a. Vay ngân hàng Trung ương
1.2.2.1. Quy mô, tốc độ tăng trưởng huy động vốn
Quy mô và tốc độ tăng trưởng huy động vốn là chỉ tiêu có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động huy động vốn nói riêng và với ngân hàng nói chung. Các ngân hàng ln muốn tăng trưởng tín dụng năm sau cao hơn năm trước, tăng
cường đầu tư vào các dự án lớn để sinh lời, tuy nhiên tỷ lệ cấp tín dụng, đầu tư tại các ngân hàng ln bị khống chế ở vốn huy động. Vì vậy để mở rộng hoạt động tín dụng, đầu tư buộc các ngân hàng trước tiên phải mở rộng quy mô huy động vốn. Để hoạt động của ngân hàng thực sự an tồn thì nguồn vốn huy động phải có một tốc độ tăng trưởng ổn định. Việc không dự báo trước được xu hướng biến động của dòng tiền gửi vào, rút ra sẽ rất khó khăn rất lớn cho các ngân hàng trong việc cho vay và đầu tư.
Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động thể hiện khả năng mở rộng quy mô vốn huy động của ngân hàng qua các năm, cho thấy nguồn vốn biến đổi theo xu hướng như thế nào và khả năng kiểm soát của ngân hàng đến nguồn vốn huy động.
x 100%
Nguồn: Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Đại học kinh tế quốc dân
Vốn của Ngân hàng gia tăng với những tỷ lệ xấp xỉ nhau trong nhiều năm thể hiện một sự tăng trưởng vốn ổn định. Điều đó, một mặt, giúp Ngân hàng thuận lợi hơn trong việc dự kiến lượng vốn huy động được để có kế hoạch điều hoà vốn, tạo được sự phù hợp giữa phương án mở rộng huy động vốn với mở rộng tín dụng. Trên khía cạnh khác, sự tăng trưởng vốn ổn định cịn cho thấy phần nào hình ảnh tốt của Ngân hàng trong mắt cơng chúng. Tốc độ tăng trưởng có thể được tính cho tổng vốn cũng có thể được xét riêng với từng loại vốn cụ thể. Sự biến động của từng loại vốn, đôi khi, trái chiều nhau và không giống chiều biến động của tổng vốn. Chỉ tiêu này kết hợp với tỷ trọng vốn giúp sự đánh giá về khả năng huy động vốn của NHTM được sâu sắc hơn và toàn diện hơn.
Tốc độ tăng trưởng =
Tổng HĐV năm −Tổng HĐV năm −1 Tổng HĐV năm −1