Nội dung quản lý xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trong các trường trung học cơ sở huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 26)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.4. Nội dung quản lý xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực

cng đồng v XDTHTT, HSTC

Trước hết người cán bộ quản lý giáo dục phải nhận thức rõ vai trò của mình trong việc xây dựng THTT, HSTC. Khoa học chứng minh rằng trong các công cuộc

đổi mới, các nhà quản lý là một trong những nhân tố quyết định sự thắng lợi. Do đó, nhà quản lý phải nghiên cứu trước và kỹ hơn những điều cần biết về THTT,HSTC (mục đích, nội dung, yêu cầu của THTT, HSTC; các văn bản, chỉ thị của Bộ

GD&ĐT, Sở GD&ĐT...) để có thể nắm vững một cách sâu sắc về sự cần thiết và

đúng đắn của phong trào này, trên cơ sở đó phổ biến tới toàn thể GV, NV, HS ,CMHS để mọi người cùng hiểu về phong trào. Khi họ đã nắm vững một cách sâu sắc vấn đề này thì có thể lường trước những tình huống xảy ra, từđó thận trọng và có cách giải thích hợp lý trước những thắc mắc của GV, NV, CMHS, HS về mô hình này cũng như hướng dẫn của cấp trên trong quá trình triển khai thực hiện.

- Phó Thủ tướng, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân đã có buổi làm việc với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh về triển khai phong trào thi đua “Xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực, học sinh tích cực”,

được Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ Văn hóa - Thể thao – Du lịch và Trung ương

Đoàn triển khai trong giai đoạn 2008 – 2013 với các nội dung sau [12].

Qun lý vic xây dng trường lp xanh, sch, đẹp, an toàn

Bảo đảm trường an toàn, sạch sẽ, có cây xanh, thoáng mát và ngày càng đẹp hơn, lớp học đủ ánh sáng, bàn ghế hợp lứa tuổi HS.

18

Tổ chức để HS trồng cây vào dịp đầu xuân và chăm sóc cây thường xuyên. Có đủ nhà vệ sinh được đặt ở vị trí phù hợp với cảnh quan trường học, được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.

HS tích cực tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ vệ sinh các công trình công cộng, nhà trường, lớp học và cá nhân.

Qun lý vic dy và hc có hiu qu, phù hp vi đặc đim la tui ca hc sinh mi địa phương, giúp các em t tin trong hc tp

Thầy, cô giáo tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của HS.

HS được khuyến khích đề xuất sáng kiến và cùng các thầy cô giáo thực hiện các giải pháp để việc dạy và học có hiệu quả ngày càng cao.

Theo ý kiến của nhiều CBQL, tuy bắt đầu từ năm học 2008 – 2009 này mới triển khai xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực, học sinh tích cực” nhưng đây không phải là điều quá mới mẻ. Nói như vậy là bởi vì, khoảng vài năm trở lại đây, cùng với việc đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học, Bộ GD&ĐT đã nhấn mạnh đến việc yêu cầu học sinh phát huy tính chủ động, tham gia trong các hoạt động giảng dạy của giáo viên. Vì thế, phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực, học sinh tích cực” thực ra là sự phát triển một hoạt động đã triển khai từ trước đó ở mỗi trường học.

Việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực đã khiến mối quan hệ thầy - trò trong nhà trường bắt đầu có sự thay đổi. Vị trí trung tâm của người thầy giáo không còn ở nghĩa nguyên thuỷ và đã bắt đầu dịch chuyển sang học sinh. Thầy giáo không chỉđơn thuần truyền thụ kiến thức cho học trò tiếp nhận mà còn là sự phản ảnh trở lại của trò. Trong thời đại bùng nổ thông tin, khi học sinh có nhiều kênh tiếp nhận thông tin thì trường học phải là kênh duy nhất truyền đạt kiến thức một cách có hệ thống, trong đó, thầy giáo đóng vai trò là người hướng dẫn.

Qun lý vic rèn luyn kĩ năng ng x thân thin trong mi tình hung; thói quen và kĩ năng làm vic theo nhóm, k năng hot động xã hi

19

Ứng xử giữa học sinh với học sinh: Mối quan hệ giữa học sinh với học sinh là quan hệ bạn bè có mục đích cơ bản chung là học tập sao cho đạt kết quả tốt. Quan hệ giữa học sinh với học sinh là bình đẳng, hồn nhiên và vô tư. Quan hệ cùng học

để lại nhiều dấu ấn khó phai mờ trong mỗi con người. Rất nhiều người giữ được mối quan hệ thân tình này đến già, và chúng càng ngày càng trở nên thân mật hơn.

