu quả, khi nào vận dụng những phương pháp giảng dạy tích cực làm cho môi trường học tập trở nên sinh động, thân thiện với HS hơn. Bản thân GV khi đã nhận thức sâu sắc và có được kế hoạch thời gian hợp lý về công tác này sẽ phát huy tính tích cực, lòng nhiệt tâm trong giảng dạy và giáo dục học sinh một cách thân thiện.
Biện pháp tạo điều kiện về cơ sở vật chất, các phương tiện hỗ trợ,.. cho giáo viên thực hiện tốt công tác xây dựng THTT.
Kết quả 67.5% đánh giá rất cấp thiết, 25.5% đánh giá cấp thiết về việc tạo
điều kiện về CSVC, các phương tiện hỗ trợ,…cho giáo viên thực hiện tốt công tác XDTHTT và 60.0% đánh giá rất cấp thiết, 34.5% cần thiết cho việc tích cực khai thác những tiện ích của trang thiết bị và phương tiện hiện đại phục vụ hiệu quả cho hoạt động dạy học nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo của HS. Thực chất, mức
độ đánh giá rất cấp thiết không cao vì GV nhận thấy những hạn chế về cơ sở vật chất của nhà trường rất khó cải thiện và dường như không thể thực hiện được.
85
Biện pháp đẩy mạnh công tác phối hợp với các đơn vị liên ngành nhằm nâng cao hiệu quả công tác xây dựng THTT
Kết quả đánh giá có 61.0% ý kiến cho rằng rất cấp thiết và 28.0% cấp thiết. Tuy nhiên có đến 11.0% cho rằng không cấp thiết. Chứng tỏ từ khi chưa có công tác này, nhà trường cũng đã thực hiện các hình thức giáo dục học sinh bằng việc tham quan những khu di tích lịch sử, văn hóa, tổ chức những trò chơi dân gian, hội thi văn nghệ,…Hiện nay, kết quả khảo sát cho thấy, GV bắt đầu quan tâm đến những giá trị lịch sử văn hóa địa phương. Một tín hiệu đáng mừng giúp cho CBQL cần tích cực hơn trong việc đẩy mạnh công tác phối hợp với các đơn vị liên ngành.
Đối với học sinh THCS, các em đang lớn nhanh và nhiều thay đổi về tâm sinh lí, thích tìm hiểu những cái mới lạ mặc dù chưa đủ nhận thức sâu sắc về những mặt tốt, xấu của vấn đề. Vì vậy nhà trường cần phối hợp tốt với các ban ngành, đoàn thể tổ chức những ngày hội đầy ý nghĩa cho các em như: “Ngày Di sản văn hóa Việt Nam”, Về nguồn… với nội dung thiết thực sẽ giúp HS có thêm vốn sống, hạn chế
cơ hội tiêm nhiễm những thói quen xấu như game kích thích tính bạo lực… Nhìn chung, ý kiến đánh giá về tính cấp thiết của các biện pháp tuy không đều nhau nhưng đa sốđều ở mức độ rất cấp thiết. Vì tất cả các biện pháp đều hướng đến mục tiêu chung là xây dựng trường học chất lượng, hiệu quả, thân thiện tích cực.
Bảng 3.2. Tính khả thi của các biện pháp Mức độ khả thi TT Biện pháp Rất khả thi Khả thi Không khả thi 01 Nâng cao nhận thức về vai trò và tầm quan trọng
của công tác xây dựng THTT 78.0 15.0 7.0 02 Thường xuyên kiểm tra, đánh giá và tìm hiểu
nhu cầu của giáo viên và học sinh về công tác
xây dựng THTT 60.0 34.0 6.0 03 Kế hoạch hóa nội dung công tác xây dựng THTT
68.0 24.0 8.0 04 Thực hiện nhiều hình thức bồi dưỡng giáo
viên về công tác xây dựng THTT 79.5 13.5 7.0 05 Xây dựng kế hoạch thời gian hợp lý cho giáo
86
06 Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, các phương tiện hổ trợ,…cho giáo viên thực hiện tốt công tác xây
dựng THTT. 71.5 19.5 9.0 07 Tổ chức nhiều hoạt động học tập cho học sinh
nhằm tăng cường hiệu quả công tác XDTHTT. 68.5 24.0 7.5 08 Tích cực khai thác những tiện ích của trang thiết
bị và phương tiện hiện đại phục vụ hiệu quả cho hoạt động dạy học nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo của học sinh.
