Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM)

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG vốn tại NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH DUNG QUẤT (Trang 29 - 31)

a. Vay ngân hàng Trung ương

1.2.2.4. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM)

Nguồn: Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Đại học kinh tế quốc dân Đây là một tiêu chí quan trọng để đánh giá hiệu quả huy động vốn, nó cho biết mối liên hệ sinh lời giữa thu từ lãi và chi trả lãi, cho biết 1 đồng huy động được mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả càng lớn.

Với các NHTM quản lý vốn theo cơ chế tập trung, NIM huy động vốn của chi nhánh được xác định theo công thức sau:

Thu nhập từ lãi- chi phí từ lãi Tài sản sinh ra lãi

Cơ chế quản lý vốn tập trung còn được gọi là cơ chế FTP (Fund Transfer Pricing). Cơ chế quản lý vốn tập trung là cơ chế quản lý vốn từ trung tâm quản lý vốn đặt tại Trụ sở chính của ngân hàng. Các chi nhánh trở thành các đơn vị kinh doanh, thực hiện mua bán vốn với Trụ sở chính (thơng qua trung

NIM =

Thu nhập lãi thuần Tài sản sinh lãi

x 100%

tâm vốn) Trụ sở chính sẽ mua tồn bộ tài sản nợ của chi nhánh và bán vốn để chi nhánh sử dụng cho tài sản có. Từ đó, thu nhập và chi phí của từng chi nhánh được xác định thơng qua chênh lệch mua bán vốn với Trụ sở chính.

Hiện nay, các ngân hàng chủ yếu quản lý nguồn vốn theo mơ hình quản lý vốn tập trung. Tồn bộ nguồn vốn được tập trung ở một nơi duy nhất là đặc điểm cơ bản của mơ hình này. Vốn ở đây bao gồm cả tiền mặt và phi tiền mặt.

Với mơ hình này, chủ thể quản trị được bố trí cơng tác tại nơi quản lý vốn và chịu trách nhiệm trước ngân hàng tồn bộ hoạt động nguồn vốn, có kế hoạch và chiến lược trong từng thời kỳ. Khi cần thiết sẽ phân bổ vốn cho nơi sử dụng và có chế độ hạch tốn để phân bổ thu nhập chi phí cho phù hợp.

Nguyên tắc thực hiện Cơ chế quản lý vốn tập trung bao gồm những nội dung sau:

- Quan hệ điều chuyển vốn nội bộ thông qua cơ chế “mua/bán” vốn. Công tác điều hành vốn nội bộ được chuyển từ cơ chế “vay/gửi” sang cơ chế “mua/bán” vốn. Cùng với sự chuyển đổi này thì tồn bộ rủi ro về vốn (rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất) sẽ được chuyển về Trụ sở chính. Lãi suất hay giá của hoạt động “mua/bán” vốn (giá chuyển vốn FTP) trong từng thời điểm do Trụ sở chính xác định và thơng báo tới các chi nhánh.

- Quản lý vốn tập trung và thống nhất tại Trụ sở chính: Xây dựng cả hệ thống là một bảng tổng kết tài sản thống nhất và duy nhất. Đảm bảo kiểm sốt thu nhập chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, phát huy thế mạnh của từng đơn vị kinh doanh và tối đa hóa lợi nhuận.

-Giá chuyển vốn. Đây là công cụ quan trọng trong cơng tác điều hành vốn tại Trụ sở chính và là căn cứ để xác định hiệu quả hoạt động trong kỳ của mỗi chi nhánh. Hiệu quả hoạt động của chi nhánh sẽ được đánh giá chuẩn xác theo tiêu thức thống nhất trên cơ sở chênh lệch giữa lãi suất thực hiện với khách hàng và giáchuyển vốn nội bộ.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG vốn tại NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH DUNG QUẤT (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w