8. Cấu trúc luận văn
2.4.4. Đánh giá về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý XDTHTT
Bảng 2.12: Các yếu tốảnh hưởng đến công tác quản lý xây dựng THTT
Mức độảnh hưởng ( % ) TT Yếu tố Mức 3 Mức 2 Mức 1 Trung bình 01 Nhận thức về công tác quản lý việc xây dựng THTT 16.0 79.0 5.0 2.11 02 Tính đồng bộ và phù hợp giữa điều kiện nhà trường với biện pháp quản lý của Hiệu trưởng 15.0 78.0 7.0 2.10 03 Sự chỉ đạo sâu sát của các cấp quản lý giáo dục về công tác XDTHTT 9.5 84.0 6.5 2.12 04 Lãnh đạo nhà trường xem trọng công tác XDTHTT 21.0 72.5 6.5 2.10 05 Sự phối hợp với các đơn vị liên ngành tạo điều kiện cho công tác XDTHTT 20.0 72.5 7.5 2.12
06 Sự quan tâm của gia đình, cha mẹ
học sinh đối với các hoạt động của trường nhằm XDTHTT. 17.5 73.5 9.0 2.09 07 Sự quan tâm tích cực của HS 14.5 78.0 7.5 2.08 08 Nhận thức chưa đồng bộ của GV 18.0 76.0 6.0 2.10 09 Sự nhận thức đồng bộ của các đơn vị liên ngành về công tác XDTHTT 16.0 76.0 8.0 2.08 10 Cơ sở vật chất, điều kiệ phương tiện chưa đáp ứng đủ cho công tác XDTHTT. 15.5 75.0 9.5 2.06 11 Sự hạn chế về kinh phí dành cho các hoạt động XDTHTT. 17.5 74.0 8.0 2.09
48
12 Các công trình nghiên cứu khoa học, các đề tài sáng kiến kinh nghiệm chưa quan tâm nhiều đến công tác XDTHTT
22.0 68.0 10.0 2.10
13 Phản ứng của XH trước chủ trương
của ngành về công tác XDTHTT 23.0 69.5 7.5 2.10 Kết quả khảo sát dựa trên ý kiến đánh giá của GV về các yếu tố ảnh hưởng
đến công tác xây dựng THTT cho thấy:
Nhận thức về công tác quản lý việc xây dựng THTT
Đánh giá của GV về sự ảnh hưởng của nhận thức đối với công tác quản lý việc xây dựng trường học thân thiện ở mức độ nhiều, cụ thể điểm trung bình x
=2.11 và 79.0% ý kiến đánh giá nhiều. Trong khi đó, chỉ có 16.0% ý kiến cho rằng rất nhiều và 5.0% đánh giá ít. Như vậy theo GV, mức độ nhận thức chưa ảnh hưởng tuyệt đối đến công tác quản lý mà còn là sựảnh hưởng của nhiều yếu tố khác
Tính đồng bộ và phù hợp giữa điều kiện nhà trường với biện pháp quản lý của Hiệu trưởng
Yếu tố này có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của công tác quản lý việc xây dựng THTT. Tuy nhiên mức độđánh giá của GV như sau: điểm trung bình x =
2.10 và 78.0% ý kiến đánh giá ảnh hưởng nhiều. Theo ý kiến của một số GV tính
đồng bộ và phù hợp giữa điều kiện nhà trường với biện pháp quản lý của Hiệu trưởng còn tùy thuộc vào năng lực của nhà quản lý. Nếu các hoạt động chưa được phối hợp với nhau đồng bộ dễ tạo áp lực cho GV trong việc thi đua thực hiện giữa các tập thể lớp với nhau.
Sự chỉđạo sâu sát của các cấp quản lý giáo dục về công tác XD THTT
Với giá trị trung bình là x = 2.12 và 84.0% ý kiến đánh giá ảnh hưởng nhiều
cũng cho thấy sự chỉ đạo sâu sát của các cấp quản lý giáo dục có ảnh hưởng nhiều
đến công tác XD THTT, kịp thời điều chỉnh những thiếu sót hoặc những đơn vị chỉ
làm cho có mà không đến chất lượng. Kịp thời biểu dương những đơn vị làm tốt.
Lãnh đạo nhà trường xem trọng công tác xây dựng THTT
49
72.5% GV đánh giá ảnh hưởng nhiều và chỉ có 6.5% đánh giá ít ảnh hưởng. Chỉ số
trung bình x = 2.1 cho thấy công tác xây dựng THTT có trở nên mạnh mẽ hay không còn tùy thuộc vào thái độ của lãnh đạo nhà trường có tích cực hay không. Theo ý kiến của một số GV cho rằng, lãnh đạo nhà trường phát động thi đua xây dựng THTT nhưng giao tiếp giữa lãnh đạo với GV chưa thật sự thân thiện, nhất là những ý kiến, kiến nghị của GV.