60.5 34.0 5.5
09 Đẩy mạnh công tác phối hợp với các đơn vị liên ngành nhằm nâng cao hiệu quả công tác xây dựng
THTT. 62.0 27.5 10.5
Kết quả khảo sát về tính khả thi của các biện pháp trên cho thấy:
Đối với biện pháp quản lý việc bồi dưỡng nâng cao nhận thức
Trước hết là nâng cao nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của công tác XDTHTT được đánh giá cao cụ thể 78.0% ý kiến rất khả thi. Bên cạnh đó có 79.5%
đánh giá rất khả thi cho việc thực hiện nhiều hình thức bồi dưỡng giáo viên về công tác XDTHTT kế đến là 60.5% rất khả thi và 34.0% khả thi cho việc thường xuyên kiểm tra, đánh giá và tìm hiểu nhu cầu của giáo viên và học sinh về công tác XDTHTT. Như vậy, nếu CBQL chú ý nâng cao việc bồi dưỡng nhận thức cho GV sâu sắc hơn để GV không chỉ dừng lại ở mức độ hiểu, biết mà thấy được tầm quan trọng của công tác này, phát hiện những tiện ích và có niềm tin vào mục tiêu thì nhận thức của GV sẽ chuyển thành hành động tích cực trong việc XDTHTT.
Các biện pháp quản lý việc xây dựng kế hoạch và tổ chức chỉđạo thực hiện
Trong việc xây dựng kế hoạch và tổ chức chỉ đạo thực hiện có 68.0%
đánh giá rất khả thi cho việc kế hoạch hóa nội dung công tác xây dựng THTT; 81.0% rất khả thi khi CBQL xây dựng kế hoạch thời gian hợp lý cho giáo viên thực hiện tốt công tác xây dựng THTT và 68.5% cho rằng rất khả thi nếu nhà trường tổ
chức nhiều hoạt động học tập cho học sinh nhằm tăng cường hiệu quả công tác xây dựng THTT. Trong đó, việc xây dựng kế hoạch thời gian hợp lí được đánh giá mức khả thi cao nhất vì nếu GV và HS được bồi dưỡng nhận thức sâu sắc, có niềm tin vào hiệu quả tích cực của công tác xây dựng THTT thì khi được bố trí thời gian
87
vui chơi hiệu quả, bổ ích cho HS.
Các biện pháp quản lý về trang bị và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất
Trong biện pháp này bao gồm việc tạo điều kiện về cơ sở vật chất, các phương tiện hổ trợ…cho giáo viên thực hiện tốt công tác xây dựng THTT có 71.5% ý kiến đánh giá rất khả thi và 19.5% đánh giá khả thi. Tuy nhiên mức độ đánh giá rất khả thi cho việc GV tích cực khai thác những tiện ích của trang thiết bị và phương tiện hiện đại phục vụ hiệu quả cho hoạt động dạy học nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo của học sinh thấp hơn (60.5%) và 34.0% đánh giá khả thi. Nguyên nhân là sự nỗ lực của GV trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy sẽ
không thu được kết quả cao nếu không có sự hỗ trợ của những phương tiện dạy học hiện đại. HS không được phát huy khả năng tự học nếu không có những phương tiện hỗ trợ. Mặt khác, mức độ đánh giá khả thi khá cao chứng tỏ một số GV còn e ngại khi sử dụng. Kết quả cho thấy CBQL và HS rất cần bồi dưỡng thêm kiến thức và kĩ năng sử dụng bên cạnh việc trang bịđủ các phương tiện cho việc dạy và học.
Biện pháp quản lý việc đẩy mạnh công tác phối hợp với các đơn vị liên ngành nhằm nâng cao hiệu quả công tác xây dựng THTT
Với kết quả khảo sát là 62.0% ý kiến đánh giá rất khả thi và 27.5% khả thi chứng tỏ biện pháp quản lý việc đẩy mạnh công tác phối hợp với các đơn vị liên ngành hiện nay có thực hiện nhưng chưa tích cực để GV nhìn thấy kết quả. Vì vậy, Hiệu trưởng cần chủ động tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng xã hội. Bên cạnh đó, các đơn vị cũng chủđộng phát huy thế mạnh của mình góp phần đạt được mục tiêu chung của phong trào. Hi vọng với sự hưởng ứng và tham gia nhiệt tình của toàn thể CBQL, GV, HS và các lực lượng trong xã hội chắc chắn công tác xây dựng trường học thân thiện sẽ phát triển và đạt được những thành công nhất định.
