Biện pháp đẩy mạnh công tác phối hợp với các đơn vị liên ngành nhằm nâng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trong các trường trung học cơ sở huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 85 - 91)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.9. Biện pháp đẩy mạnh công tác phối hợp với các đơn vị liên ngành nhằm nâng

nhm nâng cao hiu qu công tác xây dng THTT

3.2.8.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhằm huy động tối đa các nguồn lực trong nhà trường và ngoài xã hội cùng tham gia xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực vì lợi ích lâu dài và bền vững.

3.2.8.2. Ni dung bin pháp

Phong trào “Xây dựng THTT, HSTC”với nhiều nội dung đa dạng do đó

đòi hỏi sự tham gia phối hợp bởi nhiều lực lượng trong và ngoài trường. Hiệu trưởng nhà trường vừa phải phát huy nội lực của tập thể cán bộ viên chức và các đoàn thể trong trường, vừa cần có sự quan tâm toàn diện, thiết thực của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, sự ủng hộ, tham gia của các tổ

chức, đoàn thể và cộng đồng địa phương nơi trường đóng. Hiệu trưởng phải xác định rõ trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức và nội dung phối hợp của từng lực lượng trong phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học

77

động tối đa các nguồn lực ngoài nhà trường tạo điều kiện tốt nhất cho một môi trường học tập thân thiện, học sinh tích cực

3.2.8.3. Tổ chức thực hiện biện pháp

* Phân công trách nhiệm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng cá nhân và các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường

- Hiu trưởng nhà trường là người chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện về

việc tổ chức có hiệu quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Trước mắt, Hiệu trưởng cần:

a) Nghiên cứu kĩ các văn bản liên quan đến phong trào này như Chỉ thị số

40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008, Kế hoạch số 307/KH-BGDĐT ngày 22/7/2008 riển khai phong trào, Kế hoạch liên ngành triển khai phong trào số

7575/KHLN/BGDĐT-BVHTTDL-TƯĐTN ngày 19/8/2008.

b) Phối hợp với ngành Văn hoá, Thể thao, Du lịch và Đoàn TNCS HCM ở

địa phương theo chỉđạo của Sở Giáo dục và Đào tạo tiến hành các hoạt động tuyên truyền cần thiết để cán bộ, giáo viên, HS trong trường cũng như cấp uỷĐảng, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội ởđịa phương nắm được mục tiêu, yêu cầu, nội dung của phong trào thi đua, qua đó các thành viên xác định rõ hơn quyết tâm và trách nhiệm tham gia.

c) Chủ trì xây dựng và triển khai kế hoạch phong trào thi đua “XDTHTT, HSTC” tại trường: Tổ chức để giáo viên và HS khảo sát, đánh giá thực trạng nhà trường so với 2 mục tiêu, 5 yêu cầu, 5 nội dung của phong trào thi đua; xác định những thuận lợi, khó khăn, những vấn đề cấp thiết và lâu dài phải giải quyết, từđó, xác định lộ trình 5 năm và của năm học đầu tiên triển khai phong trào. Xác định các hoạt động cụ thể của phong trào hằng năm trên cơ sở gắn bó chặt chẽ với kế hoạch năm học. Có sự phối hợp khéo léo, linh hoạt các công việc để tránh sự quá tải đối với hoạt động giáo dục trong nhà trường; đảm bảo có trọng điểm trong từng giai

đoạn và tính khả thi của từng giải pháp. Phát huy sự tham gia tích cực của tổ chức. d) Kết hợp linh hoạt việc kiểm điểm, đánh giá kết quả thi đua với các nhiệm vụ khác của kế hoạch năm học sau mỗi giai đoạn.

78

e) Tổ chức thực hiện có hiệu quả “Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhàtrường” trong đó cụ thể hoá các quy tắc ứng xử văn hoá, thân thiện giữa các thành viên trong nhà trường, gắn với nội dung thi đua.

* Huy động sự tham gia của đội ngũ cán bộ, giáo viên, tổ chức công đoàn trong nhà trường

Yếu tố quyết định thành công của phong trào thi đua “XDTHTT, HSTC” là lòng quyết tâm, nhận thức đầy đủ, tinh thần trách nhiệm cũng như năng lực giáo dục ngày càng được nâng cao và sựđồng lòng tham gia của mỗi cán bộ, giáo viên, đoàn viên công đoàn trong trường. Yêu cầu đó được thể hiện như sau:

Thực hiện tốt cuộc vận động “Hai không” và cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Nâng cao chất lượng dạy học, xây dựng THTT, HSTC chính là sự cụ thể hoá của yêu cầu “Dạy tốt, học tốt”. Dạy tốt không chỉ là hoạt động của GV, mà còn là hoạt động của tập thể thầy, cô giáo, là sự tham gia của gia đình, đoàn thể vào quá trình sư phạm, là tạo môi trường thân thiện cho các em. Dạy tốt không chỉ là nói cho HS nghe, chỉ cho HS làm mà còn là tạo điều kiện để HS nói, để HS tựđề xuất việc cần làm và tự làm.

