Kết quả hoạt động của ngân hàng giai đoạn 2017-

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN hòn đất KIÊN GIANG (Trang 58 - 61)

- Nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK HÒN ĐẤT KIÊN GIANG

2.1.3. Kết quả hoạt động của ngân hàng giai đoạn 2017-

Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Hòn Đất qua 3 năm được thể hiện qua sự tăng trưởng về dư nợ và huy động vốn.

Bảng 2.1. Nguồn vốn huy động giai đoạn 2017–2019

Đơn vị tính: triệu đồng

Tiêu chí Năm2017 Năm 2018 Năm 2019 2018/2017 2019/2018 Số tiền % Số tiền %

Tổng số huy

động 159.306 189.934 219.482 30.628 19.23 29.548 15.56 + Tiền gửi của

dân cư 152.284 183.853 213.674 31.569 20.73 29.821 16.22 + Tiền gửi của

các TCTD 7.023 6.081 5.808 -942 -13.5 -273 -4.5 Không kỳ hạn 4.779 14.406 13.813 9.627 201,44 -593 -4,12 Kỳ hạn < 12 tháng 146.562 111.263 125.085 - 35.299 -24,08 13.822 12,42

Kỳ hạn 12-24

tháng 7.965 64.265 80.584 56.300

706,8

4 16.319 25,39

Nguồn: “Báo cáo của Agribank Hòn Đất”

Huy động vốn cho vay phản ánh quy mô hoạt động của ngân hàng, huy động vốn vay càng cao chứng tỏ ngân hàng có thị phần hoạt động rộng, số lượng khách hàng nhiều.

Nguồn vốn huy động giai đoạn 2017 đến 2019 mặc dù có tăng nguồn huy động nhưng biến động tăng chậm lại, cụ thể năm 2017 so với năm 2018 tổng số huy động nguồn vốn tăng 19.23% tương đương 30.628 triệu đồng. Năm 2018 so với 2019 tăng 15.56% triệu đồng tương đương 29.548 triệu đồng.

Trong những năm qua, Agribank Hòn Đất thực hiện nhiều giải pháp phù hợp, đẩy mạnh huy động vốn tại địa phương đáp ứng cho nhu cầu hoạt động tín dụng trên địa bàn.

Hòn Đất là một huyện chủ yếu sản xuất nông nghiệp với các vùng chuyên canh lương thực (lúa) nhưng trong vốn huy động phân theo đối tượng, tiền gửi từ dân cư có xu hướng giảm, từ 20.73% của năm 2017 so với 2018, đến năm 2019 chỉ còn 16.22%. Đặc biệt, tiền gửi từ nguồn TCTD giảm qua từng năm.

Nguồn vốn không kỳ hạn năm 2018 so với 2017 tăng cao 9.627 triệu đồng và năm 2019 so với 2018 giảm 593 triệu đồng và có kỳ hạn 12 tháng đến dưới 24 tháng tăng cao ở các năm. Xét về tổng nguồn vốn huy động ở huy động vốn không kỳ hạn và có kỳ hạn 12 ~ 24 tháng còn thấp so với vốn huy động có kỳ hạn dưới 12 tháng. Cơ cấu nguồn vốn như vậy cũng là khá tốt. Tuy nhiên, ngân hàng cần đẩy mạnh hơn nữa công tác huy động vốn để tiến tới tự lực nguồn vốn cho vay, nhất là huy động vốn kỳ hạn 12 đến 24 tháng.

bàn, vốn điều chuyển từ trung tâm điều hành và nguồn vốn khác. Agribank Hòn Đất đã bám sát chiến lược mục tiêu và chương trình phát triển kinh tế của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, UBND huyện để đáp ứng mức cao nhất nhu cầu vốn vay của khách hàng địa phương (chủ yếu phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nông dân). Quy định về cho vay đối với khách hàngđược thực hiện cụ thể.

Bảng 2.2. Tổng dư nợ Agribank Hòn Đất Kiên Giang

Đơn vị tính: triệu đồng

Tỷ lệ dư nợ có biến động tăng qua các năm, cụ thể năm 2017 so với năm 2018 tăng 1.95% tương đương 8.613 triệu đồng. Năm 2019 so với năm

2018 tăng 68.323 triệu đồng tương đương 15.18%. Phân tích tiêu chí ngành kinh tế tác giá nhận thấy, tỷ lệ dư nơ tăng nhiều nhất từ ngành nông nghiệp, năm 2019 so với năm 2018 tăng 77.844 triệu đồng tương đương tăng 22,7%. Chiến lược của Agribank Hòn Đất là mở rộng hỗ trợ phát triển nguồn vay đến đối tượng nông nghiệp. Do đó, năm 2019 đã có nhiều chương trình, mở rộng vay vốn, đây là nguyên nhân chính dẫn đến dư nợ của ngành nông nghiệp vượt trội.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN hòn đất KIÊN GIANG (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w