Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp cơng lập cĩ ảnh hưởng đến tổ chức

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN tổ CHỨC CÔNG tác kế TOÁN tại vườn QUỐC GIA u MINH THƯỢNG TỈNH KIÊN GIANG (Trang 27 - 30)

6. Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.2.3. Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp cơng lập cĩ ảnh hưởng đến tổ chức

cơng tác kế tốn

Đặc điểm hoạt động của các đơn vị sự nghiệp cơng lập rất đa dạng, phức tạp, phạm vi rộng và chủ yếu chi cho hoạt động của các đơn vị này được trang trải thơng qua nguồn kinh phí cấp phát của Nhà nước. Xuất phát từ đặc điểm nguồn kinh phí bảo đảm sự hoạt động theo chức năng của các đơn vị sự nghiệp cơng lập và yêu cầu tăng cường quản lý kinh tế tài chính của bản thân đơn vị, cơ quan chủ quản mà chế độ kế tốn đơn vị sự nghiệp cơng lập cĩ những đặc điểm riêng như:

1.2.3.1. Cơng tác quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp cơng lập

Quản lý tài chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong các đơn vị sự nghiệp cơng lập, bao gồm lên kế hoạch sử dụng các nguồn vốn, đảm bảo thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh và theo dõi tình hình thu - chi, báo cáo quyết tốn Ngân sách, qua đĩ báo cáo kết quả hoạt động của đơn vị cho các cơ quan quản lý cấp trên.

Cĩ thể nĩi việc quản lý tài chính cĩ hiệu quả hay khơng là nguyên nhân dẫn đến sự thành cơng hay thất bại của các đơn vị, tổ chức, khơng kể đĩ là đơn vị lớn hay nhỏ. Chính vì vậy, cơng tác quản lý tài chính sẽ chi phối và tác động rất lớn đến cơng tác kế tốn trong các đơn vị sự nghiệp cơng lập. Do đĩ cần thiết phải nghiên cứu cơ chế quản lý tài chính phù hợp với việc huy động, khai thác, quản lý các nguồn tài chính đầu tư cho các đơn vị sự nghiệp cơng lập cũng như quy trình lập dự tốn, chấp hành dự tốn và quyết tốn ngân sách tại các đơn vị này. Chính vì thế, nội dung tiếp theo của luận văn sẽ đi sâu làm rõ cơng

tác quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp cơng lập giáo dục.

1.2.3.2 Cơ chế quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp cơng lập

Quản lý tài chính là một bộ phận, một khâu của quản lý kinh tế - xã hội và là khâu quản lý mang tính tổng hợp. Theo nghĩa rộng, quản lý tài chính được nhìn nhận như việc sử dụng tài chính làm cơng cụ quản lý hệ thống kinh tế - xã hội thơng qua việc sử dụng các chức năng vốn cĩ của nĩ. Theo nghĩa hẹp, quản lý tài chính được quan niệm như là việc quản lý của bản thân hoạt động tài chính, nghĩa là tài chính được xem là đối tượng quản lý.

Quản lý tài chính được coi là hợp lý, cĩ hiệu quả nếu nĩ tạo ra được một cơ chế quản lý thích hợp cĩ tác động tích cực tới các quá trình kinh tế - xã hội theo các hướng phát triển đã hoạch định.

Vậy, cơ chế quản lý tài chính là thuật ngữ nĩi về phương thức tổ chức và hoạt động điều hành, hướng dẫn kiểm tra… của một hệ thống các bộ phận, tổ chức trong một xã hội, một lĩnh vực, một tổ chức theo mối liên hệ kết hợp thống nhất nhằm thúc đẩy các quan hệ kinh tế - xã hội phát triển theo những mục tiêu đã định, phù hợp với những quy luật khách quan và điều kiện kinh tế- xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định.

Từ những phân tích trên cho ta thấy cơ chế tài chính cĩ vai trị quyết định đến việc hình thành, tạo lập và sử dụng nguồn lực tài chính, nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động của đơn vị. Bên cạnh đĩ, việc tổ chức cơng tác kế tốn của các đơn vị sự nghiệp cơng lập phải đảm bảo tuân thủ cơ chế tài chính do Nhà nước quy định.

