Đa dạng hóa sản phẩm du lịch của thành phố Hội An

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN sản PHẨM DU LỊCH THÀNH PHỐ hội AN (Trang 84 - 93)

- Các khu chợ đêm

c. Các định hướng phát triển chủ yếu

3.2.2. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch của thành phố Hội An

a. Đối với dịch vụ tham quan, giải trí

- Xây dựng không gian văn hóa Pháp trên đường Phan Bội Châu

Thống kê cho thấy, hiện đường Phan Bội Châu có 56 di tích nhà ở, phần lớn di tích mang kiến trúc kiểu Pháp những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, hầu hết còn khá nguyên vẹn. Chính vì vậy, thành phố Hội An có thể xây dựng không gian văn hóa Pháp trên đường Phan Bội Châu. Thành phố cần lắp đặt, bổ sung các trụ đèn đường kiểu dáng Pháp, trùng tu mặt tiền các ngôi nhà, quét vôi màu vàng hướng đến hình thành ý tưởng thương hiệu “Hội An - thành phố vàng”.

Đặc biệt, Hội An nên tổ chức các hoạt động theo chuyên đề như triển lãm nghệ thuật Pháp, trình diễn thời trang, trang phục Pháp và châu Âu; chụp ảnh kiểu Pháp; phát hành các ấn phẩm catalogue, brochure, báo, tạp chí Pháp; ẩm thực Pháp; trình diễn âm nhạc Pháp (đường phố); mở lớp dạy tiếng Pháp cho người Việt và tiếng Việt cho người nước ngoài; thành lập CLB những người nói tiếng Pháp tại Hội An... Các hoạt động này hứa hẹn mang đến những nét mới cho du lịch Hội An. Sự xuất hiện của phố văn hóa Việt - Pháp tại Hội An không chỉ giảm áp lực cho trung tâm phố cổ, tạo ấn tượng về giao lưu văn hóa Việt – Pháp, mà còn giúp bảo lưu tính đa dạng, phong phú của giá trị kiến trúc kiểu Pháp thời Đông Dương trong quần thể di tích phố cổ. Hoạt động này còn góp phần gia tăng sản phẩm du lịch Hội An, đáp ứng nhu cầu bảo tồn và phát huy giá trị di sản trên cơ sở kết hợp truyền thống bản địa với văn hóa Pháp vốn dĩ đã rất quen thuộc đối với người Hội An.

Việc phát triển mô hình du lịch nông nghiệp theo hướng thân thiện môi trường không phải mới mẻ ở Hội An. Có thể kể đến làng rau Trà Quế (Cẩm Hà), làng rau An Mỹ (Cẩm Châu)… bước đầu mang đến sự thành công và triển vọng, nhất là trong việc tạo sinh kế mới cho người dân cũng như giúp hình thành những sản phẩm mới cho ngành du lịch. Mô hình du lịch nông nghiệp sinh thái sẽ mang lại nhiều hiệu quả cũng như tạo được thiện cảm lớn từ du khách, nhất là thị trường khách châu Âu. Chính vì vậy, thành phố cũng cần xây dựng nhiều hơn nữa các mô hình du lịch tương tự để tạo ra vùng liên kết khép kín để khách được trải nghiệm nhiều hơn. Bên cạnh đó, thành phố có thể tổ chức các phiên chợ tuần, chợ đặc sản, chợ nông sản nhằm đa dạng sản phẩm du lịch mới phục vụ du khách, đồng thời cũng tạo cơ hội tìm đầu ra cho nông sản địa phương.

- Đa dạng sản phẩm du lịch tại Cù Lao Chàm

Hiện nay du khách đến tham quan Cù Lao Chàm chủ yếu được trải nghiệm các loại hình du lịch sinh thái biển như tham gia các hoạt động thể thao biển, tắm biển, lặn ngắm san hô; kết hợp theo tour tham quan các di tích lịch sử, đi dạo trên đảo và một số hoạt động dã ngoại khác rồi thưởng thức đặc sản biển, rau rừng, cua đá… chứ chưa khai thác ưu thế du lịch sinh thái rừng. Rõ ràng, so với tiềm năng và lợi thế, chừng đó loại hình là còn hạn chế, chưa thật phong phú và chưa hấp dẫn do việc tổ chức, điều hành còn mang tính tự phát. Chính vì vậy, thành phố cần phát triển thêm các loại hình, tuyến, điểm tham quan trên phạm vi xã đảo; có thể mở thêm các tour: tham quan cây di sản, khám phá tuyến đường phía đông trên đảo dành cho du khách thích mạo hiểm và mở rộng các tuyến tham quan ra toàn quần đảo, đến với các bãi biển mới như bãi Xếp, bãi Chồng, bãi Bìm. Với du lịch cộng đồng, có thể vận động đầu tư nâng cao chất lượng và mở thêm các hoạt động như: vận chuyển khách đi câu cá, xem san hô bằng thuyền, bằng thúng đáy kính, đi bộ thưởng ngoạn và khám phá cảnh quan thiên nhiên trên rừng, dưới biển...