Sự phối hợp với các đơn vị liên ngành tạo điều kiện cho công tác XD THTT
Với chỉ số trung bình x = 2.12, có 20.0% GV đánh giá ảnh hưởng rất nhiều
và 72.5% đánh giá ảnh hưởng nhiều chứng tỏ công tác phối hợp các đơn vị liên ngành có ảnh hưởng nhiều. Ngay khi triển khai, Sở Giáo dục và Đào tạo cũng đã chú trọng và xây dựng thành kế hoạch. Vì thế rất cần sự tham gia tiếp sức của các cấp chính quyền địa phương, các đơn vị liên ngành, các tổ chức xã hội… phong trào mới đi vào nề nếp và trở thành một hoạt động thường xuyên.
Sự quan tâm của gia đình, cha mẹ học sinh đối với các hoạt động của trường nhằm xây dựng THTT.
Yếu tố này được thực hiện bằng cách thành lập Ban đại diện cha mẹ học sinh có đủ các khối lớp để nắm bắt tâm tư nguyện vọng của con em, cùng với nhà trường, Thầy Cô phối hợp giáo dục và đáp ứng nguyện vọng chính đáng của HS. Kết quả khảo sát cho thấy ảnh hưởng nhiều 73.5% ý kiến, ảnh hưởng rất nhiều
17.5% và trung bình x = 2.09. Do các trường học nằm trong khu vực nông thôn, thuộc thành phần lao động. Sau giờ học, HS phải cùng cha mẹ làm việc để phụ
giúp kinh tế gia đình. Ý kiến của GV cho thấy rất cần sự quan tâm nhắc nhở của cha mẹ về việc học ở nhà và ủng hộ các em tham gia mọi hoạt động trong nhà trường
Sự quan tâm tích cực của học sinh
Bản thân học sinh phải nhận thức rõ công tác XD THTT hướng đến quyền lợi của HS. Kết quả khảo sát vềảnh hưởng của sự quan tâm tích cực của HS có đến 78.0% cho rằng ảnh hưởng nhiều, 14.5% đánh giá ảnh hưởng rất nhiều và 7.5%
đánh giá ít ảnh hưởng. Với giá trị trung bình là x = 2.08 ở mức độ nhiều chứng tỏ
50
tình trạng thụđộng, thờơ của HS với phong trào. Nhất là việc rèn luyện khả năng tự
học và kĩ năng ứng xử các tình huống trong giao tiếp.
Nhận thức chưa đồng bộ của giáo viên
Kết quả khảo sát 76.0% đánh giá mức ảnh hưởng nhiều và chỉ số trung bình là x =2.10 cho thấy: nhiều GV chưa nhận thức đúng mục đích, ý nghĩa phong trào này. Cụ thể là trình độ giáo viên bất cập, khó đổi mới PPGD, lồng ghép giáo dục kĩ
năng sống với hoạt động dạy học… Nhiều GV cho rằng phong trào thi đua XD THTT làm quá tải chương trình dạy học…nên chưa tích cực hưởng ứng phong trào.
Sự nhận thức đồng bộ của các đơn vị liên ngành về công tác XD THTT
Nếu các đơn vị liên ngành không nhận thức đầy đủ, đúng đắn về công tác xây dựng THTT sẽ gây không ít khó khăn cho nhà trường. Kết quả khảo sát 76.0%
đánh giá ảnh hưởng nhiều và chỉ số trung bình x =2.08 cũng ở mức nhiều cho thấy nhận thức của các đơn vị liên ngành chưa đầy đủ nên công tác phối hợp còn thụ động, chưa chặt chẽ. Nhất là khâu cùng nhau bàn bạc xây dựng kế hoạch cho phù hợp với địa phương, đơn vị… Hầu như mọi hoạt động về công tác này, nhà trường
đơn độc thực hiện.
Cơ sở vật chất, điều kiện phương tiện chưa đáp ứng đủ cho công tác xây dựng THTT.
Kết quả khảo sát gồm 15.5% đánh giá ảnh hưởng rất nhiều, 75.0 % cho rằng
ảnh hưởng nhiều và tỉ lệ trung bình là x = 2.06 góp phần khẳng định cơ sở vật chất, điều kiện phương tiện hiện nay chưa đáp ứng đủ và chưa đồng bộ với yêu cầu
đổi mới dạy học. Nhất là nhà vệ sinh còn kém chất lượng, thiếu các phòng đa năng
để HS rèn luyện các môn năng khiếu, thể thao sau giờ học tập căng thẳng… hướng các em và những hoạt động bổ ích sẽ hạn chế những sai phạm không đáng có như
tập hợp nhóm, bè phái đánh nhau,…
Sự hạn chế về kinh phí dành cho các hoạt động xây dựng THTT.
