Hoàn thiện các chính sách phát triển sản phẩm du lịch của thành phố Hội An

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN sản PHẨM DU LỊCH THÀNH PHỐ hội AN (Trang 103 - 108)

- Các khu chợ đêm

c. Các định hướng phát triển chủ yếu

3.3.4. Hoàn thiện các chính sách phát triển sản phẩm du lịch của thành phố Hội An

Hội An

(1) Đảm bảo thực hiện tốt các cơ chế, chính sách của Trung ương, tỉnh:

- Đảm bảo thực hiện chính sách phát triển du lịch, ban hành các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư để khai thác tiềm năng, thế mạnh về du lịch của địa phương, hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng theo Luật du lịch số 09/2017/QH14 được Quốc hội thông qua ngày 19/6/2017.

- Thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp; đồng thời, thực hiện Quyết định 2318/QĐ-UBND ngày

30/06/2016 của UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.

(2) Thực hiện các chính sách hỗ trợ để phát triển các sản phẩm du lịch:

- Dành khoản ngân sách nhất định hằng năm để thực hiện công tác quy hoạch, tập trung nguồn lực để làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào phát triển sản phẩm.

- Hỗ trợ đầu tư xây dựng và cải thiện cơ sở hạ tầng khu dân cư phát triển thành điểm du lịch.

- Hỗ trợ đối với các hộ kinh doanh homestay

- Khen thưởng và hỗ trợ đối với tổ chức, cá nhân có ý tưởng độc đáo về phát triển du lịch thành phố Hội An được chọn để tổ chức triển khai thực hiện ý tưởng trong thực tế.

- Rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách về việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh đặc biệt tập trung thu hút đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên như: phát triển du lịch sinh thái, các khu vui chơi, mua sắm giải trí; các khu, điểm du lịch…

- Phối hợp chặt chẽ giữa khu vực công và khu vực tư nhân, phân định rõ vai trò trách nhiệm, lợi ích của các bên. Nhà nước tạo môi trường pháp lý thông thoáng, hỗ trợ và khuyến khích doanh nghiệp chủ động phát huy vai trò động lực thúc đẩy phát triển du lịch.

- Khuyến khích tăng cường chất lượng, hiệu quả du lịch thông qua đánh giá, xếp hạng, bình chọn và tôn vinh đối với các doanh nghiệp và địa danh.

- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa chính quyền và doanh nghiệp tổ chức các hoạt động văn hóa - nghệ thuật đặc biệt, có nét đặc thù riêng để phục vụ khách du lịch nước ngoài.

- Nghiên cứu các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất hàng lưu niệm trên địa bàn thành phố Hội An như quy hoạch và cho thuê đất để hình thành các Khu bán hàng lưu niệm, kể cả bán các hàng lưu niệm do các địa phương khác sản xuất.

-Tăng cường quản lý tại các khu, điểm du lịch sinh thái, văn hóa đảm bảo an ninh, an toàn, vệ sinh môi trường vào các dịp cao điểm .

(3) Hoàn thiện công tác quản lý sản phẩm du lịch:

- Củng cố, kiện toàn Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Du lịch thành phố đảm bảo thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp về phát triển du lịch theo hướng hình thành Bộ phận chuyên trách về du lịch Thành phố.

- Một số điểm đến du lịch trên địa bàn có thể giao cho các đơn vị, địa phương quản lý.

- Kêu gọi doanh nghiệp du lịch cộng đồng quản lý, tiếp tục đầu tư, khai thác các điểm du lịch cộng đồng hoặc các điểm du lịch có định hướng phát triển thành sản phẩm du lịch cộng đồng.

(4) Xây dựng môi trường du lịch văn hóa, văn minh, an toàn, thân thiện

- Ban hành kế hoạch truyền thông hằng năm, phối hợp với các ngành và hệ thống chính trị địa phương để tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về phát triển du lịch; đẩy mạnh xây dựng nếp sống văn minh đô thị gắn với Bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành, gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” và xây dựng đô thị văn minh, khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu.

