Phát triển dịch vụ mua sắm của thành phố Hội An

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN sản PHẨM DU LỊCH THÀNH PHỐ hội AN (Trang 72 - 73)

- Các khu chợ đêm

b, Dịch vụ ăn uống

2.3.4. Phát triển dịch vụ mua sắm của thành phố Hội An

Du lịch Hội An được du khách trong và ngoài nước biết đến một phần nhờ vào các sản phẩm hàng hóa kinh doanh thương mại của nhân dân ở các địa bàn dân cư từ thành thị đến nông thôn.

Đầu tiên nhất phải kể đến sản phẩm may mặc. Hoạt động nghề may ở Hội An có từ lâu nhưng để phát triển và được tôn vinh thì phải tính từ năm 2006. Đó là năm du lịch quốc gia của tỉnh Quảng Nam. Thời điểm đó, tỉnh đã đưa ra 50 sản phẩm du lịch, trong đó có nghề may. Cùng năm đó, tạp chí Time của Mỹ đánh giá dịch vụ may ở Hội An với thời gian nhanh nhất, giá cả rẻ nhất. Tuy nhiên, để nghề may có sức cạnh tranh cũng phải kể đến hệ thống các cửa hàng bán vải. Đây là chuỗi giá trị liền kề, hỗ trợ cho nhau, bổ sung cho nhau tạo nên một giá trị cốt yếu, giải quyết việc làm cho phụ nữ. Toàn thành phố hiện có hơn 400 hộ bán vải kèm theo dịch vụ “may nóng”, hơn 460 hộ bán các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, giày dép, túi xách, đèn lồng và đồ lưu niệm các loại. Các shop này đảm nhận việc cung ứng các mặt hàng lưu niệm cho du khách khi đến tham quan và mua sắm tại di sản phố cổ. Các cơ sở tập trung chủ yếu trong phố cổ và các tuyến đường chính như: Trần Phú, Nguyễn Thái Học, Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Lợi, Phan Châu Trinh, Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng và khu vực lân cận với mật độ dày đặc. Số lượng các cửa hàng – cửa hiệu đạt chuẩn văn minh tăng qua các năm về số lượng và chất lượng (Bảng 2.7)

Bảng 2.7: Cơ sở đạt chuẩn văn minh (Loại hình cửa hàng – Cửa hiệu) Năm 2017 1 2 5 16 24

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN sản PHẨM DU LỊCH THÀNH PHỐ hội AN (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w