Nguyên nhân của những hạn chế về cơ sở vật chất là hạn chế về kinh phí dành cho hoạt động xây dựng THTT. Với mức trung bình x = 2.09 và 74.0% ý
51
hoạt động tích cực hơn.
Các công trình nghiên cứu khoa học, các đề tài sáng kiến kinh nghiệm chưa quan tâm nhiều đến công tác xây dựng THTT
Khi đánh giá về điều này, có 68.0% ý kiến GV cho rằng ảnh hưởng nhiều,
mức trung bình là x = 2.10. Nguyên nhân GV không được cung cấp hoặc không tìm được những công trình nghiên cứu khoa học hay đề tài sáng kiến kinh nghiệm thiết thực nhất để học tập, áp dụng cho đơn vị mình.
Phản ứng của xã hội trước chủ trương của ngành về công tác XD THTT.
Yếu tố này ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả và sức lan tỏa của công tác xây dựng THTT. Vì thế, mức trung bình x = 2.10 và 23.0% đánh giá ảnh hưởng rất nhiều, 69.5% ảnh hưởng nhiều cho biết công tác này rất cần sự quan tâm tích cực của toàn xã hội, những ý kiến đóng góp, những bài học kinh nghiệm, lời khen ngợi, phê bình đúng mực sẽ là nguồn lực giúp phong trào mạnh mẽ và hiệu quả hơn.
Bảng 2.13: Điều cần cải tiến trong công tác quản lý THTT % Lựa chọn TT Nội dung cải tiến CBQL GV % Chung Thứ hạng 01 Phương pháp quản lý 65.6 58.5 62.1 1 02 Kế hoạch quản lý 62.2 42.5 52.4 3 03 Công tác tổ chức, chỉđạo 60.9 57.5 59.2 2 04 Công tác kiểm tra đánh giá 51.2 47.0 49.1 4
Theo kết quả bảng 2.10, khi tác giả khảo sát ý kiến của CBQL và GV về
những điều cần cải tiến trong công tác quản lý THTT để hoạt động này thật sự trở
thành hoạt động thường xuyên và đi vào nề nếp... Phương pháp quản lý được xếp thứ hạng 1, Công tác tổ chức chỉđạo xếp thứ 2, kế hoạch quản lý thứ 3 và công tác kiểm tra đánh giá xếp thứ 4. Trong đó, phương pháp quản lý và công tác tổ chức chỉ đạo được CBQL đánh giá cao nhất (65.6% lựa chọn) cho thấy bản thân CBQL cũng nhận ra vai trò của người lãnh đạo trong việc đề ra phương pháp quản lý và tổ chức chỉ đạo một cách nghiêm túc theo đúng tinh thần, hướng dẫn của công văn, chỉ thị
52
THTT một cách tự nhiên, gần gũi và nhận ra rằng phong trào thật sự cần thiết, hỗ
trợ rất nhiều cho việc dạy và học tích cực. Giáo viên chọn phương pháp quản lý nhiều nhất (58.5%), kếđến là công tác tổ chức, chỉđạo (57.5%). Chứng tỏ GV nhận thấy một phương pháp quản lý có tính khoa học, rõ ràng, phù hợp với thực tế kết hợp với công tác tổ chức, chỉđạo thân thiện sẽ là động lực giúp công tác này nhanh chóng đi vào nề nếp.
Bảng 2.14. Đánh giá của HS về các mức độ và kết quả hoạt động nâng cao nhận thức về trường học thân thiện
Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện TT Nội dung Mức3 Mức 2 Mức 1 Mức 3 Mức 2 Mức1 1 Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động học tập của học sinh 40.8 53.7 5.5 38.0 52.4 9.6 2 Hoạt động của Đoàn thanh
niên, sinh hoạt ngoại khóa 48.2 46.1 5.7 43.2 44.6 12.2 3 Tích cực đổi mới phương
pháp dạy và học 58.5 32.5 9.0 55.0 39.2 5.8 4 Định hướng nghề nghiệp cho
học sinh phù hợp năng lực bản thân 45.5 34.2 20.3 45.2 33.3 21.5 5 Sự phối hợp đồng bộ giữa các hoạt động học tập và sinh hoạt. 38.5 49.2 12.3 35.0 48.5 16.5 6 Kiểm tra, đánh giá hoạt động và rà soát lại mức độ nhận thức của học sinh. 56.2 33.5 10.3 46.5 34.3 19.2
Các hoạt động chủ yếu của nhà trường nhằm nâng cao nhận thức của học sinh về THTT được các em đánh giá như sau:
Xây dựng CSVC, trang thiết bị phục vụ hoạt động học tập của HS:
Theo các em học sinh, hoạt động này được thực hiện ở mức độ thường xuyên (53.7%) và kết quả trung bình (52.4%). Chứng tỏ nhà trường có chú ý quan tâm nhưng điều kiện cơ sở vật chất vẫn chưa thực sựđáp ứng đầy đủ. Các em cho rằng, nhà trường chú ý nhiều đến máy móc hiện đại như máy vi tính, phương tiện nghe
53
sinh tham gia nhiều môn học rèn luyện thể chất, thư giãn về tinh thần. Sẽảnh hưởng nhiều đến mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường.
