Lao động trong ngành du lịch của thành phố Hội An

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN sản PHẨM DU LỊCH THÀNH PHỐ hội AN (Trang 56 - 57)

c. Khách lưu trú ở Hội An

2.3.3. Lao động trong ngành du lịch của thành phố Hội An

Ngành du lịch Hội An hiện sử dụng hơn 17.000 lao động, chủ yếu làm việc ở các công ty lữ hành, vận chuyển và cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống trong đó trình độ lao động làm việc tại các cơ sở lưu trú đã qua đào tạo từ sơ cấp trở lên đạt tỷ lệ 65%, kể cả hình thức tự đào tạo tại các doanh nghiệp. Tuy nhiên, lao động thành phố được đào tạo và cấp chứng chỉ theo tiêu chuẩn cần thiết để phát triển chất lượng

nghiệp vụ các ngành du lịch, khách sạn tại Việt Nam (tiêu chuẩn VTOS) chỉ có 5%; đáng nói, phần lớn vị trí quản lý, điều hành doanh nghiệp du lịch tại Hội An đều là nhân lực đến từ các địa phương ngoài tỉnh hoặc người nước ngoài.

Theo đánh giá của các doanh nghiệp du lịch, mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của lao động Hội An hiện chỉ đạt 40 - 60% (tùy theo ngành nghề); khoảng 10% số lao động đáp ứng vượt kỳ vọng của công việc, tập trung chủ yếu ở khối cơ sở lưu trú du lịch từ 3 sao trở lên, doanh nghiệp lữ hành quốc tế hoặc các cơ sở dịch vụ, khu du lịch cao cấp. Thêm vào đó, lao động ngành du lịch Hội An thường biến động do tình trạng liên tục thay đổi công việc từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác. Sự thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực cao phục vụ du lịch, đặc biệt là nhân lực du lịch đã qua đào tạo kéo theo sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp để thu hút lao động. Quan trọng hơn, chất lượng nhân lực ngành du lịch còn hạn chế dẫn đến chất lượng phục vụ khách chưa chuyên nghiệp, chưa khai thác hết nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của khách để tăng doanh thu...

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN sản PHẨM DU LỊCH THÀNH PHỐ hội AN (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w