Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN hòn đất KIÊN GIANG (Trang 88 - 93)

CC 14 00 Không duyệt khoản vay

c. Một số công tác kiểm soát khác tại chi nhánh

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

Môi trường pháp lý chưa thuận lợi: Các NHTM chưa thực hiện được

chức năng cưỡng chế thu hồi nợ. Trong trường hợp khách hàng không trả được nợ đến hạn, nếu các bên không có thỏa thuận khác thì theo Khoản 2 Điều 54 Luật các TCTD có quy định “TCTD có quyền bán tài sản cầm cố để

thu hồi vốn trong một thời hạn nhất định theo quy định của pháp luật”. Nhưng trong thực tế hiệu lực pháp lý về xử lý tài sản bảo đảm chưa tạo quyền tự chủ cho các NHTM và phụ thuộc rất nhiều vào thiện chí và trách nhiệm phối hợp của các cơ quan chức năng.

Các quy định trong hoạt động ngân hàng thiếu chặt chẽ: Cơ chế quản lý của Nhà nước đang trong quá trình hoàn thiện, một số quy định của Ngân hàng Nhà nước mở ra quá rộng như cho phép một khách hàng được mở tài khoản tiền gửi cũng như vay vốn tại nhiều TCTD để tạo điều kiện cho khách hàng mở rộng kinh doanh nhưng ngược lại ngân hàng sẽ khó kiểm soát dẫn tới rủi ro. Trên thực tế, việc phối hợp giữa các ngân hàng khi thực hiện cho vay cùng một khách hàng gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình xem xét cho vay, kiểm tra sử dụng vốn vay cũng như nắm bắt thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng do các ngân hàng thường giữ bí mật không cung cấp thông tin cho nhau. Thực tế tại Agribank Hòn Đất trong thời gian qua khi thực hiện biện pháp hạn chế cung cấp tín dụng đã xảy ra tình trạng không kiểm soát hết được nguồn thu của khách hàng, gây khó khăn trong việc thu hồi nợ.

Hệ thống thông tin tín dụng của NHNN chưa phát triển kịp với nhu cầu thông tin của các ngân hàng:

Trên thực tế, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 10/2010/NĐ – CP ngày 12/02/2010 quy định về hoạt động thông tin tín dụng và số 57/2016/NĐ- CP ngày 01/07/2016 về việc sửa đổi, bổ sung điều 7 Nghị định số 10. Tuy nhiên do một số NHTM chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của thông tin tín dụng, còn coi nhẹ trong điều hành đối với công tác này nên chưa báo cáo đầy đủ các khách hàng cho trung tâm. Nguyên nhân do các hình thức chế tài khi các NHTM cung cấp thông tin không đầy đủ, kịp thời, chính xác còn mang tính hình thức nên thông tin không bảo đảm cho các NHTM khác đánh giá và

xác định rủi ro tiềm ẩn trong cho vay đối với khách hàng. Đặc biệt trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng tín chấp đối với cá nhân. Vấn đề thông tin không đầy đủ và chính xác về khách hàng đang là khó khăn nổi cộm của các cán bộ tín dụng trong quá trình tác nghiệp và cũng là nguy cơ tiềm ẩn rất cao, nguyên nhân trực tiếp gây nên rủi ro tín dụng tại các NHTM nói chung và Agribank Hòn Đất nói riêng.

Năng lực quản trị điều hành của khách hàng yếu kém: Đối với khách

hàng, việc đầu tư đổi mới công nghệ để thích ứng với sự cạnh tranh trong điều kiện hội nhập là một yêu cầu cấp thiết hiện nay. Do phần lớn các khách hàng bị hạn chế về quy mô vốn tự có, trong điều kiện thị trường vốn Việt Nam chưa phát triển thì dường như ngân hàng là nơi duy nhất để các khách hàng tìm kiếm các nguồn vốn đầu tư.

Nếu các khách hàng vay nợ để đầu tư một cách đúng hướng, có nghiên cứu thị trường thì tất nhiên sẽ có khả năng trả nợ ngân hàng. Tuy nhiên, do bố trí cơ cấu vốn không hợp lý, vốn vay dài hạn lớn, ra quyết định đầu tư không đúng hướng, đầu tư theo phong trào nên dễ bị động trước những thay đổi của thị trường,… dẫn đến sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay ngân hàng.