Tiểu kết chương 3
Từ những nghiên cứu về cơ sở lí luận và thực tiễn công tác quản lý việc xây dựng THTT, học sinh tích cực ở các trường trung học cơ sở huyện Tuy Phước, Bình
Định, tác giả xin đề xuất một số biện pháp và nội dung thực hiện với những cách thức tổ chức cụ thể.
88
- Trước hết là biện pháp quản lý việc bồi dưỡng và nâng cao nhận thức và biện pháp quản lý công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉđạo thực hiện. Từ thực trạng khảo sát cho thấy cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh đều đã có nhận thức về công tác này. Nhưng chưa thật sự sâu sắc để có thể tin yêu và xem công tác XDTHTT là phương tiện, cách thức hỗ trợ tích cực cho việc dạy và học đạt hiệu quả. Vì thế đối với biện pháp quản lý việc bồi dưỡng nâng cao nhận thức, cán bộ
quản lý phải vận dụng các phương pháp quản lý vào hình thức triển khai văn bản, cung cấp đầy đủ kênh thông tin, giới thiệu nhiều mô hình hoạt động có liên quan
đến XDTHTT. Kếđến là việc xây dựng kế hoạch và chỉđạo thực hiện một cách linh hoạt, sinh động, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận, liên kết các môn học sẽ
gây hiệu ứng tích cực đến hành động của GV, HS và các đơn vị liên ngành.
- Song song đó, việc tạo điều kiện tốt về cơ sở vật chất, phương tiện hỗ trợ
chính là điều kiện tất yếu để giáo viên và học sinh thỏa sức phát huy những sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động học tập, tìm hiểu, khám phá tri thức, tổ chức các hoạt động chơi mà học một cách lành mạnh nhằm mang lại hiệu quả thiết thực, giúp các em yêu thương trường lớp, gần gũi với Thầy, cô và những tháng ngày ngồi học trong ngôi trường THCS sẽ xây dựng cho HS nền tảng về tri thức và đạo đức, khơi nguồn cho những mơước đẹp nhất để vững tin bước vào đời.
- Giúp cho HS không ngỡ ngàng khi vận dụng kiến thức đã học từ sách vở, việc phối hợp với các đơn vị liên ngành chính là một trong những biện pháp giúp cho các em HS có cái nhìn đầy đủ hơn về cuộc sống. Từ việc tìm hiểu và tiếp cận những giá trị văn hóa lịch sử truyền thống đến việc tham quan học tập những công trình, nhà máy, cơ quan xí nghiệp của ngày nay giúp cho HS định hướng đúng nghề
nghiệp trong tương lai, kích thích lòng yêu quê hương đất nước mong muốn được góp toàn bộ sức trẻ của mình cho công cuộc xây dựng đất nước.
Nội dung của các biện pháp đã được khảo sát về tính khả thi và tính cần thiết phù hợp với thực tế của mỗi đơn vị. Thế nhưng, để thực hiện thành công mô hình trên, vai trò cán bộ quản lý vô cùng quan trọng, cần đổi mới tư duy quản lý cho phù hợp với xu thế hiện nay: gương mẫu thực hiện, năng lực lãnh đạo và chuyên môn
89
vững vàng, trong quan hệ quản lý phải dân chủ, trong quan hệ tài chính phải công khai, minh bạch, phải chủ động xây dựng tốt các mối quan hệ trong nhà trường. Có như thế mới tạo được sựđồng thuận trong tập thể sư phạm và sự phối hợp tích cực của các bộ phận, đơn vị có liên quan. Ngoài ra, để thực hiện tốt những biện pháp trên cần phải xem đây là chiến lược dài hạn, tất cả Cán bộ quản lý, giáo viên và các
đơn vị liên ngành cùng đồng lòng, quyết tâm thực hiện mục tiêu giáo dục HS phát triển hết tiềm năng của mình trong môi trường an toàn và thân thiện nhất.