- Mở rộng không gian phố dành cho người đi bộ và xe không động cơ tại tuyến đường Phan Châu Trinh.

Hiện nay, lượng khách đến tham quan Hội An ngày càng tăng, nhất là vào buổi chiều và buổi tối, dẫn đến không gian phố dành cho người đi bộ và xem không động cơ tại các trục đường chính trong Khu phố cổ chịu áp lực lớn, các bãi đậu xe tại các khu vực liền kề Khu phố cổ gần như quá tải, thường xuyên ùn tắc giao thông. Chính vì vậy, việc mở rộng không gian phố dành cho người đi bộ và xe không động cơ tại tuyến đường Phan Châu Trinh là cần thiết. Các hoạt động văn hóa – nghệ thuật phụ trợ có thể tổ chức như các trò chơi dân gian, hoạt động âm nhạc đường phố - Acoustic, hát bội …

- Phát triển chợ phiên làng chài Tân Thành

Chợ phiên làng chài Tân Thành, phường Cẩm An, thành phố Hội An do Hiệp hội du lịch tỉnh Quảng Nam tổ chức. Phiên chợ đầu tiên ra mắt vào ngày 26/9/2020, thành viên chính là những hộ kinh doach dịch vụ lưu trú, nhà hàng và người dân bản địa trên tuyến đường Nguyễn Phan Vinh, khối Tân Thành, phường Cẩm An. Đây hoạt động phục hồi du lịch sau dịch Covid-19 nhằm thu hút khách trở lại Hội An.

Chợ phiên làng chài Tân Thành diễn ra vào ngày thứ 7 hằng tuần vào lúc 8 giờ đến 21 giờ cùng ngày, Trong thời gian diễn ra cho phiên tất cả các loại phương tiện xe máy không được lưu thông, chỉ có người đi bộ, là nơi để người dân và cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ trao đổi, mua bán, thanh lý sản phẩm đồ cũ, đồ tái chế, sản phẩm địa phương vùng biển, đồ handmade do chính người dân bản địa làm ra, hàng hóa đảm bảo theo tiêu chí sạch. Đặc biệt, ở đây người mua, kẻ bán đều sử dụng lá chuối và túi giấy để gói sản phẩm góp phần bảo vệ môi trường.

Phiên chợ có quy mô gần 100 gian hàng, là điểm gặp gỡ, giao lưu, trao đổi, mua bán, thanh lý đồ dùng cũ hoặc mới, có thể chưa sử dụng và ẩm thực địa phương….Ngoài ra tại phiên chợ còn có giao lưu văn nghệ, nhảy rumba, giữa chủ cơ sở kinh doanh, người dân và du khách đến tham quan chợ.

Sự kiện được tổ chức nhằm khơi dậy giá trị sinh hoạt mang tính văn hóa của cộng đồng, vừa góp phần tạo thu nhập trong điều kiện khó khăn do ảnh hưởng của

dịch bệnh Covid-19, các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ du lịch chưa được khôi phục hoàn toàn. Chính vì vậy, đây là hoạt động nên được tổ chức thường xuyên, vào ngày thứ 7 hằng tuần.

- Đa dạng hóa các hoạt động vui chơi giải trí

Hoạt động vui chơi giải trí, nhất là giải trí về đêm là nhu cầu chính đáng và rất lớn của khách du lịch, đặc biệt là khách đến từ các quốc gia lệch múi giờ và khách đến từ các thành phố lớn của Việt Nam. Thành phố cần phát triển và đầu tư mạng lưới khu vui chơi giải trí sẽ góp phần gia tăng sức hấp dẫn của thành phố.

Một số hoạt động vui chơi giải trí có thể phát triển như sau: + Tổ chức biểu diễn thời trang

Chương trình biểu diễn thời trang nên được tổ chức vào tối chủ nhật hàng tuần theo từng chủ đề khác nhau như: Trang phục truyền thống, trang phục cưới, đầm dạ hội …do các cửa hàng thời trang buôn bán tại Hội An thiết kế và biểu diễn.

+ Tổ chức các hoạt động du thuyền ẩm thực

Hoạt động du thuyền ẩm thực đã có tại Hội An nhưng do số lượng hoạt động ít nên cũng chưa tạo được sự đồng bộ trong công tác quảng bá, giới thiệu để tạo nên một sản phẩm du lịch phục vụ khách.

