Nghiên cứu về chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng công an nhân dân (Trang 26 - 30)

8. Kết cấu của luận án

1.1.2. Nghiên cứu về chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ

Giáo trình của Wayne F.Cascio (2007), Human Resource Management [138]. Trong giáo trình này Wayne F.Cascio (Giáo sư của trường Đại học chính sách công trong quản lý và phát triển NNL, Colorado ở Mỹ) đã trình bày nhiều kiến thức liên quan đến quản lý NNL như: Phân tích, hoạch định chính sách, xây dựng đội ngũ, đánh giá hiệu quả của NNL. Tác giả cũng đã đề cập đến bản chất và vai trò của chính sách công trong quản lý và phát triển NNL.

Công trình nghiên cứu của Gary N.Melean (2013), National Human Resource Development: What in the World Is It? (Phát triển nguồn nhân lực quốc gia trong thế giới ngày nay là gì?) [127]. Nghiên cứu của tác giả đã cho biết một số nghiên cứu gần đây và chỉ ra những thay đổi trong nhận thức của con người về phát triển NNL phải được xem như là chính sách của quốc gia; chính sách phát triển NNL phải dựa trên đặc thù của mỗi quốc gia, đặc thù của mỗi vùng miền.

Tác giả Nguyễn Trọng Điều (2005), trong bài viết Vài nét về vấn đề giới và công tác cán bộ nữ ở nước ta [75] đã nêu: nhiều nghiên cứu cho thấy chính sách nào mà không xét đến mối quan hệ giới và không khắc phục sự bất bình đẳng giới thì chính sách đó sẽ kém hiệu lực thực thi. Việc đánh giá về bình đẳng giới và công tác cán bộ nữ không chỉ nhìn vào số lượng phụ nữ tham gia hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội mà phải xem vị thế của phụ nữ trong các hoạt động đó. Tác giả đã xác định có 3 nguyên nhân chính cần khắc phục, từ đó đề xuất các giải pháp, khuyến nghị các chính sách nhằm tăng cường công tác cán bộ nữ trong thời

kỳ CNH, HĐH đất nước, như chính sách về độ tuổi tuyển dụng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, tinh giảm biên chế, số năm đóng bảo hiểm xã hội của cán bộ, công chức nói chung và có ưu tiên đối với cán bộ, công chức nữ. Tác giả đề nghị cần có văn bản pháp lý về trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong việc tạo điều kiện cho các cấp Hội Phụ nữ tham gia quản lý nhà nước.

Theo Trần Thị Hương (2005), Quy hoạch đào tạo cán bộ nữ lãnh đạo, quản [89], trong cả nước, tỷ lệ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ chưa cao, nhiều tổ chức đảng chưa nhận thức rõ yêu cầu khách quan của việc tăng số lượng, chất lượng của đội ngũ cán bộ nữ đối với sự phát triển KT - XH, chưa gắn đào tạo với sử dụng, chưa có chính sách khuyến khích tạo điều kiện. Tác giả đã đề ra một số giải pháp khắc phục là: xây dựng chiến lược đào tạo; xây dựng nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng; xây dựng và thực hiện chính sách đào tạo; đa dạng hóa các loại hình đào tạo; quy trình đào tạo; đào tạo trong thực tiễn (luân chuyển); kiện toàn hệ thống đào tạo bồi dưỡng cán bộ; cán bộ nữ phải khắc phục tư tưởng tự ti, an phận, níu kéo nhau và bản thân phấn đấu vươn lên.