Tài chính của khách hàng không minh bạch, gây khó khăn trong việc thẩm định, đánh giá khách hàng: Một trong những nội dung khi xem xét

quyết định cho vay là cán bộ tín dụng phải phân tích, đánh giá tình hình tài chính của khách hàng, từ đó mới đánh giá được khả năng trả nợ của khách hàng. Thực tiễn cho thấy trong cho vay cá nhân số liệu thu thập chủ yếu qua phỏng vấn khách hàng và qua kinh nghiệm thẩm định của cán bộ là chính nên chưa đảm bảo tính chính xác cao.

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Cán bộ tín dụng có kiểm tra sử dụng vốn vay nhưng chỉ mang tính hình thức do tính chất khách hàng cá nhân khá đơn giản, khối lượng công việc nhiều mang tính dàn trải nên các cán bộ khách hàng thường có những nhận xét chung chung trong Biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay mà không phản ánh tình trạng kinh doanh thực tế của khách hàng, cụ thể cán bộ khách hàng chỉ nhận xét “tình hình kinh doanh bình thường” mà không có số liệu chứng minh số thực hiện có phù hợp hay không.

Bên cạnh đó, do đặc thù tại chi nhánh có thói quen sử dụng tiền mặt của khách hàng nên việc hạn chế giải ngân bằng tiền mặt để tránh tình trạng khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích cũng rất khó áp dụng. Trong thực tế đã xảy ra trường hợp khách hàng có mục đích vay vốn là chi tiền lương hay trả tiền vật tư để thi công các công trình, khách hàng nhận tiền vay về, nợ ngân hàng khác đến hạn buộc doanh nghiệp phải sử dụng tiền vay của ngân hàng để trả nợ đến hạn cho ngân hàng khác và dùng tiền vay của ngân hàng mới để chi cho nhu cầu ban đầu. Đối với trường hợp này, nếu phát hiện đơn vị sử dụng vốn không đúng mục đích, theo quy định phải thu hồi nợ trước hạn, trường hợp khách hàng không có nguồn để thanh toán, cán bộ tín dụng đành phải bỏ qua việc này.

Hệ thống thông tin nội bộ của ngân hàng còn chưa hiệu quả

Hiện tại, các dữ liệu lưu trữ tại chi nhánh khá rời rạc, cục bộ. Thông tin loại nào chỉ bộ phận phụ trách loại đó biết, chứ không được chia sẻ cho các bộ phận khác. Khi cần truy xuất thông tin, ngân hàng không có khả năng tổng hợp đầy đủ các thông tin về khách hàng. Vì vậy, cán bộ tín dụng khi tìm hiểu về khách hàng không thể có một hình ảnh đầy đủ, tất cả các mặt về khách hàng của mình, điều mà rất cần thiết khi phân tích tín dụng.

Ngoài ra, Chi nhánh cũng chưa có bộ phận nghiên cứu, thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau của các khách hàng hoạt động trong các ngành

nghề khác nhau trên địa bàn để tổng hợp thành các luồng thông tin mang tính dự báo đối với từng ngành nghề cụ thể giúp cho ngân hàng có thể nhận biết được các rủi ro đối với từng ngành nghề mà mình đang cho vay.

Do đó, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến rủi ro cho ngân hàng trong thời gian qua.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương này tác giả trình bày tổng quan về Agribank Hòn Đất. Trong đó nêu rõ cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ và tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank Hòn Đất. Nội dung chính trong chương này là phân tích thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Hòn Đất. Dựa vào cơ sở lý thuyết ở chương 1, thực tế hoạt động quản trị rủi ro tại Agribank Hòn Đất,luận văn phân tích dựa vào nội dung của công tác quản trị rủi ro gồm: Công tác xây dựng chính sách và bộ máy quản trị rủi ro, nhận dạng rủi ro, đo lường rủi ro, kiểm soát rủi ro và tài trợ rủi ro. Từ kết quả phân tích tác giả rút ra những mặt đạt được, mặt hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Hòn Đất. Đây là cơ sở để đề ra giải pháp ở chương 3.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢNTRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK HÒN ĐẤT KIÊN

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN hòn đất KIÊN GIANG (Trang 88 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w