Kinh nghiệm phát triển sản phẩm du lịch của một số nước trên thế giớ

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN sản PHẨM DU LỊCH THÀNH PHỐ hội AN (Trang 34 - 35)

và Việt Nam

1.3.1. Kinh nghiệm phát triển sản phẩm du lịch của một số nước trên thếgiới giới

1.3.1.1. Kinh nghiệm phát triển sản phẩm du lịch ở đảo Nami, Hàn Quốc

- Phục hồi hệ sinh thái: Thay điện chiếu sáng, lắp lại đường dây điện, phá bỏ các hàng rào cũ, vứt bỏ các thùng hỏng rác bẩn, đào đất để kiểm tra việc chôn rác thải bất hợp pháp để tiến hành xử lý. Đồng thời tiến hành xây dựng mô hình quy hoạch cây xanh, ngừng việc phun thuốc bảo vệ thực vật để tạo thành rừng cây và thảm thực vật xanh mướt rậm rạp như ngày nay.

- Quảng bá hình ảnh qua phim ảnh: bằng chính sách hỗ trợ các đoàn làm phim để quảng bá hình ảnh ra phạm vi toàn thế giới.

- Phát triển về lĩnh vực văn hóa: Thường xuyên tổ chức các chương trình, sự kiện về văn hóa tầm cỡ khu vực và quốc tế để thu hút khách du lịch.

- Hợp tác với các Tổ chức quốc tế, hiệp hội và sự tham gia của cộng đồng.

1.3.1.2. Phát triển du lịch bền vững tại Đài Loan

- Phát triển du lịch giải trí tại nông thôn phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí cho cộng đồng và nâng cao thu nhập cho người nông dân.

- Phát triển nông trại nghĩ dưỡng để duy trì văn hóa nông thôn, kết hợp giữa nguồn tài nguyên nông nghiệp và du lịch nghĩ dưỡng, giáo dục, cung cấp một môi trường lý tưởng cho du lịch sinh thái, thúc đẩy ngành thực phẩm cho sức khỏe và thực phẩm hữu cơ mà còn tạo nên nét văn hóa đặc thù cho việc phát triển các làng nghề nông thôn và tiếp tục phát triển các thế hệ sau.

1.3.1.3. Kinh nghiệm của Singapore phát triển sản phẩm du lịch MICE

- Phát triển các sản phẩm du lịch mới như: du thuyền, du lịch chữa bệnh, du lịch giáo dục, du lịch trăng mật; phát triển các thị trường du lịch mới; tổ chức các lễ hội lớn mang tầm cỡ quốc tế; tập trung phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch; trao các giải thưởng về du lịch; giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân về du lịch…

- Phát triển du lịch MICE là trọng tâm: với lợi thế về vị trí địa lý, hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, là trung tâm của các hoạt động giao thương lớn trong khu vực, Singapore xác định phát triển du lịch MICE là trọng tâm của chiến lược phát triển sản phẩm du lịch.

1.3.1.4. Kinh nghiệm phát triển sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng tại Malaysia

- Phát triển sản phẩm và thị trường với mục tiêu chính là tập trung vào thị trường có khả năng chi trả cao, đẩy mạnh chương các hoạt động tiêu dùng của khách du lịch.

- Phát triển phải gắn liền bảo vệ, bảo tồn và giữ gìn môi trường: phát triển du lịch xanh, giải thưởng khách sạn xanh, chiến dịch quốc gia về một Malaysia xanh, một Malaysia sạch và phát triển toàn diện, chú trọng tính cân bằng và tính bền vững (tầm quan trọng của lợi ích cộng đồng).

- Phát triển các sản phẩm mới như du lịch chữa bệnh, du lịch giáo dục và du lịch công vụ (M.I.C.E). Để thu hút đông đảo du khách hơn nữa, Malaysia luôn chú trọng sáng tạo các sản phẩm du lịch mới, thoản mãn mọi nhu cầu của du khách khắp nơi trên thế giới…

1.3.1.5. Kinh nghiệm phát triển sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng tại Campuchia.

Campuchia với điểm đến nổi tiếng thế giới là Xiêm Riệp, đã có những kinh nghiệm trong xây dựng một thương hiệu được quốc tế công nhận thông qua các chiến dịch tiếp thị hiệu quả, khả năng tiếp cận cao đối với khách du lịch và một loạt những hoạt động kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch. Với một số chính sách cơ bản nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, như miễn, giảm thuế, tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư du lịch mong muốn phát triển những dự án du lịch trong khu vực; chính sách phát triển hàng không Open Sky được triển khai từ năm 1999, cho phép các chuyến bay quốc tế hạ cánh ở Xiêm Riệp, dẫn đến tăng mạnh lượt khách đến.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN sản PHẨM DU LỊCH THÀNH PHỐ hội AN (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w