Công tác nhận dạng rủi ro

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN hòn đất KIÊN GIANG (Trang 70 - 77)

- Nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK HÒN ĐẤT KIÊN GIANG

2.2.2.2. Công tác nhận dạng rủi ro

a. Nhận dạng từ báo cáo tài chính

Mỗi đối tượng khách hàng vay có những đặc điểm khác nhau, cho vay khách hàng cá nhân có đặc điểm khác biệt so với cho vay khách hàng doanh nghiệp về số liệu được chứng thực về tình hình tài chính kinh doanh như báo cáo tài chính, hồ sơ khai thuế,... Agribank Hòn Đất phân tích dựa vào đặc điểm riêng của từng đối tượng khách hàng như khách hàng cá nhân phân tích theo cảm tính, dựa vào kinh nghiệm là chủ yếu, chỉ sử dụng được các thông tin tài chính như: thu nhập, tra cứu thông tin,... khách hàng doanh nghiệp căn cứ theo quy trình thủ tục vay vốn của doanh nghiệp.

Hiện nay, Agribank Hòn Đất có áp dụng chương trình phần mềm lập bảng xếp hạng tín dụng nội bộ dành cho vay cá nhân. Khi có thông tin về khách hàng, cán bộ tín dụng sẽ đăng nhập vào phần mềm “Xếp hạng tín dụng nội bộ” để điền hết các thông tin cần thiết vào cột giá trị, hệ thống sẽ tự tính ra điểm xếp hạng theo các trọng số quy định, theo mẫu Thông tin tổng hợp về xếp hạng cá nhân.

Thông tin tổng hợp về xếp hạng cá nhân

Tên KH: Xếp loại KH:

Mã KH: Xếp loại rủi ro

Giấy tờ tùy thân: Tổng dư nợ:

Loại giấy tờ: Đánh giá về khách hàng:

Loại hình vay:

Tên cán bộ kinh doanh

Mẫu xếp hạng được phần mềm toàn hệ thống xác lập và đánh giá dựa vào phân tích xác suất theo tính toán của hệ thống, cán bộ tín dụng đánh giá điểm số theo thang điểm và tiêu chí (có phụ lục 01). Khi nhập vào điểm số (những tiêu chí khách hàng không thỏa sẽ không cần nhập vào) hệ thống tự động tính toán ra điểm số * tỷ trọng. Bảng 2.5. Bảng xếp hạng khách hàng thống kê từ phần mềm Điểm số Năm 2017 Xác suất năng lực Nằm 2017 Điểm số Năm 2018 Xác suất năng lực Năm 2018 Điểm số Năm 2019 Xác suất năng lựcNăm 2019 121 >100% 181 >100% 197 >100% 78 70% - 100% 53 <50% 61 70% -100% 11 <50% 21 <50% 32 <50% 32 <50% 57 <50% 52 <50% 0 # 7 <50% 3 <50% 0 # 0 # 0 # 0 # 2 <50% 0 # 0 # 0 # 0 # 0 # 0 # 0 #

Nguồn: Thống kê đánh giá xếp hạng trên phần mềm hệ thống nội bộ Agribank Hòn Đất

Cán bộ tín dụng dựa vào kết quả và so sánh bảng xếp hạng theo chuẩn Agribank, để đánh giá kết luận. Kết quả bảng xếp hạng khách hàng được đánh

giá theo quy trình: Cán bộ tín dụng phỏng vấn lấy thông tin khách hàng (dựa vào mẫu thông tin khách hàng ở phụ lục 02). Cán bộ tín dụng nhập thông tin vào hệ thống phần mềm được áp dụng triển khai từ Hội sở. Chi nhánh được phân quyền sử dụng. Phần mềm dựa vào thông tin khách hàng được cập nhật đưa ra đánh giá năng lực khách hàng.

