- Các khu chợ đêm
c. Các định hướng phát triển chủ yếu
3.2.3. Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch của thành phố Hội An
Thực tế chất lượng sản phẩm du lịch của Hội An trong thời gian qua từng bước được nâng lên đáng kể, có nhiều sản phẩm du lịch mới được hình thành. Tuy nhiên, trình độ nhân viên tại các khu, điểm du lịch chưa đồng đều khiến chất lượng phục vụ khách không đảm bảo tiêu chuẩn. Sự phát triển lộn xộn, thiếu giám sát của một số vùng đã dẫn đến có những công trình không phù hợp về kiến trúc, phá vỡ cảnh quan môi trường gây tác hại lâu dài rất khó khắc phục. Công tác bảo vệ môi trường vẫn là điểm yếu. Để đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, thành phố Hội An cần phát triển theo chiều sâu, hướng nâng cao chất lượng, nâng cao tính chuyên nghiệp và coi du lịch là chiến lược phát triển về kinh tế - xã hội của thành phố. Theo đó, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ là nhiệm vụ trọng tâm của ngành du lịch. Chính vì thế, để nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, trong thời gian tới Hội An cần thực hiện một số giải pháp sau:
Một là, tăng cường thanh tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm du lịch.
Cần tập trung kiểm tra, kiểm soát chất lượng phục vụ của các nhà nghỉ, cơ sở lưu trú, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm của những nơi cung ứng dịch vụ ẩm thực, kiểm tra xuất xứ và chất lượng hàng hóa bán cho du khách, kiểm soát phong cách phục vụ của nhân viên phục vụ khách du lịch, kiểm soát giá bán hàng hóa dịch vụ trong mùa cao điểm...Việc tổ chức đường dây nóng và xử lý kịp thời các vấn đề từ các cuộc gọi của đường dây nóng sẽ góp phần làm giảm bức xúc, tạo an tâm cho du khách đến với khu, điểm du lịch, cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của các cơ quản quản lý, chính quyền địa phương và ban quản lý các khu, điểm du lịch.
Hai là, giảm thiểu tính mùa vụ.
Đẩy mạnh các dịch vụ chất lượng cao đáp ứng nhu cầu du lịch MICE, trong đó có vai trò quan trọng của các khách sạn, trung tâm tổ chức hội nghị, hội thảo, khu vui chơi giải trí, khu mua sắm, điểm tham quan.
Ba là, có kế hoạch ứng phó hợp lý với những vấn đề bất khả kháng về môi trường.
Mỗi cơ sở dịch vụ du lịch, mỗi cơ quan và chính quyền địa phương cần nghiên cứu đầy đủ, thực hiện nguyên tắc Quản lý thích ứng, có phương án ứng phó khả thi với hậu quả của sự biến đổi khí hậu, như sự nóng lên toàn cầu, nước biển dâng, lở đất, xâm thực... Thay đổi sản phẩm và hình thức du lịch cho phù hợp với những biến đổi đó.
Bốn là, nâng cao chất lượng nhân lực du lịch, chú trọng khu vực biển đảo Tăng cường tập huấn cho người dân tại chỗ, tạo cơ chế thu hút lao động có chuyên môn nghiệp vụ từ vùng khác. Đẩy mạnh đào tạo nhằm nâng cao trình độ ngoại ngữ, khả năng giao tiếp tiếng Anh cho nhân viên tiếp xúc trực tiếp với khách du lịch.
Năm là, khắc phục điểm yếu về hệ thống thông tin du lịch, chỉ dẫn du lịch. Việc xây dựng cơ sở dữ liệu toàn diện của khu, điểm du lịch cần được triển khai và thường xuyên cập nhật. Hệ thống thông tin, chỉ dẫn cần được đầu tư bằng ngôn ngữ của các thị trường trọng điểm để khách tiện tra cứu, dễ dàng tt́m đường, tự đi tham quan. Các cơ sở dịch vụ phải đầu tư hệ thống công nghệ tốt, mạng wifi, internet không dây nên được cung cấp miễn phí.
Sáu là, chú trọng công tác truyền thông
Thành phố cần Truyền thông và khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện các tiêu chuẩn ngành, quy định tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ và đăng ký áp dụng, công nhận chất lượng trong kinh doanh du lịch.