Theo Nguyễn Đức Hạt (2007), Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ nữ trong hệ thống chính trị [81], tác giả đã nêu các quan điểm và giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ nữ. Các giải pháp cơ bản là: Nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền; hoàn thiện khuôn khổ chiến lược công bằng giới; hoàn thiện và xây dựng các mô hình lãnh đạo hài hòa; nâng cao năng lực các cấp Hội, cơ quan, tổ chức về phụ nữ. Các giải pháp chung là: Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận giới trong xã hội; xây dựng bộ phận chuyên trách về phụ nữ; tạo nguồn cán bộ nữ; xây dựng quy hoạch; đào tạo; bố trí sử dụng và luân chuyển. Các giải pháp về chính sách là: Chính sách mở rộng dịch vụ công, tạo điều kiện giảm bớt gánh nặng gia đình; chính sách nâng bậc lương sớm cho nữ trước nghỉ hưu; chính sách về độ tuổi nghỉ hưu và đề bạt nhằm phát huy tài năng trí tuệ và quyền nghỉ ngơi hưởng thụ của cán bộ nữ.

Theo Trần Thanh Chuyền (2013), Phát triển NNL cho công nghiệp quốc phòng nòng cốt thời kỳ mới [54], phát triển NNL được hiểu là làm tăng giá trị cho con người trên các mặt đạo đức, trí tuệ, kỹ năng, tâm hồn, thể lực, trở thành lao

động có năng lực, phẩm chất mới đáp ứng yêu cầu mới. Đối với lực lượng quốc phòng, nâng cao chất lượng NNL là làm gia tăng giá trị đạo đức, trí lực, thể lực, kỹ năng, tâm hồn và trên hết là năng lực làm chủ KH&CN hiện đại. Biểu hiện cụ thể của chất lượng NNL quốc phòng là sự giác ngộ lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, lòng trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân; hàm lượng trí tuệ trong các sản phẩm, khả năng làm chủ công nghệ, trình độ tay nghề, năng lực thực tiễn, sức khỏe và khả năng khắc phục khó khăn để làm việc. Giải pháp chủ yếu cho phát triển NNL quốc phòng gồm 4 nội dung: Nâng cao nhận thức về vị trí vai trò của NNL quốc phòng; đầu tư cơ sở vật chất và đầu tư phát triển NNL, có cơ chế chính sách tạo động lực cho NNL phát triển; quy hoạch, tuyển chọn NNL quốc phòng cần thống nhất 4 nhận thức, đảm bảo giải quyết tốt 5 vấn đề cốt lõi của quy hoạch NNL quốc phòng; nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo NNL quốc phòng, cần thực hiện tốt 9 biện pháp cơ bản và cụ thể; cải tiến và thực hiện tốt cơ chế chính sách đối với đội ngũ những người làm việc trong từng lĩnh vực.

Theo Lê Thị Thúy (2014), Phát triển NNLN nhằm tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội ở miền núi phía Bắc Việt Nam [119]. Tác giả đã nêu kinh nghiệm phát triển NNLN của một số quốc gia như Hàn Quốc, Singapore, Bănglađet, từ đó rút ra 7 bài học kinh nghiệm cho Việt Nam là: (1) Giáo dục đào tạo đóng vai trò quyết định; (2) nền tảng là các giá trị văn hóa truyền thống và tiếp thu tinh hoa của nhân loại; (3) tiếp cận các nguồn lực sản xuất và năng lực tạo thu nhập; (4) giảm bớt nghĩa vụ gia đình cho người phụ nữ; (5) cung cấp bảo trợ xã hội phù hợp cho phụ nữ; (6) tăng cường tiếng nói và tham gia hoạt động chính trị; (7) cải cách các thể chế để xác lập quyền hạn và cơ hội bình đẳng.

Theo Lưu Song Hà (2015), NNLN thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn [77], tác giả đã nêu lên 6 quan điểm phát triển NNLN; 6 căn cứ chủ yếu cho việc xây dựng chính sách phát triển NNLN ở Việt Nam và đề xuất 3 nhóm chính sách với 6 giải pháp cơ bản để phát triển NNLN bền vững, giải pháp là: Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về giới, bình đẳng giới; khuyến khích sự nỗ lực vươn lên, phát huy truyền thống tốt đẹp, tính chủ động, năng động, sáng tạo của phụ nữ; đảm bảo vốn cho phát

triển NNLN; đổi mới quản lý nhà nước về phát triển NNLN, tiến tới thực hiện quản lý nhà nước về công tác phụ nữ; đổi mới đào tạo và dạy nghề theo hướng hiện đại; đẩy mạnh hợp tác, hội nhập quốc tế.