+ Tổ chức các khu kinh doanh bar

Để phục vụ nhu cầu giải trí của du khách cũng như đảm bảo trật tự an toàn xã hội, không ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân dân trong khu vực, cần phải hình thành khu kinh doanh nhà hàng – bar, bar chuyên doanh và vũ trường tập trung. Vị trí tổ chức có thể ở phường Cẩm Nam hoặc dọc theo chiều dài bãi biển đoạn bãi tắm An Bàng, Cửa Đại.

+ Tổ chức khu trò chơi dành cho thanh thiếu niên và trẻ con.

Hiện nay, xu hướng đi du lịch gia đình vào các dịp nghỉ lễ, tết đang có xu hướng gia tăng. Do đó, việc lựa chọn điểm đến có các dịch vụ phục vụ thanh thiếu niên, trẻ con sẽ được ưu tiên lựa chọn trong chuyến hành trình của nhóm du khách này. Khu trò chơi có thể da dạng, gồm: Trò chơi dân gian, trò chơi điện tử hiện đại, sân trượt patin, khu chiếu phim 4D …

+ Tổ chức hoạt động cà phê – giao lưu ca nhạc và phòng trà ca nhạc

Các hoạt động này nên được tổ chức xem lẫn trong các khu dân cư có nhiều cơ sở kinh doanh lưu trú để phục vụ nhu cầu của du khách.

+ Tổ chức không gian đọc, dạy vẽ tranh

Với lợi thế của một không gian phố cổ, phố không có tiếng động cơ và xe máy, việc lựa chọn ngôi nhà cổ để sử dụng làm không gian đọc miễn phí, dạy vẽ tranh sẽ là một dịch vụ, tiện ích riêng có của Hội An trong việc thu hút khách. Hoạt động này có thể tổ chức tại các nhà là điểm dừng chân du khách do thành phố quản lý.

b. Đối với dịch vụ lưu trú, ăn uống

Theo Luật du lịch 2017, các loại hình được đầu tư kinh doanh lưu trú gồm: Khách sạn (khách sạn nghỉ dưỡng, khách sạn bên đường, khách sạn nổi, khách sạn thành phố). Tuy nhiên, hiện nay thành phố Hội An chỉ cho phép phát triển các loại hình cơ sở lưu trú du lịch sau: Khách sạn (khách sạn thành phố và khách sạn nghỉ dưỡng); căn hộ du lịch; biệt thự du lịch; nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (homestay). Riêng trên địa bàn xã Tân Hiệp chỉ cho phép phát triển loại hình biệt thự du lịch và homestay. Đối với các loại hình khác sẽ xem xét, cân nhắc từng trường hợp cụ thể.

Việc phát triển mạng lưới cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Hội An phải được xác định dựa trên giá trị sinh thái – văn hóa, không gian phát triển, vị trí địa lý, lợi thế của địa phương nhằm bảo tồn và phát huy, phát triển kiến trúc cảnh quan, văn hóa làm môi trường phát triển du lịch bền vững. Trong thời gian đến, thành phố Hội An nên ưu tiên khuyến khích phát triển loại hình biệt thự nhà vườn, nhà có sân vườn, các cụm homestay để giữ gìn cảnh quan làng quê sinh thái, tập trung đầu tư hình thành các cụm du lịch Cửa Đại, Cẩm Thanh, Cẩm An, Cẩm Châu, Cẩm Phô; cho phép xây dựng mô hình khách sạn với số lượng và quy mô vừa đạt tiêu chuẩn 2 - 3 sao, dưới 50 phòng/khách sạn tại một số tuyến nhằm thúc đẩy sự phát triển khu vực…

Thành phố Hội An cũng nên quy hoạch không gian phát triển cho các loại hình lưu trú như sau:

- Khu vực 1 và khu vực 2A (kể cả nhà ở nằm trong các kiệt, hẻm thuộc khu vực này): Không cho phép phát triển các loại hình dịch vụ lưu trú du lịch.

- Khu vực trung tâm làng nghề ở Trà Quế (Cẩm Hà), Nam Diêu (Thanh Hà) và một số điểm đang phát triển nóng về du lịch như thôn Vạn Lăng, Thanh Tam Đông (xã Cẩm Thanh), toàn bộ xã Cẩm Kim: Tạm dừng phát triển loại hình khách sạn, cho phép phát triển loại hình biệt thự, homestay.

- Các tuyến đường có mật độ giao thông cao, bao gồm một số đoạn trên đường Hùng Vương, Lý Thường Kiệt, Hai Bà Trưng, Cửa Đại, Trần Hưng Đạo... : Chỉ cho phép phát triển loại hình homestay, riêng đối với những thửa đất có diện tích từ 1000m2 trở lên thì cho phép kinh doanh loại hình biệt thự.

- Chỉ phát triển loại hình biệt thự, khách sạn du lịch tại các vị trí được xác định cụ thể là đất thương mại – dịch vụ đối với các khu vực đã có Quy định quản lý xây dựng riêng được UBND tỉnh phê duyệt.

