Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng ở NHCT Việt Nam

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN hòn đất KIÊN GIANG (Trang 51 - 55)

- Nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:

1.5.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng ở NHCT Việt Nam

Trước xu thế phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, thể chế tín dụng đã có những thay đổi quan trọng. Chuyển từ lãi suất cố định, sang lãi suất khung, lãi suất thoả thuận ngân hàng tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại, bổ sung các nghiệp vụ tín dụng mới, mở rộng đối tượng tiếp cận tín dụng, trao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm cho các NHTM. NHCT VN đã có chiến lược:

NHCT VN tiến hành chuyển đổi mô hình tổ chức với các chức năng độc lập, vừa đảm bảo tính chuyên nghiệp cao, vừa tăng cường khả năng giám sát giữa các chức năng. Các phòng ban chức năng được tách biệt nâng cao chất lượng chuyên môn. Nhờ đó, quá trình đổi mới chính đã mang lại những kết quả quan trọng.

Thực hiện chính sách tăng trưởng tín dụng linh hoạt trong từng thời kỳ

NHCTVN giải quyết có hiệu quả tình trạng thừa vốn, tình trạng tăng trưởng tín dụng nóng; ứng xử tín dụng hợp lý với các đối tượng cấp tín dụng cụ thể, tuân thủ danh mục tín dụng đã được thiết lập, có ưu tiên cho các khu vực kinh tế phát triển, khách hàng có năng lực tài chính mạnh, các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, ít chịu rủi ro; Nâng cao tiêu chuẩn lựa chọn khách hàng, phương án, dự án kinh doanh, tăng cường biện pháp quản lý tín dụng đối với khách hàng, trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ và tích cực xử lý nợ xấu.

Chú trọng quản lý điều hành tập trung

NHCT VN bằng cơ chế, chính sách, quy trình tín dụng, thực hiện phân quyền cho các cá nhân, đơn vị trong quá trình thực hiện. Hoạt động tín dụng được diễn ra thống nhất trong toàn hệ thống, đảm bảo các giới hạn chấp nhận rủi ro thông qua các tiêu chuẩn cấp tín dụng, cũng như các biện pháp quản lý tín dụng, đảm bảo dù khách hàng quan hệ tín dụng ở bất cứ chi nhánh nào cũng được hưởng lợi các sản phẩm tín dụng như nhau. Đồng thời, các cá nhân, đơn vị được quyền chủ động thực hiện thông qua việc phân cấp, uỷ quyền của Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc và các cấp có thẩm quyền trên cơ sở phù hợp với môi trường, chất lượng hoạt động, xếp hạng tín dụng của từng đơn vị và năng lực, trình độ, kinh nghiệm quản lý của người được uỷ quyền.

NHCT VN xây dựng một số quy trình chuẩn

nợ của khách hàng và quy trình quản lý và xử lý nợ có vấn đề cụ thể và chi tiết, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân, phòng ban liên quan trong quá trình cho vay, thu hồi nợ vay và xử lý nợ có vấn đề.

Đảm bảo tăng trưởng tín dụng gắn liền với nâng cao chất lượng tín dụng

Để tăng khả năng sinh lời, hệ thống Ngân hàng Công thương tổ chức thực hiện các nội dung chủ yếu sau:

- Xác định và áp dụng giới hạn tín dụng khách hàng.

- Áp dụng hạng tín dụng khách hàng, hạng tín dụng khách hàng do ngân hàng cho vay hoặc tổ chức đánh giá xếp hạng tín dụng chuyên nghiệp chấm điểm. Quy định thành viên Ban giám đốc tham gia tổ định giá tài sản đảm bảo phải là người không trực tiếp quyết định và phê duyệt cho vay.

1.5.2. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của HD Bank

HD Bank thực hiện hệ thống xếp hạng tín dụng

HD Bank là một trong những ngân hàng đầu tiên đã công bố thực hiện thành công hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ gồm 9 bộ chỉ tiêu xếp hạng dành cho 4 đối tượng khách hàng: định chế tài chính, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh và cá nhân. Việc ứng dụng hệ thống này giúp HD Bank đánh giá được chất lượng tín dụng, phân nhóm khách hàng cũng như lượng hóa tín dụng, phân loại nợ, trích lập dự phòng, quản trị chất lượng tín dụng hiệu quả và toàn diện. Tính đến nay, tỷ lệ nợ xấu của HD Bank đã được kiểm soát ở mức trên 1%/năm.

