Những hạn chế

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN hòn đất KIÊN GIANG (Trang 85 - 88)

CC 14 00 Không duyệt khoản vay

c. Một số công tác kiểm soát khác tại chi nhánh

2.3.2. Những hạn chế

Công tác phòng ngừa và xử lý nợ xấu, nợ quá hạn của ngân hàng chưa thực sự hiệu quả

năm trước, việc xử lý nợ quá hạn chủ yếu là gia hạn nợ hoặc cơ cấu lại thời hạn trả nợ nhiều lần nhưng đó lại là cách tiến gần hơn tới ranh giới nợ xấu. Vì thế, tình trạng nợ gốc, nợ lãi tồn đọng nhiều làm ảnh hưởng năng lực tài chính của ngân hàng, chưa phản ánh thực chất chất lượng hoạt động tín dụng, khả năng tiềm ẩn rủi ro trong kinh doanh. Bên cạnh đó, nếu không gia hạn nữa thì việc xử lý nợ quá hạn, nợ xấu của ngân hàng chủ yếu sử dụng quỹ dự phòng rủi ro vì việc thu hồi nợ bằng việc phát mãi tài sản thế chấp không đạt kết quả cao do thủ tục bán tài sản khó khăn, giá trị thu hồi không đủ bù đắp vốn vay. Sau khi sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp, ngân hàng vẫn tiếp tục thu hồi nợ vay nhưng không thu được kết quả cao. Như vậy, về lâu dài nếu cứ sử dụng nhiều quỹ dự phòng rủi ro như vậy sẽ dẫn đến tình trạng quỹ dự phòng thiếu không đảm bảo để bù đắp tổn thất.

Mô hình tổ chức tín dụng từ năm 2017 trở về trước chưa đảm bảo yêu cầu cấp bách giữa các chức năng trong xử lý tín dụng, công tác chỉ đạo tín dụng phân tán

Cơ cấu tổ chức tín dụng gồm 3 phòng: Phòng Kinh doanh, phòng Tín dụng, phòng Tiếp xúc khách hàng. Cả 3 phòng đều có thể cấp tín dụng nếu tìm được khách hàng. Mỗi phòng có lãnh đạo phòng chỉ đạo nên thiếu tính tập trung và thống nhất. Từ năm 2017, ngân hàng đã cơ cấu lại mô hình tổ chức tín dụng, Agribank Hòn Đất có mô hình 2 phòng ban chính là Phòng Thẩm định thực hiện toàn bộ các chức năng của công tác tín dụng từ khâu lập kế hoạch, thực hiện chỉ tiêu tín dụng hàng năm, định giá tài sản, giao dịch tín dụng và kiểm soát rủi ro tín dụng. Cán bộ tín dụng của phòng làm tất cả các khâu của quy trình tín dụng từ khâu tìm kiếm khách hàng, thẩm định, cho vay, kiểm soát sau khi cho vay đến tất toán khoản vay hoặc theo dõi rủi ro tín dụng nếu khoản vay đó được xếp vào danh mục khoản nợ có dấu hiệu rủi ro. Phòng Quản lý rủi ro tín dụng tập trung vào việc quản lý sau khi hoàn tất thủ tục và

được cấp phê duyệt tín dụng. Cả 2 phòng ban đều được kiểm tra, giám sát và chỉ đạo từ hội đồng quản trị.

Thiết lập tiêu chí chuẩn cho việc cấp tín dụng, ngân hàng chưa xây dựng được bộ tiêu chí về mặt định tính và cả mặt định lượng chuẩn để lượng hoá rủi ro tín dụng

Chất lượng đo lường, kiểm soát rủi ro tín dụng chưa cao, chưa xây dựng được mô hình cảnh báo sớm rủi ro tín dụng mà thường chỉ nhận ra rủi ro khi nó thực sự xảy ra. Vì vậy, việc nhận dạng dấu hiệu rủi ro tín dụng và việc xác định mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng vẫn phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm phán đoán, đánh giá, phân tích của cán bộ tín dụng kết hợp với kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ. Điều này sẽ bị hạn chế đối với cán bộ tín dụng mới và đối với cán bộ tín dụng mà trình độ chuyên môn chưa thực sự đủ tầm. Chất lượng quản trị rủi ro tín dụng một phần bị hạn chế.

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ cán bộ tín dụng còn hạn chế

Các cán bộ tín dụng tại chi nhánh chủ yếu được đào tạo từ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng, Quản trị kinh doanh,… nên kiến thức về kỹ thuật các chuyên ngành sản xuất, thị trường các ngành hàng, thủ thuật cạnh tranh trong xã hội,… còn hết sức hạn hẹp, không đủ kinh nghiệm thực tiễn để thẩm định nhiều ngành nghề khác nhau của khách hàng, dễ dẫn đến rủi ro trong quyết định cho vay.

Agribank Việt Nam có bộ phận giám sát từ xa, chuyên trách hỗ trợ, giám sát khâu tín dụng ngân hàng nhưng cán bộ bộ phận này chưa hiểu hết bản chất của hoạt động tín dụng, đôi khi còn quá nguyên tắc, thực hiện theo từng câu chữ trong công văn ban hành, gây mất thời gian cho chi nhánh trong việc giải trình khi bắt sai lỗi. Hiện tại, bộ phận kiểm soát tại chi nhánh chưa thực sự hoạt động một cách độc lập, chưa thực hiện chưa đúng với chức năng kiểm soát của mình và còn bị chi phối nhiều bởi mối quan hệ với nhân viên

tín dụng trong cùng một chi nhánh, với Giám đốc chi nhánh/Phòng giao dịch. Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên tín dụng tại chi nhánh hầu hết còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa nắm bắt được hết các quy trình, quy định của pháp luật và của ngân hàng về việc cho vay nên dễ dẫn tới thẩm định hồ sơ khoản vay không chặt chẽ. Quan trọng hơn, một số cán bộ tín dụng chưa thực sự tâm huyết, có trách nhiệm với công việc được giao, chưa nắm vững các quy định hiện hành trong hoạt động tín dụng, dẫn đến việc thẩm định khách hàng, khoản vay chưa đạt yêu cầu.

Công tác kiểm tra nội bộ chưa được chú trọng

Kiểm tra nội bộ có điểm mạnh hơn thanh tra NHNN ở tính thời gian vì nhanh chóng, kịp thời ngay khi vừa phát sinh vấn đề và tính sâu sát của người kiểm tra viên do việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên cùng với công việc kinh doanh. Nhưng trong thời gian qua, công tác kiểm tra nội bộ tại chi nhánh còn sơ sài, vì số lượng khoản vay phát sinh quá nhiều trong khi lực lượng cán bộ kiểm tra viên còn hạn chế nên chỉ kiểm tra những món vay lớn, thường bỏ qua những món vay nhỏ. Bên cạnh đó, một số kiểm tra viên tại chi nhánh còn yếu về kỹ năng, kỹ thuật nghiệp vụ, thiếu kinh nghiệm nên chỉ phát hiện được một số sai phạm đơn giản, kiểm tra chủ yếu xoay quanh việc xem xét tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ pháp lý, hồ sơ kinh tế, hồ sơ cho vay. Do đó, thời gian qua Agribank Hòn Đất chưa phát hiện được hết các sai phạm sau cho vay để có biện pháp chấn chỉnh và xử lý kịp thời.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN hòn đất KIÊN GIANG (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w