Cơ cấu nguồn vốn huy động

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG vốn tại NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH DUNG QUẤT (Trang 27 - 28)

a. Vay ngân hàng Trung ương

1.2.2.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động

Một yếu tố quan trọng khác được đưa ra để đánh giá khả năng huy động vốn của NHTM là cơ cấu vốn. Cơ cấu vốn được phản ánh thông qua tỷ trọng của từng loại vốn trong tổng vốn của Ngân hàng. Quy mô của loại vốn i được sử dụng để tính tỷ trọng của nó trong tổng vốn huy động.

Tổng nguồn vốn loạii Tỷ trọng của loại vốn i =

Tổng vốn huy động

Nguồn: Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Đại học kinh tế quốc dân

Việc tính tốn tỷ trọng vốn nợ tương đối phức tạp. Nó có thể được thực hiện dựa trên việc sử dụng nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại vốn: theo đối tượng huy động, theo kỳ hạn, theo tính chất hay theo loại tiền. Theo mỗi khía cạnh, những phân tích, đánh giá được đưa ra sẽ phản ánh một cách đầy dủ hơn khả năng huy động vốn của NHTM.

Tỷ trọng loại vốn nào cao phản ánh ưu thế của Ngân hàng trong việc huy động loại vốn đó. Mặt khác, nó cũng cho thấy sự chú trọng của Ngân hàng vào những

hình thức huy động nhất định. Từ đó có thể nhận thấy chính sách huy động vốn của Ngân hàng và đánh giá được Ngân hàng có đạt được mục tiêu trong trường hợp thực hiện thay đổi cơ cấu vốn hay không.

Việc nhận xét cơ cấu vốn của một Ngân hàng khơng phải là vấn đề đơn giản. Sự đánh giá đó, ngồi việc phải căn cứ trên cơ sở các số liệu, cũng cần được đặt trong sự nhìn nhận đặc điểm cũng như môi trường kinh doanh cụ thể của Ngân hàng. Mỗi Ngân hàng duy trì cho mình một cơ cấu vốn riêng, tuỳ vào điều kiện của Ngân hàng đó. Sự áp đặt cơ cấu vốn giống các Ngân hàng khác có thể gây bất lợi hoặc không phát huy được thế mạnh của bản thân Ngân hàng.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG vốn tại NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH DUNG QUẤT (Trang 27 - 28)