Tuy phương pháp này phần lớn là dựa vào thông tin phi tài chính nhưng cũng giúp cán bộ tín dụng của Agribank Hòn Đất có thể nhận diện được rủi ro lựa chọn, rủi ro chủ quan nếu cán bộ tín dụng phân tích thật chi tiết, kĩ càng.

b. Nhận dạng từ hoạt động kinh doanh

Tiếp xúc, trao đổi với khách hàng, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để tiếp nhận một hồ sơ tín dụng, cán bộ tín dụng của Agribank Hòn Đất đã tìm hiểu các thông tin liên quan đến khách hàng như tư cách đạo đức, sức khỏe, thiện chí trả nợ và nguồn thu nhập để trả nợ,... Cán bộ tín dụng căn cứ vào từng hồ sơ vay vốn cụ thể của khách hàng để thu thập các thông tin liên quan đến khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau nhằm phục vụ cho việc ra quyết định cho vay một cách tốt nhất.

Ngoài ra, Ngân hàng cũng đã đăng kí người dùng (user) cho các cán bộ tín dụng, mỗi cán bộ phụ trách tín dụng là 1 user trên wesite của ngân hàng để cán bộ có thể đăng nhập, tra cứu thông tin khách hàng, giúp cán bộ tham gia các buổi hội thảo ngành nghề để hiểu rõ hơn về tình hình kinh tế tài chính cũng như có cơ hội gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp ở các ngân hàng khác.

Khi khai thác các nguồn thông tin khác, cán bộ tín dụng cũng đánh giá tính phù hợp so với thông tin được khách hàng cung cấp, uy tín của khách hàng trên thị trường, các mối quan hệ của khách hàng,…

Agribank Hòn Đất kiểm tra tính phù hợp giữa nhu cầu vay vốn với các danh mục đăng ký kinh doanh của khách hàng; tìm hiểu các nguồn thu để trả nợ gốc, lãi, các nội dung liên quan đến tình hình tài chính của khách hàng, đến phương án vay vốn và trả nợ, đến tài sản đảm bảo tiền vay,… Từ phương pháp này, cán bộ tín dụng có thể nhận biết được rủi ro lựa chọn, rủi ro giao dịch.

Bảng 2.6. Bảng phân loại rủi ro khách hàng theo nhóm nợ tại Agribank

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Nhóm nợ Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Nhóm 1 933 1.151,3 1.229,6 Nhóm 2 255,5 290,5 310,3 Nhóm 3 53,7 74,2 78,7 Nhóm 4 10,5 14,8 16,6 Nhóm 5 3,3 4,2 4,8 Tổng dư nợ 1.256 1.535 1.640

Nguồn phòng tín dụng Agribak Hòn Đất Kiên Giang

Dư nợ của các năm tăng dần qua các năm cụ thể năm 2018 tăng hơn năm 2017 là 279 tỷ đồng đến năm 2019 lại tăng hơn năm 2018 là 105 tỷ đồng, mặc dù tốc độ tăng dư nợ năm 2019 đã có giảm nhẹ so với năm 2018. Tuy nhiên việc tăng dư nợ phải luôn được giám sát và đánh giá rủi ro tín dụng chặt chẽ để đảm bảo an toàn cho những khoản vay.

Biểu đồ 2.1. Thống kê giá trị vay tín dụng 03 năm từ năm 2017 đến 2019

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Nguồn phòng tín dụng Agribak Hòn Đất Kiên Giang

Tổng hợp các nhận dạng từ báo cáo tài chính và áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng. Chi nhánh còn phân tích dựa trên khả năng đảm bảo từ giá trị tài sản được thế chấp. Phân tích biểu đồ 2.1 thể hiện giá trị tài sản thế chấp/ tổng giá trị vay. Dựa vào yếu tố này, bộ phận quản trị rủi ro có thể đánh giá được khả năng rủi ro của món tín dụng.

2.2.2.3. Công tác đo lường rủi ro

Để đo lường rủi ro tín dụng, Agribank Hòn Đất thực hiện lồng ghép đo lường rủi ro thông qua công tác chấm điểm và xếp hạng tín dụng. (Mô hình 2). Đây là bước lồng ghép trong quy trình quản trị rủi ro (bước 1) nhân viên tín dụng sẽ đo lường và lượng hóa rủi ro tín dụng đối với khách hàng có số dư từ 500 triệu đồng trở lên và thông qua bảng xếp hạng tín dụng nội bộ.

