Chính sách phát triển sản phẩm du lịch của thành phố Hội An

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN sản PHẨM DU LỊCH THÀNH PHỐ hội AN (Trang 57 - 59)

c. Khách lưu trú ở Hội An

2.3.4. Chính sách phát triển sản phẩm du lịch của thành phố Hội An

Công tác chỉ đạo, điều hành phát triển du lịch được Đảng bộ, chính quyền thành phố Hội An quan tâm đáng kể thông qua việc ban hành các nghị quyết, đề án phát triển du lịch, góp phần định hướng và thực hiện các mục tiêu phát triển, tạo ra bước chuyển biến lớn về nhận thức của cán bộ, nhân dân về vị trí, vai trò và hiệu quả kinh tế từ du lịch đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Một số nơi phát triển du lịch đã tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người dân, tạo diện mạo mới cho nông thôn và đô thị, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố.

Ngoài ra, thành phố Hội An đã đưa ra các định hướng không gian, thị trường và loại hình phù hợp với tiềm năng phát triển của thành phố, phù hợp với lợi thế của Quảng Nam nói chung. Thành phố đã đưa vào khai thác các sản phẩm mới: các cơ sở lưu trú cao cấp ven biển từ 4 sao đến 5 sao, các sản phẩm du lịch vệ tinh ở các vùng nam Hội An và bắc Hội An nhằm cung ứng đa dạng các loại hình sản phẩm du lịch khi du khách đến tham quan nghỉ dưỡng tại Hội An … Quan tâm phát triển các

loại hình du lịch sinh thái nông thôn cũng như các làng nghề, làng quê truyền thống. Bước đầu hình thành và đưa vào khai thác một số điểm du lịch cộng đồng, góp phần tăng thêm thu nhập cho người dân.

Các thị trường khách truyền thống của Hội An được duy trì tốt: Úc, Anh, Pháp, Đức, Mỹ. Trong vài năm gần đây nổi lên một số thị trường mới như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga. Thị trường khách nội địa cũng được quan tâm, đặc biệt là Hà Nội, Hồ Chí Minh, Tây Nam Bộ. Bên cạnh đó, thành phố tăng cường tiếp cận thị trường khách du lịch tiềm năng từ các nước ASEAN vốn chỉ chiếm 1% trong tổng số lượt khách quốc tế đến Hội An.

Công tác quy hoạch, xây dựng đề án và các dự án được quan tâm và phát triển theo hướng bền vững, trong đó thực hiện nghiêm việc bảo vệ tài nguyên môi trường, cảnh quan du lịch, thực hiện đảm bảo quy định về mật độ và quy chuẩn đối với dự án du lịch. Tuy nhiên, quy hoạch và quản lý quy hoạch ngành du lịch còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ và chất lượng quy hoạch còn hạn chế, một số dự án đầu tư du lịch ven biển chậm triển khai hoặc không triển khai kéo dài nhiều năm gây bức xúc trong nhân dân.

Bên cạnh đó, để bảo tồn bản sắc khu phố cổ với chủ thể hạt nhân của sự phát triển, từ nhiều năm nay, Lãnh đạo thành phố không chỉ ban hành nhiều chủ trương, quyết sách có liên quan đến trùng tu di tích mà còn hướng tới bảo vệ, giữ gìn cảnh quan vùng đệm, vùng ngoại ô, chú trọng tập trung hơn cả là cảnh quan các làng nghề truyền thống, mảng xanh vườn ruộng, sông nước... theo hướng du lịch sinh thái.

Hiện nay, Hội An có đến 06 quy chế quy định từng lĩnh vực như: Quy chế về quản lý, tu bổ, sử dụng khu phố cổ; quy chế về trật tự kinh doanh; quy chế về biển hiệu quảng cáo; quy chế về tham quan, du lịch; quy chế về hoạt động du lịch trên sông; quy chế về các cơ chế phối hợp quản lý di sản. Các quy chế này quy định, chi phối cơ chế quản lý, sử dụng di tích; quy định việc buôn bán, làm du lịch trong di tích; quy định các hạng mục sửa chữa, thời gian cho phép sủa chữa các di tích, nhất là những di tích hạng 1, hạng 2 và cả hạng đặc biệt…

Tất cả những quy chế này đều được chính quyền TP.Hội An công khai, minh bạch để người dân nắm bắt, đồng thuận và tham gia thực hiện. Cùng với đó, để đưa các quy chế đi vào cuộc sống, từ nhiều năm qua chính quyền TP.Hội An đã ban hành một “cẩm nang” để các chủ di tích căn cứ thực hiện. Trong “cẩm nang” này đã chi tiết từng nội dung, lĩnh vực, đặc biệt là chi tiết từng ngôi nhà cổ thuộc hạng nào, thuộc khu vực nào, khi muốn sửa thì được sửa những gì, hạng mục nào; thời gian sửa chữa; thời gian cấp phép bao lâu…

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN sản PHẨM DU LỊCH THÀNH PHỐ hội AN (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w