Giáo viên ch nhim lp: Ngoài chức năng truyền thụ kiến thức mới cho HS người GV cần nắm bắt được những thông tin cần thiết ở mỗi HS của GV hiểu được tâm tư, tính cách của từng HS, biết được HS nào điều kiện khó khăn cần được giúp

đỡ và HS nào cần động viên... Thông qua việc cho HS viết những bản sơ yếu lý lịch

đầu năm học, nhà trường sẽ có được những thông tin để quản lý HS, biết được bố

mẹ các em công tác ở đâu, có thể phối hợp cùng nhà trường phát hiện, khai thác những khả năng phục vụ công tác GD&ĐT cho chính nơi con em mình đang theo học, từ việc hỗ trợ nhà trường trong các hoạt động ngoại khoá, tham quan,... đến việc đóng góp cả vật chất, tinh thần để xây dựng trường lớp.

Công đoàn nhà trường: Tổ chức triển khai phong trào thi đua cho các công

đoàn viên của mình, phát hiện và tổ chức báo cáo điển hình người tốt, việc tốt; tổ

chức các cuộc thi giới thiệu sáng kiến, nhân rộng điển hình; chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, tăng cường các hoạt động tập thể, vui chơi giải trí, bảo đảm sức

79

khoẻ và điều kiện làm việc, nghỉ ngơi cho công đoàn viên; xây dựng tập thể giáo viên đoàn kết.

Đoàn Thanh niên Cng sn H Chí Minh: Thực hiện Kế hoạch liên ngành triển khai phong trào số 7575/KHLN/BGDĐT-BVHTTDL-TƯĐTN ngày 19/8/2008, Đoàn TNCS HCM phối hợp với các ban ngành của địa phương lập kế

hoạch chỉđạo để tổ chức một số hoạt động phù hợp với HS:

a) Tổ chức các cuộc thi, liên hoan trò chơi dân gian trong toàn trường, toàn huyện.

b) Tổ chức liên hoan âm nhạc dành cho HS. Thực hiện Chương trình “Học từ thiên nhiên”, các Đoàn trường, phối hợp với giáo viên bộ môn tổ chức cho HS tham gia các hoạt động dã ngoại gắn với các môn học như: Sinh học, Địa lí, Lịch sử, Ngữ văn, Giáo dục quốc phòng, … và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Tổ

chức các hoạt động dã ngoại cho HS. Triển khai chương trình “Học sinh đến với trường nghề, làng nghề”.

c) Tổ chức các hoạt động hỗ trợ, động viên HS vượt khó học tập, tổ chức cuộc thi sáng tác, các hoạt động “Thắp sáng ước mơ”, “Tự hào Việt Nam”…

d) Tiến hành các hoạt động chăm sóc, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích, tổ chức các hoạt động như: Hành trình theo chân Bác; về nguồn; Hành trình về

chiến trường xưa; hát múa, diễn kịch về di tích lịch sử, văn hoá ởđịa phương. e) Tham khảo và vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo các mô hình hoạt

động ngoại khoá của các trường bạn trong tỉnh và trong cả nước. Có thể tìm hiểu thêm các trang Web của Đoàn TNCS HCM.

f) Biểu dương kịp thời các Chi đoàn, các đoàn viên, thanh niên, có thành tích tốt trong phong trào thi đua.

Hc sinh

a) Tích cực học tập, tự tin, mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình trong các cuộc thảo luận ở nhóm, lớp hoặc trong các tiết học .

b) Luôn có ý thức “nói lời hay, làm việc tốt”, trau dồi văn hoá ứng xử, lễ

80

có sự tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. Các bạn học khá giỏi cần có sự quan tâm giúp đỡ các bạn còn yếu theo sự phân công và hướng dẫn của thầy cô.

c) Có ý thức bảo vệ trường lớp xanh, sạch, đẹp: bỏ rác đúng nơi quy định, có ý thức giữ vệ sinh nơi công cộng, trồng và bảo vệ cây xanh, mỗi năm lớp hoặc tổ

học sinh nhận trồng và chăm sóc cây xanh ở trường hoặc địa phương.

d) Tham gia tích cực việc chăm sóc di tích lịch sử, văn hoá ở địa phương mình. Có ý thức tìm hiểu các di tích này qua tư liệu, sách báo, internet, … hoặc qua những người am hiểu ở địa phương. Tham gia các hoạt động để giới thiệu giá trị

tinh thần của các di tích cho bạn bè, gia đình, khách du lịch, …

e) Tham gia tích cực vào các hoạt động rèn luyện kĩ năng sống, hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh do nhà trường, Đoàn, tổ chức. Giúp đỡ cha mẹ trong công việc nhà, chăm lo các em, quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, góp phần cùng với cộng đồng giữ gìn vệ sinh đường làng, ngõ xóm, khu phố và môi trường xung quanh được xanh, sạch, đẹp. Lựa chọn các môn thể thao (đá cầu, cầu lông, bóng bàn, bóng đá, …) hay trò chơi dân gian mà mình yêu thích đểđề xuất với lớp hoặc

Đoàn lập các câu lạc bộ và tham gia tích cực duy trì bền vững các câu lạc bộđó. f) Tích cực tuyên truyền về an toàn giao thông, giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm, chống ma tuý, buôn bán trẻ em, phụ nữở gia đình và địa phương.