HD Bank xây dựng được khối quản trị rủi ro và kiểm soát theo tiêu chuẩn quốc tế

HD Bank xây dựng thành công các phòng quản lý rủi ro, thẩm định giá, pháp chế, kiểm tra kiểm soát nội bộ, xử lý nợ. Các phòng ban này liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành quy trình thẩm định khép kín thực hiện các hoạt

động quản trị rủi ro tín dụng và rủi ro phi tín dụng như: rủi ro thanh khoản, rủi ro tỷ giá, pháp lý, rủi ro nhân lực và các hoạt động khác.

HD Bank cũng đã hoàn thành chuẩn hóa nhiều văn bản nội bộ

Các văn bản nội bộ như quy trình xét duyệt thẩm định, đẩy mạnh công tác giám sát từ xa, xây dựng bộ tiêu chuẩn quản trị rủi ro, đơn giản thủ tục vay, thời gian giải ngân nhanh chóng (chỉ trong ba ngày với những hồ sơ hợp lệ) góp phần đem lại sự tín nhiệm và hài lòng cho khách hàng.

1.5.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Agribank Hòn Đất Kiên Giang

Chặn đường hoạt động của Agribank Hòn Đất Kiên Giang trong hơn bảy năm qua và những bài học kinh nghiệm đúc kết từ các ngân hàng trên địa bàn đã có những đóng góp quan trọng giúp Agribank Hòn Đất rút ra những bài học kinh nghiệm cho chi nhánh.

Thường xuyên nhận dạng, đo lường, đánh giá rủi ro

Agribank Hòn Đất thường xuyên nhận dạng, đánh giá rủi ro, kịp thời phát hiện, ngăn ngừa và có biện pháp quản lý rủi ro thích hợp rủi ro có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến tính hiệu quả và mục tiêu hoạt động của Agribank chi nhánh Hòn Đất Kiên Giang. Bộ phận kiểm tra kiểm soát của Agribank chi nhánh định kỳ hàng quý tiến hành nhận diện, đo lường, đánh giá rủi ro để tư vấn cho Ban giám đốc các biện pháp ngăn ngừa và quản lý rủi ro phù hợp trong từng thời kỳ nhất định.

Thực hiện xếp hạng tín dụng

Agribank Hòn Đất thực hiện xếp hạng tín dụng đánh giá về rủi ro tín dụng và chất lượng tín dụng, thể hiện khả năng và thiện chí trả nợ (gốc, lãi hoặc cả hai) của đối tượng đi vay để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính một cách đầy đủ và đúng hạn thông qua hệ thống xếp hạng theo ký hiệu.

Kết quả đánh giá trên được đưa ra dựa trên cơ sở đánh giá định tính thông qua tham khảo ý kiến của các nhà quản lý các chi nhánh kết hợp với

các biện pháp nghiệp vụ khác như chấm điểm, xếp hạng khách hàng trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Agribank.

Ngân hàng cần chuẩn hóa nhiều văn bản nội bộ

Quy trình xét duyệt thẩm định, đẩy mạnh công tác giám sát từ xa, xây dựng bộ tiêu chuẩn quản trị rủi ro, đơn giản thủ tục vay, tiết kiệm thời gian cho khách hàng.

Agribank thiết kế cụ thể quy trình nhận diện rủi ro trước, trong và sau quá trình cho vay

Làm cơ sở cho các nhân viên tín dụng trong quá trình tác nghiệp có thể trực tiếp nhận diện, đánh giá rủi ro và chủ động xử lý. Cụ thể: Việc nhận diện và đánh giá rủi ro trước khi cho vay: Việc nhận diện và đánh giá rủi ro ở giai đoạn này được thực hiện bởi người thẩm định/người tái thẩm định hồ sơ vay.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN hòn đất KIÊN GIANG (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w