Ứng xử giữa học sinh với thầy: đây là mối quan hệ giao tiếp rất cần cả hai bên tôn trọng nhau. Học sinh phải lễ phép, tôn trọng và vâng lời thầy cô giáo. Thân thiện nhưng giữ khoảng cách thầy trò, tránh lợi dụng. Đối với thầy cô cần tôn trọng ý kiến cá nhân, ứng xử công bằng. Biết lắng nghe và cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống. Ứng xử thân thiện, hòa nhã, không phân biệt đối xử. Giúp đỡ quan tâm các em có hoàn cảnh đặc biệt. Tùy vào từng đối tượng học sinh cụ thể mà có cách ứng xử riêng. Có tinh thần trách nhiệm cao trong cách cư xử đối với học sinh. Luôn là tấm gương sáng, mẫu mực cho học sinh noi theo. Luôn đặt tình thương và trách nhiệm lên trên hết.

Ứng xử giữa GV với GV: Quan hệ giữa thầy giáo với thầy giáo trong nhà trường là quan hệ đồng nghiệp. Do vậy trong ứng xử đồng nghiệp cần có sự tôn trọng, bình đẳng, trách nhiệm và hoà hợp.

Sự tôn trọng nhau thể hiện ở cách xưng hô trong sinh hoạt chuyên môn, trong giảng dạy và công tác. Không nên hạ thấp đồng nghiệp, đề cao mình, nhất là trước mặt học sinh.

Sự bình đẳng thể hiện trong việc phân công công tác, trong đánh giá giáo viên, trong đãi ngộ. Sự bình đẳng ởđây không có nghĩa là cào bằng mà là sự công bằng. Mỗi người đều phải có nghĩa vụ và trách nhiệm làm tròn chức năng của mình. Trong một trường học, đội ngũ giáo viên là một tập thể những người không có cùng độ tuổi, kinh nghiệm nghề nghiệp cũng khác nhau. Giáo viên giàu kinh nghiệm cần giúp đỡ giáo viên ít kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, giáo dục học sinh. Những giáo viên trẻ - mới ra trường cần khiêm tốn học hỏi kinh nghiệm những giáo viên lâu năm về công tác giảng dạy và giáo dục. Đối với người giáo viên, kinh nghiệm nghề nghiệp là điều rất cần thiết và cần phải không ngừng học hỏi tích lũy

20

nó. Ông cha ta đã dạy “thầy giáo già, cô hát trẻ”.

Trong giao tiếp cần cởi mở, chân tình. Hãy đến với nhau bằng những nụ cười, ánh mắt thân thiện, những cái bắt tay, hay gật đầu chào thân tình.

Ứng xử giữa lãnh đạo và nhân viên:

Các nhân viên trong một cơ quan, đơn vị trường học là những người lao động hưởng lương, là đồng nghiệp của nhau. Tuy nhiên, trình độ tay nghề, kinh nghiệm sống và thâm niên nghề nghiệp khác nhau, tuổi tác khác nhau, do vậy sự khác biệt về tâm lí, tính cách càng lớn. Trong việc ứng xử với người thừa hành, là thủ trường

đơn vị cần chú ý đến những vấn đề sau:

Không thểứng xử như nhau với tất cả nhân viên. Đối với những giáo viên cao tuổi, có thâm niên công tác cao, kinh nghiệm sống và nghề nghiệp dày dặn thì cần tôn trọng họ. Cần sử dụng những giáo viên này trong việc kèm cặp - giúp đỡ những giáo viên còn ít kinh nghiệm là cần thiết. Đối với những giáo viên mới vào nghề, trẻ

tuổi thì cần khuyến khích họ trong công việc và cuộc sống; tạo điều kiện cho họ học tập và phát huy sáng kiến của mình; lạc quan tin tưởng ở sức bật của tuổi trẻ.