Theo Hoàng Thị Nga (2016), Chính sách xã hội đối với nữ công nhân trong doanh nghiệp nước ngoài [98], chính sách là một quá trình hành động có mục đích được theo đuổi bởi một hoặc nhiều chủ thể trong việc giải quyết vấn đề mà họ quan tâm. Chính sách phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành, không được trái với pháp luật đã được quy chuẩn. Nhà nước cần có quy định cụ thể và có hỗ trợ hợp lý đối với các doanh nghiệp về việc xây dựng các công trình phục vụ cho lao động nữ như nhà vệ sinh, phòng thay quần áo, nhà trẻ mẫu giáo, nhà ở, trạm xá, trả lương cho cô nuôi dạy trẻ. Các doanh nghiệp phải đóng chi phí đào tạo khi tuyển dụng lao động. Nhà nước cần có đầu tư và hỗ trợ cải tạo môi trường, xây dựng khu vui chơi, thể thao văn hóa cho công nhân, nhất là nơi có đông công nhân nữ làm việc.

Theo Trần Quang Tiến (2016), Thực trạng, chính sách và giải pháp đào tạo NNLN chất lượng cao ở Việt Nam [120], trên thực tế ở Việt Nam chưa có chính sách riêng mang tính tổng thể, có tầm chiến lược về phát triển NNLN, mà đang thực hiện theo những quy định trong phát triển NNL chung của quốc gia và các địa phương. Do vậy, giải quyết các vấn đề phát triển NNLN có nhiều hạn chế, chưa tạo được cơ hội bình đẳng thực chất và bền vững. Tác giả đã đưa ra 8 giải pháp nhằm đào tạo NNL chất lượng cao ở Việt Nam gồm: Thống nhất khái niệm về NNL chất lượng cao trong các văn bản chính sách và pháp luật; hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật về đào tạo NNL chất lượng cao, đảm bảo lồng ghép giới và hỗ trợ đào tạo NNLN chất lượng cao; đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp và hoàn thiện các quy định đảm bảo chất lượng đào tạo; phát triển hệ thống chương trình đào tạo nghề gắn với tiêu chuẩn đầu vào, chuẩn đầu ra theo hướng đạt chuẩn chất lượng cao và hội nhập quốc tế; phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp; tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò của việc đào tạo và phát triển NNL chất lượng cao đối với sự phát triển KT - XH đất nước; đẩy mạnh hợp tác quốc tế về giáo dục

nghề nghiệp; Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam đề xuất Chính phủ phê duyệt kế hoạch đào tạo NNLN chất lượng cao và đề án giáo dục nghề nghiệp, chất lượng cao.

Qua 10 công trình nghiên cứu nêu trên, NCS nhận thấy, đây là các công trình công phu, đi sâu phân tích làm rõ chính sách phát triển đối với NNLN, nhất là NNLN chất lượng cao. Các tác giả đã đưa ra nhiều giải pháp chính sách sát hợp với yêu cầu phát triển NNLN trong giai đoạn tới, nhất là tác giả Trần Quang Tiến đã đưa ra 08 giải pháp chính sách trong đào tạo NNLN chất lượng cao ở Việt Nam; hay tác giả Trần Thanh Chuyền đã tổng kết cho rằng yếu tố của chất lượng NNL quốc phòng là sự giác ngộ lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, lòng trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân; hàm lượng trí tuệ trong các sản phẩm lao động; đồng thời, nêu ra 04 giải pháp chủ yếu cho phát triển NNL quốc phòng. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên chưa thực sự đầy đủ, toàn diện, sát hợp với NNLN trong lực lượng CAND.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng công an nhân dân (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)