Nguyên nhân ngộ độc thực phẩm thuộc họ Salmonella gây bệnh thương hàn

Một phần của tài liệu Kiến thức về dinh dưỡng: Phần 2 (Trang 29 - 31)

thuộc họ Salmonella gây bệnh thương hàn và cách phòng tránh?

120. Những chất độc hại hóa học nào thường gây ô nhiễm trong thực phẩm? thường gây ô nhiễm trong thực phẩm?

Các chất ô nhiễm trong công nghiệp và môi trường như: các dioxin, các chất phóng xạ, các kim loại nặng (chì, thủy ngân, arsen, cadimi...).

Các chất hóa học sử dụng trong nông nghiệp sai quy cách: thuốc bảo vệ thực vật, động vật, thuốc thú y, chất tăng trưởng, phân bón, thuốc trừ giun sán và chất hun khói.

Các chất phụ gia sử dụng không đúng quy định: các chất tạo màu, tạo mùi, tạo ngọt, tăng độ kết dính, ổn định, chất bảo quản, chất chống ôxy hóa, chất tẩy rửa... và các hợp chất không mong muốn trong vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm.

Các chất độc hại tạo ra trong quá trình chế biến thịt hun khói, dầu mỡ bị cháy khét, các hợp chất tạo ra do phản ứng hóa học trong thực phẩm, sự sản sinh độc tố trong quá trình bảo quản, dự

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

trữ bị nhiễm nấm mốc (độc tố vi nấm) hay biến đổi chất ôi hỏng.

Các độc tố tự nhiên có sẵn trong thực phẩm như ở mầm khoai tây, sắn, đậu mèo, măng, nấm độc, cá nóc, cóc...

Các chất gây dị ứng trong một số hải sản, nhộng tằm...

121. Những thực phẩm nào chứa chất độc có thể gây ngộ độc? độc có thể gây ngộ độc?

Phân tích nguyên nhân ngộ độc thực phẩm ở nước ta cho thấy tỷ lệ ngộ độc do thực phẩm chứa sẵn chất độc chiếm trên 20% số vụ ngộ độc, tỷ lệ tử vong thường rất cao. Một số thực phẩm chứa chất độc nguy hiểm có thể gây ngộ độc như:

• Sắn, măng có chất độc là acid xyanhydric

• Mầm khoai tây có chứa chất độc solamin

• Quả họ đậu: đậu kiếm, đậu mèo... chứa các glucozid.

• Nấm độc do có chứa muscarin

• Cá nóc có chất độc tetrodotoxin

• Một số nhuyễn thể chứa mytilotoxin rất độc.

122. Nguyên nhân ngộ độc thực phẩm thuộc họ Salmonella gây bệnh thương hàn thuộc họ Salmonella gây bệnh thương hàn và cách phòng tránh?

gây bệnh thương hàn là do thức ăn đã bị nhiễm vi khuẩn Salmonella. Hầu hết các vụ ngộ độc

Salmonella đều liên quan đến sự tiếp xúc giữa

thực phẩm tươi sống và thức ăn chín qua bàn tay; dụng cụ chế biến như dao, thớt; dụng cụ ăn uống hoặc dụng cụ bảo quản thực phẩm. Vi khuẩn

Salmonella thường có mặt trong các loại thịt gia

cầm, thuỷ sản, trứng, sữa. Nấu chín kỹ các loại thực phẩm này, rửa tay sạch với xà phòng dưới vòi nước sau khi chế biến thực phẩm và đi vệ sinh, cách ly thực phẩm sống chín là biện pháp hiệu quả đề phòng ngộ độc Salmonella.

Một phần của tài liệu Kiến thức về dinh dưỡng: Phần 2 (Trang 29 - 31)