Tại sao những người có vết nhiễm trùng ở bàn tay lại không được trực tiếp

Một phần của tài liệu Kiến thức về dinh dưỡng: Phần 2 (Trang 33 - 35)

trùng ở bàn tay lại không được trực tiếp chế biến thực phẩm và phục vụ ăn uống?

Vi khuẩn thường gặp ở các vết thương bị nhiễm trùng là Staphylococcus aureus (còn gọi là tụ cầu). Khi thực phẩm đã nhiễm Staphylococcus

aureus thì khả năng gây ngộ độc khá cao vì độc

tố do vi khuẩn sản sinh có khả năng chịu nhiệt, không bị phân huỷ ở nhiệt độ sôi. Các loại thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng, độ ẩm cao như chả thịt băm, patê, sữa, bánh ngọt, bánh có kem sữa, socola, bánh dày nhân đậu, nhân thịt, nộm thính các loại... để ở điều kiện nhiệt độ bình

yếu tố trực tiếp liên quan đến sự bùng phát của ngộ độc thực phẩm gây tiêu chảy do Escherichia

coli. Vi khuẩn này thường có ở trong phân người,

phân gia súc, vật nuôi, thực phẩm tươi sống... nên các bà mẹ và những người trực tiếp chăm sóc trẻ cần phải rửa tay bằng xà phòng và nước sạch sau khi dọn phân, chất thải, rác bẩn, tiếp xúc với mèo, chó, thực phẩm tươi sống hoặc thay tã lót cho trẻ. Đảm bảo bàn tay luôn sạch, tráng bằng nước sôi dụng cụ ăn uống trước khi sử dụng, cho trẻ ăn thức ăn đã nấu chín kỹ và ăn ngay khi vừa nấu chín xong là biện pháp thiết thực đề phòng tiêu chảy ở trẻ nhỏ.

126. Làm thế nào để phòng tránh ngộ độc do thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn độc do thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn

Clostridium perfringens?

Ngộ độc do thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn

Clostridium perfringens ít gặp hơn so với

các trường hợp ngộ độc do vi khuẩn gây bệnh

Salmonella và Escherichia coli. Tuy nhiên, trong

khu vực ăn uống tại một số nhà ăn tập thể, quán ăn đường phố cạnh các khu vực chứa đựng rác thải, ruồi nhặng, bụi bẩn mất vệ sinh thì nguy cơ thức ăn bị nhiễm Clostridium perfringens là khó tránh khỏi. Clostridium perfringens nhiễm vào

thức ăn, qua dạ dày vào ruột và tiết độc tố gây ngộ độc nguy hiểm. Clostridium perfringens có

thể tồn tại ở dạng nha bào chịu nhiệt trong thực phẩm, không bị tiêu diệt khi đun nấu. Nếu thức ăn bảo quản ở nhiệt độ trên 50C thì Clostridium

perfringens lại trở về thể hoạt động, phát

triển nhanh chóng theo thời gian. Clostridium perfringens luôn có ở trong đất, bụi, đường tiêu

hóa của người và động vật. Do đó, thức ăn cần ăn ngay sau khi nấu chín là đảm bảo vệ sinh an toàn nhất để đề phòng ngộ độc thực phẩm do

Clostridium perfringens. Việc bố trí khu vực ăn

uống hạn chế tối đa các nguy cơ lây nhiễm chéo từ khu vực chăn nuôi, giết mổ gia cầm, gia súc, khu vực rác thải sang khu vực phục vụ ăn uống là rất cần thiết.

127. Tại sao những người có vết nhiễm trùng ở bàn tay lại không được trực tiếp trùng ở bàn tay lại không được trực tiếp chế biến thực phẩm và phục vụ ăn uống?

Vi khuẩn thường gặp ở các vết thương bị nhiễm trùng là Staphylococcus aureus (còn gọi là tụ cầu). Khi thực phẩm đã nhiễm Staphylococcus

aureus thì khả năng gây ngộ độc khá cao vì độc

tố do vi khuẩn sản sinh có khả năng chịu nhiệt, không bị phân huỷ ở nhiệt độ sôi. Các loại thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng, độ ẩm cao như chả thịt băm, patê, sữa, bánh ngọt, bánh có kem sữa, socola, bánh dày nhân đậu, nhân thịt, nộm thính các loại... để ở điều kiện nhiệt độ bình

thường là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn này phát triển nhanh chóng và cũng sinh độc tố nguy hiểm. Trên thực tế, rất khó tránh khỏi sự tiếp xúc bàn tay với thực phẩm trong khi chế biến và phục vụ. Mặt khác, máu mủ từ vết thương có thể dính vào các bề mặt tiếp xúc, dụng cụ ăn uống mà lây nhiễm vi khuẩn Staphylococcus aureus

vào thực phẩm cũng như thức ăn nên Bộ Y tế đã quy định những người có vết nhiễm trùng ở bàn tay không được trực tiếp chế biến thực phẩm và phục vụ ăn uống.

Một phần của tài liệu Kiến thức về dinh dưỡng: Phần 2 (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)