Tăng trưởng GDP

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN hòn đất KIÊN GIANG (Trang 48 - 49)

- Nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:

1.4.1.1. Tăng trưởng GDP

Tăng trưởng GDP có tác động ngược chiều với RRTD. Trường hợp nền kinh tế tăng trưởng, phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của khách hàng được cấp tín dụng. Vì vậy, xác suất xảy ra RRTD sẽ thấp hơn ở thời kỳ nền kinh tế suy thoái, hiệu quả quản trị RRTD của NHTM trong thời điểm này sẽ cao hơn.

1.4.1.2. Lạm phát

Tương tự như tăng trưởng GDP, lạm phát cũng có tác động lớn đến quản trị RRTD tại NHTM: Lạm phát cao là một trong những yếu tố gây ra khó khăn cho hoạt động của các doanh nghiệp, cá nhân tham gia vào nền kinh tế. Khi vật giá tăng quá nhanh tình trạng đầu cơ, tích trữ thường xuyên xảy ra, gây nên mất cân đối giả tạo làm cho lưu thông rối loạn. Điều này ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh cũng như thu nhập của các thành phần tham gia vào nền kinh tế.

Lạm phát cao và siêu lạm phát làm cho hoạt động của hệ thống tín dụng rơi vào tình trạng khủng hoảng. Nguồn tiền trong xã hội bị sụt giảm nhanh chóng, các thành phần tham gia vào nền kinh tế có thể mất khả năng thanh

toán, các tính toán kinh tế bị sai lệch nhiều theo thời gian. Từ đó gây khó khăn cho các hoạt động đầu tư,xảy ra RRTD là điều tất yếu, hiệu quả quản trị RRTD sẽ thấp hơn thời kỳ lạm phát thấp.

1.4.1.3. Lạm phát

Lãi suất cũng là yếu tố tác động đến RRTD và quản trị RRTD, trong trường hợp lãi suất thực tăng có thể tạo động lực cho ngân hàng gia tăng các khoản cấp tín dụng. Nếu tốc độ tăng trưởng tín dụng tăngthì RRTD cũng sẽ có cơ hội gia tăng, hiệu quả quản trị RRTD suy giảm và ngược lại.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN hòn đất KIÊN GIANG (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w