Dù ởđộ tuổi nào, giáo viên cũng thích được khen, không ai thích người khác chê (nhất là trước đông người) ngay cả khi điều đó là chính đáng. Lời khuyên của của thủ trưởng là nguồn động viên tinh thần rất lớn cho nhân viên. A.Xukhômlinxki (nhà giáo dục Nga) nói rằng: “Những lời khen như dòng nước mát, nếu đem tưới cho những mầm non ấy sẽ nảy lộc đâm chồi, nhanh chóng phát triển cành non lá mới và chúng lấn át mầm xấu trong con người không cho chúng phát triển” [45].

Thủ trưởng không nên tiếc lời khen đối với nhân viên. Song lời khen đó phải chân thành. Khi phê bình nhắc nhở nhân viên cần tế nhị, sao cho họ thấy được lỗi của họ và thấy lỗi đó ai cũng có thể nhận ra. Và do vậy họ không giận người góp ý mà trái lại họ tự trách mình, cảm thấy ân hận và có ý thức khắc phục.

Qun lý vic t chc các hot động tp th, vui tươi, lành mnh

Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao một cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủđộng, tự giác của học sinh.

21

phù hợp với lứa tuổi của học sinh.

Tổ chức các hoạt động giao lưu, sinh hoạt tập thể để học tập trao đổi kinh nghiệm, chia sẽ nâng cao hiểu biết về kiến thức xã hội, kĩ năng sống.

Qun lý vic t chc cho hc sinh tham gia tìm hiu, chăm sóc và phát huy giá tr các di tích lch s, văn hóa, cách mng địa phương

Mỗi trường đều nhận chăm sóc một di tích lịch sử, văn hóa hoặc di tích cách mạng ởđịa phương, góp phần làm cho di tích ngày một sạch đẹp hơn, hấp dẫn hơn; tuyên truyền, giới thiệu các công trình, di tích của địa phương với bạn bè.

Mỗi trường có kế hoạch và tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc và tinh thần cách mạng một cách hiệu quả cho tất cả HS; phối hợp với chính quyền,

đoàn thể và nhân dân địa phương phát huy giá trị của các di tích lịch sử, văn hóa và cách mạng cho cuộc sống của cộng đồng ởđịa phương và khách du lịch.

Xây dng ni dung, chương trình kế hoch xây dng THTT

Kế hoạch hoạt động quản lý xây dựng THTT, HSTC là việc đưa toàn bộ hoạt

động xây dựng THTT, HSTC vào kế hoạch, trong đó chỉ rõ các bước đi, các biện pháp thực hiện và đảm bảo các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã đề ra. Hiệu trưởng cần dựa trên những định hướng lớn về xây dựng THTT, HSTC của Bộ, các văn bản hướng dẫn thực hiện của các cấp quản lý giáo dục và căn cứ vào điều kiện thực tế của nhà trường xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động XDTHTT, HSTC.

Kế hoạch quản lý phải mang tính cụ thể, tức là phải xác định mục tiêu cần

đạt được, dự kiến được nguồn lực để thực hiện (nhân lực, vật lực, tài lực), phân bố

thời gian hợp lý và quyết định các biện pháp có tính khả thi để thực hiện.

- Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch năm học của trường cụ thể rõ ràng và khoa học. Cần thiết huy động ý tưởng, sáng kiến của lực lượng nồng cốt. Hiệu trưởng cũng cần thể hiện tầm nhìn chiến lược của mình qua việc xây dựng kế hoạch quản lý công tác xây dựng THTT vừa ngắn hạn vừa dài hạn, mang tính khả thi, đưa ra những định hướng quyết định thực hiện từng giai đoạn.

- Hướng dẫn tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch của tổ sao cho đảm bảo đạt hiệu quả cao trong giảng dạy, phát huy hết năng lực chuyên môn nghiệp vụ của GV

22

trong việc giáo dục học sinh toàn diện.

