Chi phí huy động vốn

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG vốn tại NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH DUNG QUẤT (Trang 28 - 29)

a. Vay ngân hàng Trung ương

1.2.2.3. Chi phí huy động vốn

Ngân hàng là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, nguồn vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thường không thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Do vậy ngân hàng phải huy động vốn để sử dụng với một chi phí nhất định. Chi phí huy động vốn cho biết để huy động được một đồng vốn, ngân hàng phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả huy động vốn các ngân hàng phải tối thiểu hóa các loại chi phí.

Chi phí huy động vốn được tính bằng cơng thức:

Chi phí huy động vốn = Chi phí trả lãi cho HĐV + Chi phí huy động khác

Trong đó, chi phí trả lãi cho nguồn huy động là thành phần quan trọng ảnh hưởng đến quy mơ và hiệu quả huy động:

Chi phí huy động khác trong hệ thống vốn rất đa dạng và không ngừng gia tăng trong điều kiện các ngân hàng gia tăng cạnh tranh phi lãi suất. Nó bao gồm chi phí trả trực tiếp cho người gửi tiền (quà tặng, quay số trúng thưởng, ...), chi phí tăng tính tiện ích cho người gửi tiền (mở chi nhánh, quầy phòng, điểm huy động, trang thiết bị phục vụ cho khách hàng,…), chi phí lương cán bộ nhân viên, chi phí bảo hiểm tiền gửi, quảng cáo..

Việc xác định chi phí huy động vốn là cơng việc phức tạp và khó khăn, quyết định tới hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại. Vì vậy, huy động vốn được coi là hiệu quả xét trên phương diện chi phí khi:

- Ngân hàng huy động được vốn với chi phí thấp để sử dụng, trong khi vẫn đạt được yêu cầu về sự phù hợp giữa huy động và sử dụng vốn đáp ứng nhu cầu cho vay và đầu tư.

- Tăng lợi nhuận cho ngân hàng mà không phải lo sức ép tăng chi phí vốn. Về cơ bản, lợi nhuận ngân hàng đước tính bằng tổng thu nhập trừ đi tổng chi phí, mà phần lớn ở đây là chi phí trả lãi, do vậy để tối đa lợi nhuận, ngân hàng phải tối thiểu hóa chi phí hoạt động. Nguồn ngắn hạn thường có

X 100%

chi phí thấp, kém ổn định và ngược lại, nguồn có thời hạn dài thì có chi phí cáo nhưng ổn định hơn. Ngân hàng cần quản lý chi phí thường xun, coi đây là cơng việc quan trọng vì khi có thay đổi cơ cấu nguồn hay lãi suất đều làm thay đổi chi phí trả lãi.

Với chi phí trả lãi, do mặt bằng lãi suất chung nên các Ngân hàng sẽ không tiết giảm được ngoại trừ sự tồn tại chênh lệch lớn về uy tín giữa các ngân hàng. Khi đó các ngân hàng có tín nhiệm cao có khả năng huy động với lãi suất thấp hơn so với ngân hàng có ít tín nhiệm, tuy nhiên sự chênh lệch lãi suất này khơng lớn. Với chi phí huy động khác, các NHTM sẽ xem xét, đánh giá để tiết giảm từng khoản mục, sẽ quyết định có chi hay khơng và mức độ bao nhiêu để vẫn đảm bảo đủ vốn kinh doanh nhưng ở mức chi phí thấp nhất.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG vốn tại NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH DUNG QUẤT (Trang 28 - 29)