Ngoài ra, thành phố có thể cân nhắc để phát triển một số loại hình du lịch mới sau đây:

(1) Loại hình lưu trú giá rẻ dạng nhà trọ (hostel)

Trong những năm gần đây, trào lưu “du lịch bụi” thu hút nhiều người tham gia ở mọi độ tuổi từ học sinh, sinh viên đến dân văn phòng hay cả người đã nghỉ hưu. Cùng với trào lưu đó, nhu cầu về mô hình khách sạn giá rẻ mà vẫn đầy đủ tiện nghi ngày càng gia tăng. Hostel cao cấp hơn mô hình nhà nghỉ truyền thống ở chỗ, du khách sẽ được phục vụ theo quy trình chuẩn của một khách sạn. Nhờ vậy hostel vẫn tạo được thị trường khách riêng. Dân “du lịch bụi” thường thích khám phá cả ngày ở ngoài, đến tối mới về tìm một chỗ ngả lưng nên chỉ cần một chiếc giường nhỏ, nệm êm là đủ. Họ không muốn chi quá nhiều tiền cho khách sạn, nhà nghỉ lớn. Mô hình này cũng đặc biệt thích hợp với đối tượng đi công tác, đi học cấp tốc vì họ có thể thuê ở từ nửa tháng đến 1 tháng với chi phí rẻ.

(2) Khu du lịch trải nghiệm nông thôn (farmstay)

Đây là mô hình trang trại sản xuất nông nghiệp kết hợp kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch theo mô hình khu du lịch trải nghiệm nông thôn (farmstay) để khách du

lịch lưu trú và trải nghiệm các hoạt động sản xuất, sinh hoạt tại nông thôn tương tự như kinh doanh nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (homestay).

Mô hình du lịch này đã xuất hiện từ những năm 1980 ở Italia và nhanh chóng phát triển mạnh mẽ ở khu vực Bắc Mỹ và Châu Á. Tại Việt Nam, trong những năm gần đây Farmstay đã bắt đầu xuất hiện và được nhiều du khách yêu thích.

(3) Mô hình glaming

Glamping là từ ghép lại từ ‘glamorous’ (sang trọng) và ‘camping’ (cắm trại) và được dùng để chỉ một loại hình du lịch trải nghiệm sang trọng. Cũng có thể xem glamping là cắm trại đi kèm với tiện nghi và đôi khi là các dịch vụ mang đẳng cấp resort vốn không thường thấy trong các chuyến cắm trại thông thường.

Mô hình lưu trú của glamping là lều nhưng có thể cải tiến và mở rộng thêm nhiều mô hình lưu trú khác như lều teepee, lều yurt (của người Mông Cổ), xe kéo, nhà gỗ, nhà trên cây, nhà ống, nhà vòm, nhà lán hay thậm chí là xe ngựa.

Glamping cũng giúp du khách có được những hoạt động trại như đi dạo trong rừng, câu cá về chiều, quay quần nhau bên lửa trại, tổ chực tiệc nướng ngoài trời và nằm nhìn lên bầu trời đêm ngắm sao. Nhưng quan trọng là, glamping sẽ giúp du khách thực hiện các hoạt động đó một cách sang trọng, một cách thoải mái.

Đối với dịch vụ ăn uống, trong xu thế phát triển ngày càng đa dạng về nhu cầu du lịch, ẩm thực không chỉ đóng vai trò là yếu tố phục vụ khâu ăn uống đơn thuần của du khách, mà còn được xác định là một trong những mục đích chính của các chuyến du lịch. Bên cạnh việc thưởng thức, mang đến những trải nghiệm vị giác khác lạ, ẩm thực còn giúp du khách cảm nhận được nét văn hóa bản địa đặc sắc của từng vùng, miền, địa phương, từ đó tăng cường ấn tượng về điểm đến. Nhằm khai thác lợi thế của ẩm thực trong phát triển du lịch, thành phố Hội An cần phát triển những chương trình khám phá ẩm thực cho du khách, như đưa khách đi cùng đầu bếp ra chợ để chọn thực phẩm, cùng tham gia vào quá trình chế biến; hay tổ chức các lớp học nấu ăn (kéo dài nửa ngày, một ngày) với sự hướng dẫn của các đầu bếp nổi tiếng; hoặc dẫn khách tới những khách sạn lớn trải nghiệm món ăn theo yêu cầu…

Du lịch ẩm thực không chỉ đơn giản là để du khách được thưởng thức những món ăn, đồ uống ngon, độc đáo, mà còn là cung cấp những trải nghiệm, khám phá

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN sản PHẨM DU LỊCH THÀNH PHỐ hội AN (Trang 84 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w