Hoàn thiện công tác đo lường rủi ro

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN hòn đất KIÊN GIANG (Trang 101 - 103)

CC 14 00 Không duyệt khoản vay

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK HÒN ĐẤT KIÊN

3.2.3. Hoàn thiện công tác đo lường rủi ro

Công tác chấm điểm và xếp hạng khách hàng

Thực hiện chấm điểm và xếp hạng khách hàng theo đúng quy định. Việc xếp hạng khách hàng là một trong những căn cứ quan trọng để lựa chọn quan hệ khách hàng, theo dõi diễn biến về hạng khách hàng để điều chỉnh quan hệ tín dụng phù hợp.

Nâng cao chất lượng nguồn thông tin đầu vào bằng cách cán bộ thu thập nhiều bằng chứng chứng minh thông tin khách hàng cung cấp là chính xác qua việc đi thực tế, kiểm tra tài sản và các hồ sơ có công chứng trong thời gian cho phép (thời hạn công chứng 60 ngày) và kỹ thuật xử lý thông tin. Lượng khách hàng cá nhân/hộ kinh doanh chiếm khoảng 90% tổng số khách hàng của chi nhánh nên cần tập trung khai thác nguồn thông tin liên quan đến đối tượng khách hàng này để công tác chấm điểm tín dụng phát huy hiệu quả cao hơn.

ngừng được hoàn thiện và nâng cao đòi hỏi ngân hàng không chỉ làm tốt công tác chuyển đổi mô hình tổ chức, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, đảm bảo hệ thống vận hành có hiệu quả mà còn phải làm tốt công tác giám sát kiểm tra các bộ phận liên quan. Vì thế để quản lý rủi ro có hiệu quả, ngân hàng cần định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc tuân thủ các quy định xếp hạng tín dụng, đảm bảo chất lượng thông tin đầu vào nhằm ngăn ngừa những sai sót do vô tình hay cố ý đánh giá khách hàng theo ý kiến chủ quan của một, hay nhóm người, làm sai lệch tình hình xếp hạng tín dụng thực tế của khách hàng.

Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo chuẩn Basel II

(chuẩn mực vốn Basel II được quy định theo Thông tư 41/2016-NHNN và Thông tư 13/2018/TT-NHNN). Việc xếp hạng tín dụng phải căn cứ trên các số

liệu thống kê lịch sử của khách hàng thông qua lịch sử vay tín dụng của các ngân hàng, báo cáo tài chính của ít nhất 3 năm gần nhất của chính khách hàng cho các đối tượng khách hàng cá nhân, doanh nghiệp, để tính toán các thước đo rủi ro xác xuất vỡ nợ, tỷ trọng tổn thất ước tính, tổng dư nợ tại thời điểm khách hàng trả được nợ cho các đối tượng đồng thời áp dụng các điều chỉnh cần thiết trên cơ sở ý kiến của chuyên gia (đòi hỏi có cán bộ chuyên sâu, am hiểu về nghiệp vụ). Có như vậy việc xếp hạng tín dụng mới thực sự là công cụ hạn chế rủi ro hữu dụng trong hoạt động cho vay.

Nâng cao hiệu quả thẩm định tài sản đảm bảo

Bên cạnh xếp hạng TSĐB, để nâng cao hiệu quả thẩm định tài sản đảm bảo cần đánh giá tính hợp lý của tài sản đảm bảo xem tài sản đó có thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp không, Đánh giá tài sản doanh nghiệp đảm bảo có hợp pháp hay không. Đặc biệt, cần phải nhìn nhận khách quan về sự thay đổi tài sản đó trong tương lai. Đánh giá được tính thanh khoản của tài sản đảm bảo, để hạn chế rủi ro trong trường hợp xấu nhất có thể xảy ra.

Quản lý, cất giữ các giấy tờ, tài liệu liên quan đến tính pháp lý của tài sản đảm bảo được cẩn thận và chu đáo như cất giữ về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Theo dõi và cập nhật biến động chung của thị trườngcó liên quan đến tài sản đảm bảo cụ thể như thị trường tài chính, thị trường đất, chứng khoán, …

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN hòn đất KIÊN GIANG (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w