Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch xây dựng trường học thân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trong các trường trung học cơ sở huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 77 - 80)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.3. Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch xây dựng trường học thân

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

- Giúp GV nhận thức được tầm quan trọng công tác, xem đây là một hoạt

động gắn liền với hoạt động chuyên môn.

- Thông qua kế hoạch, các tổ bộ môn chủ động hơn trong việc bàn bạc để xây dựng kế hoạch cho tổ gắn với sinh hoạt chuyên môn một cách hợp lí nhất.

- Tránh việc thực hiện mang tính hình thức, lãng phí thời gian làm giảm ý nghĩa mục đích của công tác xây dựng THTT.

- HS được tham gia những hoạt động bổ ích hướng đến hành động, suy nghĩ

tích cực hơn góp phần hình thành nhân cách toàn diện.

- CBQL dễ dàng kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động công tác xây dựng THTT và làm cơ sở cho công tác đánh giá thi đua trong nhà trường.

3.2.3.2. Nội dung biện pháp

Một trong những yếu tố mang đến sự thành công về việc xây dựng kế hoạch và tổ chức, chỉđạo thực hiện của Hiệu trưởng trong công tác quản lý việc xây dựng THTT là kế hoạch hóa nội dung công tác xây dựng THTT; quản lý việc xây dựng kế hoạch thời gian hợp lý cho giáo viên thực hiện tốt công tác XDTHTT, HSTC và chỉ đạo tổ chức nhiều hoạt động học tập cho học sinh nhằm tăng cường hiệu quả

công tác xây dựng THTT.

3.2.3.3. Tổ chức thực hiện biện pháp

Để thực hiện tốt biện pháp này, CBQL cần vận dụng phương pháp hành chính để triển khai kế hoạch thực hiện, thi đua, tiêu chí đánh giá,…; phương pháp giáo dục tâm lí để tác động đến hành động của đối tượng, giúp đối tượng phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo của mình khi thực hiện và phương pháp khuyến khích khi tổ chức kiểm tra, đánh giá các hoạt động hoặc quá trình thực hiện. Cụ thể

như sau:

Triển khai các văn bản hướng dẫn thực hiện, tiêu chí đánh giá công tác thi

69

- Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch năm học của trường cụ thể rõ ràng và khoa học. Cần thiết huy động ý tưởng, sáng kiến của lực lượng nồng cốt. Hiệu trưởng cũng cần thể hiện tầm nhìn chiến lược của mình qua việc xây dựng kế hoạch quản lý công tác xây dựng THTT vừa ngắn hạn vừa dài hạn, mang tính khả thi, đưa ra những định hướng quyết định thực hiện từng giai đoạn.

- Hướng dẫn tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch của tổ sao cho đảm bảo đạt hiệu quả cao trong giảng dạy, phát huy hết năng lực chuyên môn nghiệp vụ của GV trong việc giáo dục học sinh toàn diện.

- Kế hoạch của tổ bộ môn phải chú ý đến thời gian tổ chức các hoạt động phù hợp với chương trình nội dung bài dạy cho HS theo từng khối, phát huy tính những tiện ích của hoạt động XDTHTT trong công tác chuyên môn.

- Kế hoạch chuyên môn cần có sự phối hợp với kế hoạch của Công Đoàn nhà trường, Liên đội để tăng cường chất lượng các hoạt động vừa học tập vừa vui chơi thông qua việc lồng ghép với giáo dục kĩ năng sống, giáo dục hướng nghiệp, ứng xử, giao tiếp,… Những sân chơi bổ ích, lí thú sẽ khơi dậy những khát vọng cao đẹp của tuổi trẻ, khát vọng ấy giúp HS trở thành những con người gương mẫu, tử tế và như vậy trường học cũng thân thiện hơn

- Quy định mẫu, chất lượng của kế hoạch bằng cách thống nhất về mục tiêu, nội dung học tập gắn với 5 nội dung của công tác XDTHTT, phương pháp, hình thức, thời gian tổ chức hoạt động phù hợp với KH của nhà trường nhằm hỗ trợ kiến thức cần thiết cho HS nhất là chuẩn bị kiểm tra, thi cử.