- Xây dựng môi trường xanh tại các điểm đến du lịch, đồng thời triển khai hạng mục trồng cây xanh ở những nơi đã phê duyệt quy hoạch các dự án du lịch, nhằm bảo vệ bờ biển, bảo tồn các dòng sông, các đồi núi hiện hữu, đồng thời bảo tồn các làng quê gắn với văn hóa bản địa, góp phần phát triển du lịch bền vững.

- Ban hành nội dung tuyên truyền về công tác xây dựng môi trường du lịch an toàn, văn minh, thân thiện; cung cấp thông tin và khuyến cáo đối với người dân và du khách về những vấn đề cần lưu ý tại mỗi điểm đến. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và khuyến khích cộng đồng dân cư tham gia vào việc xây dựng môi trường du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch, trở thành nhân tố quan trọng trong việc hình thành nên sản phẩm du lịch, nhất là trong các hoạt động trải nghiệm của du khách, cung cấp các dịch vụ ẩm thực địa phương, trình diễn bản sắc văn hóa địa phương.

- Tuyên truyền qua hệ thống Truyền thanh – Truyền hình thành phố, Trạm Truyền thanh xã, phường, hệ thống truyền thanh tại các điểm du lịch về công tác tăng cường bảo vệ môi trường, ứng xử văn minh với khách du lịch.

- Tăng cường công tác bảo đảm an ninh trật tự tại các điểm tham quan, du lịch tập trung đông du khách nhằm ngăn chặn các hành vi đeo bám, chèo kéo du khách và bán hàng không đúng với giá niêm yết.

Kết luận chương 3

Trong chương 3, căn cứ vào chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam và định hướng phát triển du lịch của thành phố Hội An, đồng thời với kết quả phân tích thực trạng sản phẩm du lịch của Hội An và điều kiện phát triển sản phẩm du lịch của Hội An, các giải pháp đưa ra tập trung vào 2 vấn đề chính. Thứ nhất là giải pháp phát triển sản phẩm du lịch của Thành phố Hội An gồm xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm du lịch, đa dạng hóa sản phẩm du lịch và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Thứ hai là giải pháp hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch của Thành phố Hội An gồm: Khai thác và bảo tồn tài nguyên du lịch, phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, nâng cao chất lượng nhân lực du lịch và hoàn thiện các chính sách phát triển sản phẩm du lịch.

KẾT LUẬN

Hội An, nơi hội tụ của hai di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận. Ngoài ra Hội An có điều kiện tự nhiên khá đa dạng cùng với những nét văn hóa đặc trưng. Chính nhờ những giá trị nổi bật về tài nguyên văn hóa và tài nguyên tự nhiên nên Thành phố Hội An luôn lôi cuốn thu hút du khách đến tham quan du lịch trong hơn hai thập niên qua. Tuy nhiên du lịch Hội An vẫn chưa phát triển được đúng với tiềm năng, lợi thế vốn có. Để tiếp tục phát triển du lịch Hội An theo định hướng về chất; giữ vững là một điểm đến hấp dẫn, thu hút, an toàn, thân thiện; giữ vững lượng khách du lịch truyền thống cũng như thu hút các đối tượng khách du lịch có nhu cầu chi tiêu cao thì phát triển sản phẩm du lịch của Hội An là một yêu cầu cấp thiết. Từ mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tác giả đã tập trung hoàn thành các nội dung:

- Hệ thống hoá về mặt lý luận những nội dung liên quan đến phát triển các sản phẩm du lịch.

- Phân tích thực trạng các sản phẩm du lịch và điều kiện phát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Hội An trong giai đoạn 2017-2019.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Hội An trong thời gian đến.

Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tác giả không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp nhằm giúp tác giả hoàn thiện hơn trong quá trình nghiên cứu./.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN sản PHẨM DU LỊCH THÀNH PHỐ hội AN (Trang 103 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w