1.2.3.3. Nguồn tài chính đầu tư cho các đơn vị sự nghiệp cơng lập

Muốn duy trì được hoạt động bình thường và phát triển, các đơn vị sự nghiệp cơng lập cần được huy động các nguồn tài chính để đầu tư trang bị cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ chuyên mơn, trả lương, thù lao cho cơng chức, viên chức và người lao động,… Như vậy, đầu tư tài chính cho các

đơn vị sự nghiệp cơng lập là nhằm đầu tư cho phát triển, gĩp phần xây dựng nguồn nhân lực cĩ chất lượng để phục vụ cho sự nghiệp cơng nghiệp hĩa, hiện đại hĩa đất nước, đồng thời gĩp phần đảm bảo chính sách an sinh xã hội. Nguồn tài chính đầu tư cho các đơn vị sự nghiệp cơng lập được hình thành trong quá trình phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân của các chủ thể kinh tế - xã hội. Đĩ là nguồn vốn từ NSNN và nguồn vốn xã hội hĩa từ các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội, của các tầng lớp nhân dân trong và ngồi nước, tự tạo ra các nguồn quỹ thu từ hoạt động sự nghiệp- dịch vụ của các đơn vị.

1.2.3.4. Quy trình lập dự tốn, chấp hành dự tốn và quyết tốn ngân sách tại các đơn vị sự nghiệp cơng lập

Cơng tác quản lý tài chính ở các đơn vị sự nghiệp cơng lập bao gồm ba khâu: Lập dự tốn ngân sách trong phạm vi được cấp cĩ thẩm quyền giao hàng năm; Tổ chức chấp hành dự tốn hàng năm theo chế độ, chính sách của Nhà nước; Quyết tốn ngân sách. Cụ thể nội dung chính của từng khâu cơng việc bao gồm:

- Lập dự tốn ngân sách: Là quá trình phân tích, đánh giá giữa khả năng và nhu cầu các nguồn tài chính để xây dựng các chỉ tiêu thu, chi ngân sách hàng năm một cách đúng đắn, cĩ căn cứ khoa học và thực tiễn.

- Chấp hành dự tốn ngân sách: Là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế tài chính, hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu, chi ghi trong dự tốn ngân sách của đơn vị thành hiện thực. Trên cơ sở dự tốn ngân sách được giao, các đơn vị sự nghiệp cơng lập chủ động tổ chức triển khai thực hiện, đưa ra các biện pháp cần thiết đảm bảo hồn thành tốt nhiệm vụ thu - chi được giao, đồng thời phải cĩ kế hoạch sử dụng kinh phí ngân sách theo đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm và cĩ hiệu quả.

lý tài chính. Đây là quá trình kiểm tra, tổng hợp số liệu về tình hình chấp hành dự tốn trong kỳ và là cơ sở để phân tích, đánh giá kết quả chấp hành dự tốn từ đĩ rút ra những bài học kinh nghiệm cho các kỳ tiếp theo. Để cĩ thể tiến hành quyết tốn thu - chi, các đơn vị phải hồn tất hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo quyết tốn ngân sách.

Như vậy, ba khâu cơng việc trong quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp cơng lập đều hết sức quan trọng. Nếu như dự tốn là phương án kết hợp các nguồn lực trong dự kiến để đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra và là cơ sở để tổ chức chấp hành thì quyết tốn là thước đo hiệu quả của cơng tác lập dự tốn. Qua đĩ cĩ thể thấy ba khâu cơng việc trong quản lý tài chính cĩ quan hệ mật thiết với nhau và cĩ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sử dụng các nguồn lực nhằm hồn thành tốt các chức năng, nhiệm vụ được giao.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN tổ CHỨC CÔNG tác kế TOÁN tại vườn QUỐC GIA u MINH THƯỢNG TỈNH KIÊN GIANG (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w