- Công tác tổ chức chỉđạo thường thể hiện tính tích cực của người CBQL. Vì thế Hiệu trưởng cần phân công phân nhiệm rõ ràng trên kế hoạch đã đề ra. Theo dõi, giám sát chỉ huy các hoạt động diễn ra đúng hướng, đúng mục đích. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của các tổ, bộ phận liên quan, kịp thời phát hiện những sai sót, đánh giá rút kinh nghiệm và điều chỉnh cho các hoạt động lần sau đạt hiệu quả hơn. Đồng thời tiếp nhận thông tin phản hồi từ GV, nhanh chóng phân tích và điều chỉnh kế hoạch thực hiện đạt hiệu quả tối ưu.

70

hợp tích cực đảm bảo điều kiện phục vụ tốt nhất cho các tổ chuyên môn tổ chức hoạt động học tập cho HS.

3.2.4.. T chc bi dưỡng cho GV v công tác XDTHTT, HSTC

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp.

Tổ chức bồi dưỡng trình độ quản lý sư phạm cho GV góp phần giảm tải trách nhiệm và công việc của Hiệu trưởng trong việc quản lý xây dựng THTT, đồng thời chính những cán bộ nòng cốt ấy cũng là đội ngũ kế cận cho các cán bộ của cơ sở

giáo dục, thậm chí là Hiệu trưởng.

3.2.4.2. Nội dung của biện pháp.

Hiệu trưởng phải xây dựng tiêu chuẩn đối với đội ngũ giáo viên và các cộng tác viên được xác định làm nòng cốt. Sau đó là kiện toàn trong việc tìm kiếm, đánh giá chuẩn và lựa chọn để xây dựng được những cá nhân xuất sắc, tiêu biểu và bồi dưỡng trình độ quản lý sư phạm cho họ.

3.2.4.3. Cách thực hiện.

Việc bồi dưỡng để hoàn thiện kỹ năng sư phạm là việc làm hết sức cần thiết

đối với các nhà trường THCS. Trong quá trình bồi dưỡng đội ngũ chúng tôi sẽ chọn hình thức bồi dưỡng tại chỗ và cử giáo viên đi học có hệ thống để nâng cao trình độ

một cách cơ bản.

Đối với việc bồi dưỡng tại chỗ: Thường xuyên tổ chức cho giáo viên dự giờ

thăm lớp qua các đợt, chỉđạo các tổ chuyên môn xây dựng và thực hiện các chuyên

đềđổi mới phương pháp dạy học ở các bộ môn, công tác chủ nhiệm, tham gia sinh hoạt chuyên môn do cụm, phòng, Sở GD&ĐT tổ chức; tổ chức đúc rút kinh nghiệm và áp dụng những điểm thống nhất sau chuyên đề một cách kịp thời, có hiệu quả. Nhà trường và tổ chuyên môn sưu tầm những đề thi giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi các cấp, đề thi vào lớp 10 THPT của các trường trên địa bàn để giáo viên tự

giải, trao đổi, thảo luận ở tổ, nhóm nhằm trau dồi kiến thức, kỹ năng. Cán bộ giáo viên tự bồi dưỡng, GV tự học theo chương trình bồi dưỡng thường xuyên theo các chu kỳ , tiếp tục duy trì công tác tự bồi dưỡng hàng năm thường xuyên liên tục, đặc biệt bồi dưỡng nội dung, đổi mới phương pháp và kiến thức, kỹ năng theo chuẩn kiến thức, kỹ năng chương trình bộ môn và cấp học mà Bộ GD&ĐT đã ban hành.

71

Tạo điều kiện, bố trí chuyên môn phù hợp cho giáo viên đi học tập các lớp vượt chuẩn để nâng cao cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trong các trường trung học cơ sở huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)