- Các khu chợ đêm
c. Các định hướng phát triển chủ yếu
3.3.2. Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng du lịch của thành phố Hội An
Mặc dù Hội An đã được du khách trong và ngoài nước biết đến khá nhiều, đã khẳng định được vị thế, chỗ đứng trong thị trường du lịch quốc tế nhưng thành phố còn thiếu sự đồng bộ trong đầu tư hạ tầng du lịch.
Trong thời gian đến, thành phố cần tiến hành rà soát các Quy hoạch chung, quy hoạch Kinh tế- xã hội, quy hoạch nông thôn mới và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hội An...để làm căn cứ phân định quỹ đất dành cho du lịch, từ đó xây dựng các đề án, dự án công trình phục vụ cho phát triển du lịch.
a. Về hệ thống giao thông - Đường bộ
+ Xây dựng hệ thống giao thông đồng bộ có trọng điểm, kết nối chặt chẽ giữa hệ thống giao thông đối nội và đối ngoại.
+ Xây dựng tuyến xe bus điện giữa các điểm sản phẩm du lịch, tạo ra những tuyến thông suốt trong ngày, tạo điều kiện cho du khách si chuyển, tham quan giữa các điểm sản phẩm du lịch được thuận lợi.
+ Trên cơ sở các tuyến đường tỉnh lộ ven biển 603B tuyến Sơn Trà- Điện Ngọc, Hội An và tuyến đường ven biển Hội An, Tam Kỳ, Chu Lai đây là 2 tuyến đường quan trọng kết nối giữa 2 sân bay Đà Nằng và Chu Lai. Ngoài ra cần được nâng cấp các tuyến đường nông thôn tạo sự thông suốt, kết nội giữa các vùng, xã phường trên địa bàn thành phố, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối các sản phẩm du lịch lại với nhau.
- Đường thủy
+ Đường Cửa Đại, Cù Lao Chàm: Quy hoạch phát triển cảng Cửa Đại và Cù Lao Chàm thành bến cảng chuyên dụng về vận tải khách du lịch, tàu vận tải công suất lớn có cabin phủ kín đảm bảo rút ngắn thời gian vận tại khách.
+ Đường thủy nội địa: Phối hợp chặt chẽ với Cục Đường thủy nội địa Việt Nam để quản lý các tuyến đường sông trung ương quản lý trên địa bàn tỉnh, nhằm xây dựng phương án vận tải hợp lý và tổ chức khai thác hiệu quả, đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội địa. Tiếp tục đầu tư cải tạo một số tuyến sông chính, ưu tiên đầu tư khai thông sông Cổ Cò để tăng cường năng lực vận tải giữa thành phố Đà Nẵng và Hội An tỉnh Quảng Nam phục vụ nhu cầu phát triển du lịch. Thường xuyên đầu tư nạo vét luồng lạch, các bãi cạn, bố trí phao tiêu, tín hiệu, bảo đảm an toàn giao thông trên các tuyến sông:
b. Về bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin
- Quy hoạch, xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động thống nhất, đồng bộ. Triển khai việc ngầm hóa mạng cáp viễn thông, chỉnh trang hệ thống các cột anten theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đảm bảo yêu cầu về cảnh quan, môi trường, quy hoạch đô thị và an toàn kết cấu hạ tầng viễn thông.
- Mở rộng quy hoạch các trạm phát wifi miễn phí tại các điểm du lịch ngoài trung tâm phố cổ, tao sự đồng bộ, kết nối trong các điểm du lịch lại với nhau. Giúp cho du khách có cơ hội lựa chọn các điểm tham quan phù hợp.
- Tăng cường chia sẻ kết cấu hạ tầng viễn thông giữa các doanh nghiệp viễn thông và dùng chung hạ tầng kỹ thuật công cộng liên ngành nhằm bảo đảm thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông hiệu quả, thuận lợi, nhanh chóng.
c. Về cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch
Thành phố Hội An cần hoàn chỉnh việc sửa chữa, nâng cấp, xây mới cầu tàu, bãi đỗ xe, nhà đón tiếp, nhà vệ sinh cộng cộng tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn thành phố. Kiến trúc nhà vệ sinh, quy mô bãi đỗ xe, nhà đón tiếp, cầu tàu cần thiết kế phù hợp với không gian, cảnh quan từng khu, điểm du lịch và điều kiện của mỗi địa phương. Ngoài ra, các hạng mục cần đạt những tiêu chuẩn như sau:
- Bãi đỗ xe:
+ Bãi đỗ xe tại điểm du lịch: diện tích tối thiểu 500 m2, có mái che.
+ Bãi đỗ xe tại làng du lịch cộng đồng: diện tích tối thiểu 200 m2, có mái che. - Nhà đón tiếp:
+ Nhà đón tiếp tại điểm du lịch diện tích tối thiểu 200 m2
+ Nhà đón tiếp tại làng du lịch cộng đồng: diện tích tối thiểu 160 m2 - Cầu tàu: Cầu tàu tại các điểm du lịch có diện tích khoảng 200 m2 - Nhà vệ sinh công cộng
+ Nhà vệ sinh có chiều cao tối thiểu 2,5m, tường ốp gạch men và sàn lát bằng gạch chống trơn. Diện tích tối thiểu một buồng vệ sinh 2,5m2 ;
+ Có khu vực phòng vệ sinh và khu vực rửa tay dành riêng cho nam và nữ; + Trang thiết bị trong mỗi buồng vệ sinh: Bồn cầu, thùng đựng rác có nắp, giấy vệ sinh, móc treo túi/quần áo gắn trên cửa hoặc giá để đồ gắn trên tường, chốt cài cửa bên trong;
+ Trang thiết bị trong khu vực rửa tay: Chậu rửa mặt và vòi nước (có bệ đá xung quanh chậu rửa mặt); gương soi nửa người (gắn phía trên chậu rửa mặt); khăn
lau tay, hoặc giấy lau tay, hoặc máy sấy tay tự động; xà phòng rửa tay, thùng đựng rác có nắp;
+ Khu vực vệ sinh nam có bồn tiểu treo;
+ Hệ thống đèn chiếu sáng, hệ thống thông gió, cung cấp nước sạch 24/24h, có người phục vụ đảm bảo vệ sinh sạch sẽ ở các khu và không có mùi hôi;
+ Ở những nơi có điều kiện, mỗi khu vệ sinh cần có ít nhất một phòng vệ sinh cho người tàn tật. Phòng vệ sinh này phải có cửa rộng hơn để xe lăn có thể vào được và xung quanh nhà vệ sinh có đường dẫn (dành cho xe lăn).