Khái niệm và mục tiêu của quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN hòn đất KIÊN GIANG (Trang 28 - 32)

1.2.1.1. Khái niệm

Quản trị rủi ro là nguyên tắc cơ bản trong kinh doanh ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng cần tính đến khả năng chấp nhận rủi ro trong chiến lược

kinh doanh của mình và cần hiểu thấu đáo, đo lường và kiểm soát rủi ro trong phạm vi khả năng, sẵn sàng ứng phó đối với những bất lợi có thể chấp nhận được [10].

Theo tổ chức Moody’s Analytics, quản trị RRTD là một quá trình thực hiện các biện pháp giảm tổn thất bằng cách dự phòng RRTD trong một khoảng thời gian nhất định. Với quan điểm này quản trị RRTD thực chất là việc nhà quản trị có những biện pháp để quản lý vốn và dự phòng cho RRTD [20].

Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình nhận dạng, phân tích nhân tố rủi ro, đo lường mức độ rủi ro, trên cơ sở đó lựa chọn triển khai các biện pháp phòng ngừa và quản lý các hoạt động tín dụng nhằm hạn chế và loại trừ rủi ro trong quá trình cấp tín dụng.

1.2.1.2. Mục tiêu của quản trị rủi ro tín dụng

Bảo vệ ngân hàng trước những thất bại/tổn thất không dự tính trước:

Do không tránh được tổn thất trong hoạt động tín dụng, NHTM phải tự xây dựng và thực hiện các chính sách về quản trị rủi ro tín dụng với mục đích tự bảo vệ mình trước các tổn thất trong quá trình hoạt động tín dụng.

Bảo đảm mức độ rủi ro tín dụng mà ngân hàng phải gánh chịu không vượt quá khả năng về vốn và tài chính của ngân hàng: Rủi ro tín dụng luôn

được giám sát chặt chẽ với các tiêu chí đo lường, cảnh báo theo các mức độ khác nhau để đảm bảo rủi ro tín dụng được kiểm soát và không vượt quá khả năng về vốn tài chính của ngân hàng.

Bảo đảm không ảnh hưởng khả năng cạnh tranh và tồn tại của ngân hàng: Hiệu quả kinh doanh của NHTM tùy thuộc vào năng lực quản trị rủi ro

tín dụng. Do đó, mục đích của quản trị rủi ro hoạt động tín dụng của NHTM phải đảm bảo nếu có xảy ra rủi ro tín dụng không được ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và tồn tại của ngân hàng.

Với mục đích trên quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng là hoạt động tất yếu, thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình hoạt động của ngân hàng.

1.2.1.3. Quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại

Quy trình quản trị RRTD bao gồm 04 nội dung: Nhận biết rủi ro, đo lường rủi ro, kiểm soát rủi ro và tài trợ rủi ro. Đây là toàn bộ các khâu trong một quy trình quản trị RRTD.

Sơ đồ 1.1. Quy trình quản trị rủi ro tín dụng

Nhận biết rủi ro tín dụng: Là tìm ra các biểu hiện và các yếu tố tác

động có thể dẫn đến các khoản rủi ro. Mỗi khoản vay có vấn đề đều mang những nét đặc thù riêng xuất phát từ bản thân đối tượng đi vay, sự xuống giá của tài sản đảm bảo hay các vấn đề liên quan đến thời hạn trả nợ cho ngân hàng. Tuy nhiên, mỗi một khoản vay đều có những nét chung góp phần cảnh báo cho ngân hàng về những vấn đề đã bắt đầu nảy sinh trong quá trình cho vay.

Đo lường rủi ro tín dụng: Là một khâu quan trọng nhất trong quy trình

quản trị RRTD. Mục tiêu của đo lường RRTD chính là giúp ngân hàng lượng hóa được rủi ro mà mình gặp phải trong một khoảng thời gian nhất định qua đó có những biện pháp giảm thiểu rủi ro thích hợp nhờ thiết lập mức dự phòng để bù đắp tổn thất rủi ro.

Kiểm soát rủi ro: Khi nhận diện và tiến hành đo lường rủi ro, thì bước

tiếp theo trong hoạt động quản trị rủi ro cần được đề cập tới đó chính là kiểm soát rủi ro. Kiểm soát rủi ro được hiểu là việc dùng các biện pháp kỹ thuật, công cụ, chiến thuật để ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất do rủi ro mang đến cho ngân hàng.

Tài trợ rủi ro tín dụng: Một khi RRTD xảy ra, thì các ngân hàng phải

áp dụng mọi biện pháp để hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do rủi ro gây ra. Thông thường hoạt động tài trợ rủi ro thường được phân chia thành hai nhóm là tự khắc phục rủi ro hoặc là chuyển giao rủi ro.

Hoạt động tự khắc phục rủi ro được hiểu là phương pháp mà khi rủi ro xảy ra thì ngân hàng tự khắc phục những tổn thất thông qua việc sử dụng các quỹ dự phòng hoặc sử dụng vốn tự có của mình khi xảy ra những rủi ro ngoài dự kiến. Trong trường hợp ngân hàng không thể tự mình khắc phục được những rủi ro gây ra thì ngân hàng có thể tiến hành chuyển giao rủi ro bằng cách nhờ các nguồn lực bên ngoài để khắc phục rủi ro nhờ chuyển giao rủi ro bằng cách bán các khoản nợ, khoản đền bù cho các hãng bảo hiểm,...

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN hòn đất KIÊN GIANG (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w