Kinh nghiệm phát triển sản phẩm du lịch trong nước

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN sản PHẨM DU LỊCH THÀNH PHỐ hội AN (Trang 35 - 39)

1.3.2.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững của TP. Đà Nẵng

làm cho khách thỏa mãn với nhu cầu chuyến đi và họ luộn có ý định quay trở lại trong những lần du lịch tiếp theo và luôn quan tâm đến việc bảo tồn, tu tạo các nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho phát triển trong tương lai, cụ thể:

- Đảm bảo “môi trường du lịch hoàn hảo”: Xây dựng các cơ sở hạ tầng du lịch; đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội, đảm bảo môi trường xanh sạch không ô nhiễm, phát triển các dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, y tế, nâng cao nhận thức về văn minh du lịch và tạo ấn tượng đẹp với du khách trong nước và quốc tế

- “Đặc biệt hóa” sản phẩm du lịch: Sản phẩm du lịch được phát triển mang tính đa dạng với mọi loại hình: Du lịch nghỉ dưỡng biển, nghỉ dưỡng cao cấp; Du lịch công vụ hội nghị hội thảo,mua sắm và vui chơi giải trí; Du lịch văn hóa lịch sử đã được khai thác thông qua các tour du lịch tham quan di tích lịch sử; Du lịch sinh thái, làng quê, làng nghề đã được thành phố và các nhà đầu tư tập trung đầu tư khai thác tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách; Du lịch đô thị; Du lịch chăm sóc sức khỏe chữa bệnh – làm đẹp, . . .

- Phát triển các hoạt động bổ trợ: Nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho ngành du lịch; các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch nhận thức được lợi ích của việc phát triển du lịch bền vững, đã cạnh tranh lành mạnh, cung cấp đầy đủ thông tin về điểm đến, đảm bảo dịch vụ có chất lượng, uy tín, đáp ứng kỳ vọng của du khách với mức giá tối ưu.

1.3.2.2. Kinh nghiệm từ việc nghiên cứu một số sản phẩm du lịch điển hình trong nước

Sản phẩm du lịch mới cần phải thu hút được một đối tượng đáng kể khách khám phá, trải nghiệm; Sản phẩm đó có điểm độc đáo, khác biệt và đã bước đầu phát huy hiệu quả; Có tác động đối với kinh tế - xã hội địa phương; Có khả năng phát triển, liên kết với các ngành, các lĩnh vực khác trong tương lai.

Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quy hoạch Phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 nêu rõ định hướng phát triển sản phẩm du lịch, bao gồm các phương diện sau:

Phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng theo các vùng được tổ chức theo các không gian phát triển du lịch với tính chất đặc trưng nổi trội để tạo dựng thương hiệu từng vùng có sản phẩm điểm đến tổng hợp.

Đa dạng hóa sản phẩm phục vụ các đối tượng khách với những nhu cầu đa dạng như: du lịch MICE Hội họp, Khuyến thưởng, Hội nghị, Triển lãm; du lịch đô thị; du lịch giáo dục; du lịch thể thao; du lịch dưỡng bệnh; du lịch du thuyền; du lịch làm đẹp…

Tăng cường liên kết giữa các địa phương, doanh nghiệp; theo khu vực, các hành lang kinh tế; cùng các ngành vận chuyển, các liên kết vùng, liên vùng và quốc tế để tạo thành sản phẩm du lịch hấp dẫn.

Thông qua những kinh nghiệm nêu trên, chúng ta có thể rút ra cho một số bài học trong quá trình phát triển du lịch và sản phẩm du lịch của Việt Nam.

Thứ nhất, đối với quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch ở tầm quốc gia cần tập trung những vấn đề thực tế hơn cho giai đoạn trung hạn nhằm đảm bảo tính khả thi của các mục tiêu quy hoạch đặt ra.

Thứ hai, tổ chức không gian du lịch đã được xác định trong Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, theo đó, cần xác định rõ các địa bàn, không gian trọng điểm du lịch với chức năng du lịch chính.

Thứ ba, quy trình thực hiện các quy hoạch, kế hoạch của một điểm đến cần có sự tham gia của cộng đồng ngay từ giai đoạn đầu, tôn trọng ý kiến cộng đồng trong quá trình xây dựng, thực hiện quy hoạch, kế hoạch du lịch nhằm bảo đảm các nội dung quy hoạch.

Thứ tư, ngoài sự hỗ trợ của nhà nước về hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực, cần có sự đầu tư thỏa đáng cho công tác xúc tiến, quảng bá du lịch.

Thứ năm, tạo điều kiện thuận lợi về visa để tăng cường thu hút khách quốc tế đến Việt Nam, đặc biệt là từ các thị trường du lịch tiềm năng.

Thứ sáu, xây dựng chiến lược phát triển du lịch bền vững, sử dụng công nghệ tạo ra những sản phẩm sạch và xanh phục vụ cho du khách.

Thứ bảy, hình thành các khu du lịch có sức cạnh tranh mang tầm khu vực và quốc tế; khai thác tốt tiềm năng du lịch để xây dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc; bảo tồn, phát huy các nguồn tài nguyên về văn hóa, lịch sử, tự nhiên, cảnh quan…

Với định hướng phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn và tăng cường hội nhập khu vực ASEAN, việc phát triển sản phẩm du lịch yếu tố đặc biệt quan trọng để du lịchViệt Nam khẳng định thương hiệu trên bản đồ du lịch thế giới. Để tạo nên những sản phẩm du lịch đặc trưng, Việt Nam cần khai thác có hiệu quả các giá trị tự nhiên, nhân văn, lịch sử, văn hóa… riêng có, từ đó hình thành những sản phẩm du lịch đặc thù của từng địa phương, có khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế.

Kết luận chương 1

Chương 1 của luận văn đã trình bày những vấn đề lý luận về sản phẩm du lịch và phát triển sản phẩm du lịch. Bên cạnh các khái niệm, chương 1 chú trọng đến các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch gồm: Dịch vụ tham quan, giải trí; dịch vụ lưu trú, ăn uống; dịch vụ vận chuyển; dịch vụ mua sắm; dịch vụ trung gian du lịch. Những nguyên tắc và nội dung phát triển sản phẩm du lịch cũng được phân tích. Những điều kiện phát triển sản phẩm du lịch được làm rõ, bao gồm: Tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng du lịch, lao động trong ngành du lịch, chính sách phát triển sản phẩm du lịch. Chương 1 cũng giới thiệu một số kinh nghiệm phát triển sản phẩm du lịch tại các quốc gia trên thế giới, Việt Nam và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nhằm có cái nhìn thực tế hơn. Tuy nhiên những vấn đề nêu ra chưa thật sự đầy đủ như đó là những vấn đề cơ bản và thiết thực nhất để làm cơ sở để nghiên cứu để nêu ra thực trạng và giải pháp phát triển sản phẩm du lịch của Hội An trong Chương 2 và Chương 3.

CHƯƠNG 2:

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN sản PHẨM DU LỊCH THÀNH PHỐ hội AN (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w