Chấm điểm xếp tín dụng khách hàng là biện pháp đánh giá rủi ro tín dụng của khách hàng thông qua chỉ số được lượng hóa là một căn cứ để các cấp phê duyệt tín dụng tham khảo và trong quá trình phê duyệt cấp tín dụng tại ngân hàng.

Căn cứ vào lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng với ngân hàng để phân các KH thành 2 loại là KH cũ/KH mới. Đây là một trong những căn cứ để xác định bộ chỉ tiêu phi tài chính áp dụng cho KH.

a. Đối với khách hàng mới

Chưa từng có quan hệ tín dụng với ngân hàng (tối đa 90 - 100 điểm, còn được gọi là hồ sơ sạch).

Đã từng có quan hệ tín dụng và thời gian gián đoạn quan hệ tín dụng lớn hơn 12 tháng (tối đa 70 - 80 điểm).

Đang được ngân hàng cấp tín dụng nhưng chưa đến kỳ trả nợ gốc/lãi đầu tiên và thời gian gián đoạn quan hệ tín dụng lớn hơn 12 tháng (tối đa 50 - 60 điểm).

b. Đối với Khách hàng cũ

Đã từng có quan hệ tín dụng và thời gian gián đoạn quan hệ tín dụng nhỏ hơn hoặc bằng 12 tháng (tối đa 90 - 100 điểm).

Đang được ngân hàng cấp tín dụng nhưng chưa đến kỳ trả nợ gốc/lãi đầu tiên và thời gian gián đoạn quan hệ tín dụng nhỏ hơn hoặc bằng 12 tháng (tối đa 70 - 80 điểm).

Đang được ngân hàng cấp tín dụng, đã qua kỳ trả nợ gốc/lãi đầu tiên (tối đa 50 - 60 điểm).

Bộ tiêu chí tính điểm (được liệt kê ở phụ lục). Tổng điểm và xếp hạng khách hàng:

Bảng 2.7. Kết quả xếp hạng khách hàng năm 2017 đến 2019

Đơn vị tính: lượt khách

Xếp loại Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

AAA 210 197 181 AA 78 61 53 A 11 32 21 BBB 41 52 57 BB 0 3 7 B 0 0 0 CCC 0 0 2 CC 14 0 0 C 0 0 0

Nguồn: Agribank Kiên Giang

Tại Agribank Hòn Đất công tác chấm điểm khách hàng được thực hiện song song với quá trình lập hồ sơ tín dụng đối với 100% khách hàng là cá nhân, hộ kinh doanh. Tuy nhiên, công tác chấm điểm, xếp hạng tín dụng chỉ mang tính hình thức, đối phó, không phát huy được chức năng và mục tiêu hỗ trợ cho việc ra quyết định cho vay và quản trị rủi ro mà công tác này hướng đến.

Việc xếp hạng tín dụng không phản ánh được chất lượng tín dụng do nguồn dữ liệu để thực hiện việc xếp hạng và chấm điểm chủ yếu dựa vào đánh giá chủ quan của CBTD. Khoảng xếp hạng BB trở lên là có thể xem xét cho khách hàng vay được.

Bảng 2.8. Tình hình phân loại nhóm nơ, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu Đơn vị tính: Triệu đồng CHỈ TIÊU 2017 2018 2019 1. Tổng dư nợ (tổng vốn đã sử dụng) 1.256 1.535 1.640 +Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) 933 1151,3 1229,6 +Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) 255,5 290,5 310,3 +Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) 53,7 74,2 78,7

+Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) 10,5 14,8 16,6 +Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) 3,3 4,2 4,8 2. Nợ quá hạn 323 383,7 410,4 3. Tỷ lệ nợ quá hạn/dư nợ 25,7% 24,9% 25% 4. Nợ xấu 67,5 93,2 100,1 5. Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ 5,3% 6,1% 6,1% Nguồn: Phòng QLRR Agribank Hòn Đất

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN hòn đất KIÊN GIANG (Trang 70 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w