Hậu quả của rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN hòn đất KIÊN GIANG (Trang 26 - 28)

1.1.6.1. Đối với ngân hàng

Tăng chi phí và giảm lợi nhuận hoạt động ngân hàng: Chi phí là một yếu

tố quan trọng để thực hiện các hoạt động của ngân hàng, thông thường chi phí hoạt động ngân hàng bao gồm: Chi phí trả lãi cho khách hàng gửi tiền, chi phí mua sắm phương tiện, thiết bị phục vụ hoạt động của ngân hàng, điện, nước, chi phí quản lý,...

RRTD ngoài việc gây ra các khoản nợ khó đòi còn phát sinh thêm các chi phí khác như chi phí quản lý, trích lập dự phòng rủi ro, giám sát, thu nợ,… cao hơn nhiều so với khoản thu nhập từ việc tăng lãi suất. Thực tế, ngân hàng khó có thể thu hồi đầy đủ gốc và lãi của món nợ này. Trong khi đó, hàng tháng ngân hàng vẫn phải trả lãi cho các khoản tiền gửi. Vì vậy, một khoản tiền không những không sinh được lãi và quay vòng cho khách hàng khác vay mà còn có nguy cơ bị hao hụt hoặc không thể thu hồi khiến lợi nhuận của ngân hàng giảm đáng kể.

Giảm uy tín của ngân hàng: Rủi ro tín dụng xảy ra phản ánh hiệu quả kinh

doanh, quản lý của ngân hàng kém, lòng tin khách hàng đối với ngân hàng giảm. Giảm uy tín của ngân hàng trên thị trường tác động mạnh tới nghiệp vụ huy động vốn dẫn đến giảm quy mô hoạt động của ngân hàng. Uy tín ngân hàng giảm làm giảm lòng tin đối với các tổ chức tài chính tiền tệ thế giới. Do vậy ngân hàng khó khăn trong việc thiết lập quan hệ với các tổ chức khác.

Nguy cơ phá sản ngân hàng: Rủi ro tín dụng kéo dài ảnh hưởng lượng

dẫn đến tình trạng phá sản. Việc phá sản ngân hàng có thể dẫn đến phản ứng dây chuyền tác động tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế và chính trị của quốc gia.

1.1.6.2. Đối với khách hàng

Tăng áp lưc cho người đi vay: Những khoản nợ do không trả gốc và lãi

đúng hạn bị chuyển xuống nhóm nợ khác sẽ càng tăng thêm áp lực và gánh nặng cho người đi vay nếu họ đang gặp điều kiện thị trường và sự cố bất lợi trong khi sử dụng vốn vay. Khách hàng có thể phải chịu phí phạt và sự giám sát ngặt nghèo hơn của ngân hàng.

Khách hàng khó tiếp cận cận được nguồn vốn: Nếu rủi ro tín dụng xảy ra

nhiều, các ngân hàng sẽ thắt chặt quy trình tín dụng hơn, khiến cho thủ tục cấp vốn ngày một thêm phức tạp, tốn thời gian khách hàng.

1.1.6.3. Đối với nền kinh tế

Rủi ro tín dụng mở đầu cho chu kỳ lạm phát mới: Làm trầm trọng thêm tình

trạng thất nghiệp và các doanh nghiệp sẽ ngần ngại vay vốn để mở rộng sản xuất. Nó còn gây tâm lý hoang mang cho quần chúng, khiến họ giảm lòng tin vào sự lành mạnh và vững chắc của hệ thống tài chính quốc gia, vào chính sách tiền tệ của nhà nước, dẫn đến quyết định tiêu dùng và tích luỹ cho đầu tư không hiệu quả.

Gây ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu: Ngày nay, nền kinh tế mỗi quốc

gia đều phụ thuộc vào nền kinh tế khu vực và thế giới, chỉ cần hệ thống ngân hàng của một quốc gia gặp khó khăn cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới. Lịch sử đã chứng minh cuộc khủng hoảng tài chính châu Á (1997) bắt nguồn từ Thái Lan, cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ (2007) tuy chỉ phát sinh từ một nước nhưng đã kéo theo một loạt hệ lụy cho nền kinh tế toàn cầu.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN hòn đất KIÊN GIANG (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w