- Kế hoạch chuyên môn cần có sự phối hợp với kế hoạch của Công Đoàn nhà trường, Liên đội để tăng cường chất lượng các hoạt động vừa học tập vừa vui chơi thông qua việc lồng ghép với giáo dục kĩ năng sống, giáo dục hướng nghiệp, ứng xử, giao tiếp,… Những sân chơi bổ ích, lí thú sẽ khơi dậy những khát vọng cao đẹp của tuổi trẻ, khát vọng ấy giúp HS trở thành những con người gương mẫu, tử tế và như vậy trường học cũng thân thiện hơn

Phi hp các lc lượng bên trong và bên ngoài nhà trường trong vic xây dng THTT

Phong trào “XDTHTT, HSTC” với nhiều nội dung đa dạng do đó

đòi hỏi sự tham gia phối hợp bởi nhiều lực lượng trong và ngoài trường. Hiệu trưởng nhà trường vừa phải phát huy nội lực của tập thể cán bộ viên chức và các đoàn thể trong trường, vừa cần có sự quan tâm toàn diện, thiết thực của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, sự ủng hộ, tham gia của các tổ

chức, đoàn thể và cộng đồng địa phương nơi trường đóng. Hiệu trưởng phải xác định rõ trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức và nội dung phối hợp của từng lực lượng trong phong trào thi đua “XDTHTT, HSTC”; đồng thời Hiệu trưởng nhà trường cũng phải biết cách huy động tối đa các nguồn lực ngoài nhà trường tạo

điều kiện tốt nhất cho một môi trường học tập thân thiện, học sinh tích cực.

Qun lý kim tra, đánh giá kết qu xây dng THTT

Kiểm tra hoạt động XDTHTT, HSTC là quá trình xem xét thực tiễn để đánh giá thực trạng về XDTHTT, HSTC; khuyến khích những nhân tố tích cực, phát hiện những sai lệch và đưa ra các quyết định điều chỉnh kịp thời. Trong quá trình thực hiện chức năng kiểm tra, Hiệu trưởng cần căn cứ mục tiêu, nội dung và hiệu quả của quá trình XDTHTT, HSTC. Căn cứ vào quá trình nỗ lực của đội ngũ thầy cô và tính tích 28 cực của các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường. Điều quan trọng là qua kiểm tra đôn đốc, rút ra được những ưu nhược điểm, những bài học kinh nghiệm thực hiện quản lý xây dựng THTT, HSTC. Cần thường xuyên đánh giá, sơ

23

Tiểu kết chương 1

Như vậy, XDTHTT, HSTC trong bối cảnh hội nhập hiện nay rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của HS. Nhưng làm thế nào để công tác quản lý việc XDTHTT, HSTC đạt hiệu quả chính là sự phấn đấu của các trường, là mơ ước của học sinh và là sự mong mỏi của toàn xã hội. Ngành giáo dục của ta đang có nhiều thay đổi: phát triển, hội nhập quốc tế nhưng phải mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, bất kì sự thay đổi nào cũng gặp phải những khó khăn lúc ban đầu.

Quản lý việc XDTHTT, HSTC là sự tác động có mục đích của chủ thể quản lý đến các đối tượng để xây dựng được một THTT, HSTC theo yêu cầu của ngành. Vì thế các nhà quản lý phải dựa trên cơ sở lí luận vững chắc về công tác quản lý, quản lý giáo dục, quản lý trường học và quản lý THTT, HSTC cực kết hợp với sự

khéo léo trong việc vận dụng các phương pháp quản lý và việc vận dụng linh hoạt những chỉđạo, hướng dẫn của cấp trên vào tình hình thực tế nhà trường. Có như thế

mới từng bước thực hiện được mục tiêu của công tác XDTHTT, HSTC đã đề ra đáp

ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho đất nước.

Như vậy, việc quản lý XDTHTT, HSTC thể hiện trên 2 phương diện nội dung quản lý và phương pháp quản lý. Từ những nội dung của sáu tiêu chí về công tác quản lý việc XDTHTT, HSTC được Bộ giáo dục và Đào tạo đề ra. Nhà quản lý cần sử dụng một số phương pháp quản lý phù hợp để thực hiện tốt mục tiêu đó chính là phương pháp quản lý hành chánh và phương pháp giáo dục tâm lý.

24

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC

TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN TUY PHƯỚC, TỈNH BÌNH ĐỊNH

2.1. Khái quát quá trình khảo sát thực trạng

Để tìm hiểu thực trạng hoạt động xây dựng THTT và thực trạng công tác quản lý việc xây dựng THTT tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Tuy Phước, tác giả tiến hành điều tra khảo sát 3 nhóm khách thể:

Bảng 2.4: Thông tin về khách thể nghiên cứu

Số lượng TT Nhóm khách thể Nữ Nam Tổng cộng 01 CBQL 13 16 29

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trong các trường trung học cơ sở huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)