Kiểm soát rủi ro

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN hòn đất KIÊN GIANG (Trang 46)

- Nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:

1.3.4. Kiểm soát rủi ro

Trong quá trình kiểm soát rủi ro, doanh nghiệp phải chủ động tiếp cận xử lí các tình huống nên có thể đảo ngược tình thế, biến nguy cơ rủi ro thành cơ hội kinh doanh. Kiểm soát rủi ro bằng các giải pháp như:

Né tránh rủi ro: Né tránh rủi ro là việc né tránh những hoạt động, con

người, tài sản làm phát sinh tổn thất có thể có ngay từ đầu hoặc loại bỏ những nguyên nhân dẫn tới tổn thất.

Ngăn ngừa tổn thất: Các biện pháp ngăn ngừa tổn thất nhằm mục đích

giảm bớt số lượng tổn thất xảy ra (tức giảm tần suất tổn thất) hoặc bằng cách làm giảm mức thiệt hại khi tổn thất xảy ra.

Giảm thiểu rủi ro: Các biện pháp giảm thiểu tổn thất là các biện pháp

nhằm mục đích giảm bớt giá trị hư hại khi tổn thất xảy ra (tức giảm nhẹ sự nghiêm trọng của tổn thất). Bằng việc yêu cầu các TSĐB có giá trị cao hơn giá trị của khoản vay, việc thẩm định TSĐB phải được thực hiện bởi các cơ quan chuyên trách do ngân hàng trực tiếp chỉ định và làm việc, định kì hàng năm hoặc hàng quý ngân hàng tiến hành thẩm định lại giá trị TSĐB, mục đích của việc làm này nhằm đảm bảo ngân hàng có thể thu hồi được một phần nợ từ TSĐB nếu khoản vay khách hàng không thể trả đuợc nợ (RRTD xảy ra). Hoặc ngân hàng tiến hành trích lập dự phòng để chống đỡ với những tổn thất khi xảy ra RRTD.

Đa dạng hóa rủi ro: Cũng gần giống như phân chia rủi ro nhằm giảm

thiểu rủi ro. Đa dạng hoá RR cố gắng phân chia tổng rủi ro của công ty thành nhiều dạng khác nhau và tận dụng sự khác biệt để bù đắp tổn thất cho các rủi ro khác nhau.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN hòn đất KIÊN GIANG (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w