* Huy động tối đa các nguồn lực ngoài nhà trường tạo điều kiện tốt nhất cho một môi trường học tập thân thiện, học sinh tích cực

Cha m hc sinh

a) Xây dựng môi trường thân thiện trong từng gia đình, trong đó mọi thành viên đều yêu thương và tôn trọng lẫn nhau; người lớn cần gương mẫu về cách sống, làm việc, nói năng và hành vi ứng xử; nên dành ít nhất 15 phút mỗi ngày để trò chuyện, lắng nghe chia sẻ các ý kiến và nguyện vọng chính đáng của con em mình.

b) Bố trí một chỗổn định, đủ ánh sáng để các em học bài. Thu xếp việc nhà

để hằng ngày các em có thể học bài vào thời gian cố định, không bịảnh hưởng bởi sinh hoạt xem tivi, tiếp khách, … của gia đình.

81

tập ở nhà nhưng tránh gây áp lực cho con em mình. Xem sổ liên lạc, định kì liên hệ

với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn để nắm tình hình học tập và hỗ trợ kịp thời việc học tập, rèn luyện của con em mình.

d) Phân công và hướng dẫn con em mình đảm nhận một số việc thích hợp trong gia đình, qua đó rèn luyện ý thức tự lập và kĩ năng sống. Tạo điều kiện cho con mình có ít nhất một dụng cụ thể để hoạt động thể thao hoặc chơi trò chơi dân gian như quả cầu, vợt cầu lông, nhảy dây, bàn cờ…

e) Hỗ trợ theo khả năng các hoạt động chăm sóc, bảo vệ và phát huy giá trị

các công trình, di tích lịch sử, văn hoá, bảo vệ môi trường ởđịa phương.

T chc Đảng, chính quyn, đoàn th và cng đồng địa phương

a) Ngành Giáo dục, ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch và Đoàn Thanh niên

của tỉnh và huyện cần tham mưu để Tỉnh ủy, Huyện ủy, UBND tỉnh và huyện đưa việc triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là một nội dung quan trọng trong nghị quyết của cấp ủy và chính quyền khi triển khai kế hoạch kinh tế, xã hội của địa phương hằng năm.

b) UBND tỉnh và huyện cần tạo các điều kiện cần thiết để ngành Giáo dục, ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch và ĐTN triển khai kế hoạch liên ngành về

phong trào này; phân bổ, hỗ trợ kịp thời các nguồn lực, kết hợp vận động các doanh nghiệp tài trợ để tập trung giải quyết dứt điểm CSVC – TBDH trong các nhà trường, đảm bảo mỗi trường học đều có đủ CSVC – TBDH.

c) UBND các xã, huyện và ngành Giáo dục cần chú ý tới các em có hoàn cảnh khó khăn, tạo điều kiện để tất cả các em trong độ tuổi được đến trường và học hết cấp, kịp thời động viên, có biện pháp giúp đỡ thiết thực những HS có hoàn cảnh

đặc biệt khó khăn.

d) Các đoàn thể, chính quyền huyện xã vận động các tổ chức, cá nhân, đoàn thể, doanh nghiệp, cha mẹ học sinh ủng hộ vật chất, tinh thần, đặc biệt là những dụng cụ thể thao, dụng cụ chơi các trò chơi dân gian để có thêm điều kiện cho việc học tập, vui chơi, rèn luyện học sinh.

82

hỗ trợ và phối hợp với nhà trường tổ chức sơ kết học kỳ, tổng kết năm học và các hình thức khác để tuyên dương, trao phần thưởng kịp thời cho HS có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, tạo những ấn tượng tốt đẹp cho các em.

f) Chương trình phát thanh của huyện, các chương trình truyền hình, truyền thanh, báo chí của tỉnh cần tuyên truyền đến nhân dân địa phương, các đoàn thể, các hội ởđịa phương về mục đích, ý nghĩa, nội dung của phong trào thi đua và khả năng

đóng góp của cá nhân và tổ chức cho phong trào này.

Ngành Văn hoá, Th thao và Du lch

a) Xác định, giới thiệu với ngành Giáo dục các di tích lịch sử, văn hoá tại địa phương để mỗi trường nhận chăm sóc, tuyên truyền, giới thiệu một di tích của địa phương với bạn bè, cộng đồng dân cư và khách du lịch và phù hợp với đối tượng là các trường từ tiểu học đến trung học.

b) Phối hợp tuyên truyền, giới thiệu giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, nhất là trong dịp Ngày di sản văn hoá Việt Nam 23 -11 hằng năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trong các trường trung học cơ sở huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 85 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)