Hoạt động của Đoàn thanh niên, Liên đội, sinh hoạt ngoại khóa
Hoạt động này được HS đánh giá cao hơn về mức độ rất thường xuyên
(48.2%) và kết quả tốt (43.2%), kếđến là thường xuyên (46.1%) tương ứng với kết quả trung bình (43.2%). Nguyên nhân là do có sự kết hợp giữa các hoạt động giáo dục đạo đức của Đoàn thanh niên và hoạt động ngoại khóa của các tổ bộ môn. Sự
phối hợp này giúp các em cảm thấy như được vừa học vừa chơi, được mở mang kiến thức trên thực tế cứ không chỉđơn giản tiếp thu từ sách vở.
Tích cực đổi mới phương pháp dạy và học
Xuất phát từ thực tế không đồng bộ trong phương pháp dạy của GV và phương pháp học của HS. Đánh giá của HS về hình thức này gần như là ở mức cao nhất về mức độ rất thường xuyên (58.5%) tương ứng với kết quả tốt (55.0%).
Chứng tỏ, phương pháp giảng dạy tích cực hiệu quả của GV sẽ giúp HS không còn thụ động trong học tập, tiết học càng sinh động bao nhiêu, HS càng dễ dàng phát huy năng lực tự học tìm tòi kiến thức và sự tự tin thể hiện kiến thức của mình trước tập thể bấy nhiêu. Như vậy thái độ của HS rất rõ ràng đối với phương pháp dạy học truyền thống, truyền đạt một chiều của không ít GV hiện nay vẫn đang duy trì.
Định hướng nghề nghiệp cho học sinh phù hợp năng lực bản thân
Bản thân HS đánh giá vềđiều này chưa cao chỉ 45.5% đánh giá mức thường xuyên tương ứng với 45.2% kết quả tốt. Thực tế cho thấy, nhà trường cũng đã thực hiện một số hoạt động nhằm giáo dục hướng nghiệp cho HS ngay từ mới vào lớp 6, thế nhưng các em không có quyền chọn lựa hướng đi cho mình trong tương lai mà phần lớn phải đi theo định hướng và ý thích của cha mẹ. Đó cũng chính là lý do vì sao có đến 20.3% đánh giá không thường xuyên tương ứng với 21.5% kết quảyếu.
Vì vậy hoạt động này cần được phối hợp với phụ huynh để hiệu quả thiết thực hơn.
Sự phối hợp đồng bộ giữa các hoạt động học tập và sinh hoạt
Đánh giá của HS về sự phối hợp đồng bộ giữa hoạt động học tập và sinh hoạt không cao chỉ có 38.5% đánh giá rất thường xuyên tương ứng với 35.0% đạt kết
54
quả tốt. Chứng tỏ vẫn còn nhiều hoạt động học tập và sinh hoạt trong nhà trường chồng chéo, diễn ra cùng thời điểm gây căng thẳng, áp lực cho các em thay vì giúp các em thư giãn sau thời gian học tập nhiều. Nhất là áp lực thi cử không cho phép các em tham gia tích cực vào sinh hoạt ngoại khóa, vui chơi tập thể.
Kiểm tra, đánh giá hoạt động và rà soát lại mức độ nhận thức của HS
Hoạt động này được HS đánh giá mức độ rất thường xuyên khá cao (chiếm 56.2%) nhưng không tương ứng với kết quả chỉ có 46.5 % đánh giá tốt. Chứng tỏ
công tác rà soát lại mức độ nhận thức của học sinh chưa được nhà trường quan tâm. Chỉ căn cứ trên các hoạt động thực hiện. Đó chính là nguyên nhân còn khá nhiều HS nhận thức rất mơ hồ về công tác XD THTT. Bảng 2.15: Đánh giá của HS về hình thức tổ chức THTT Mức độ thường xuyên TT Các hình thức Mức 3 Mức 2 Mức 1 Trung bình
1 Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp,
an toàn 26.0 53.4 20.6 2.0
2 Dạy học có hiệu quả, phù hợp với
đặc điểm lứa tuổi của học sinh, giúp các em tự tin trong học tập
21.5 53.7 24.8 1.9
3 Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh 25.6 52.9 21.5 2.0
4 Tổ chức các hoạt động tập thể 21.3 54.7 24.0 1.9
5 Tính sáng tạo trong công tác tổ chức chỉ đạo và mức độ tiến bộ đạt được