Nguyên nhân hạn chế

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng công an nhân dân (Trang 125 - 128)

8. Kết cấu của luận án

3.3.3. Nguyên nhân hạn chế

Một là, nhận thức của mộtmột số cấp ủy, lãnh đạo, chỉ huy trong CAND về giới, bình đẳng giới và quy trình hoạch định, thực thi chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND chưa thực sự đầy đủ, sâu sắc.

Nhận thức về giới và bình đẳng giới của một bộ phận cấp ủy đảng, lãnh đạo đơn vị còn chưa thật sự đầy đủ, sâu sắc, toàn diện; do đó còn thiếu nhạy cảm giới, hoặc chưa có trách nhiệm giới, áp dụng các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong công tác quản lý NNLN, chẳng hạn như trong hoạt động tuyển dụng, đánh giá, đào tạo, quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm NNLN trong lực lượng CAND.

Một số cấp ủy và lãnh đạo chỉ huy chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa, nội dung, tầm quan trọng của việc hoạch định, thực thi chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND, chưa thấy được đặc thù, vai trò, mối liên hệ giữa phát triển NNLN với sự phát triển bền bững NNL CAND và sự phát triển của ngành Công an, cho nên còn thiếu quan tâm, chưa quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hoạch định, thực thi chính sách phát triển NNLN đảm bảo khoa học, tổng thể và toàn diện.

Hai là, năng lực của đội ngũ hoạch định và thực thi chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND chưa đáp ứng yêu cầu.

Phần lớn đội ngũ cán bộ hoạch định và thực thi chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND chưa được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lý công; chưa có kỹ năng hoạch định thực thi chính sách công, như kỹ năng xác định nhu cầu, phổ biến, tuyên truyền, theo dõi, kiểm tra, tổng kết, đánh giá thực hiện chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND; chưa nhận thức thật đầy đủ, sâu sắc về giới, bình đẳng giới; còn thiếu nhạy cảm giới, thậm chí có nơi, có lúc còn định kiến giới.

Ba là, nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất chưa được huy động, phân bổ hợp lý và sử dụng hiệu quả trong hoạch định và thực thi chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND.

Ngân sách phục vụ cho thực hiện hoạch định, thực thi chính sách phát triển NNLN chưa được phân định rõ. Chưa được thường xuyên tổ chức tập huấn, hướng dẫn các quy định dự toán, phân bổ, giản ngân và thanh quyết toán ngân sách trong thực hiện quy trình hoạch định, thực thi chính sách phát triển NNLN nên cán bộ tham mưu hoạch định, tổ chức thực thi chính sách còn lúng túng, khó khăn, hạn chế trong triển khai hoạt động.

Tổng hợp kết quả khảo sát cho thấy, 5% đánh giá việc đầu tư nguồn lực tài chính cho phát triển NNLN chưa đầy đủ, không thường xuyên; [Bảng tổng hợp kết quả khảo sát số 5].

Bốn là, sự phối hợp giữa các cơ quan, Công an đơn vị, địa phương trong tham mưu hoạch định, thực hiện chính sách có lúc, có nơi chưa thực sự đồng bộ, chưa đạt hiệu quả

Thiếu cơ chế phối hợp và quy định trách nhiệm giải trình trách nhiệm của các đơn vị chức năng trong nghiên cứu, xác định nhu cầu, xây dựng, tham mưu ban hành chính sách, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND; sự phối hợp đôi khi còn chưa thật chặt chẽ, liên

tục và chưa có sự phân công rõ ràng, cụ thể dẫn đến việc thực hiện chồng chéo hoặc bỏ sót nhiệm vụ, đánh “trống bỏ dùi:, “trên nóng dưới lạnh”.

Nam là, định kiến giới phần nào còn tác động đến nhận thức của NNLN làm hạn chế sự tham gia và ủng hộ của NNLN trong lực lượng CAND

Một bộ phận nhỏ NNLN trong lực lượng CAND còn định kiến giới, tư tưởng trung bình chủ nghĩa, an phận, tự ti, thiếu ý chí vươn lên nên lười học tập, nâng cao trình độ, không dám nhận và tham gia các công việc mới, việc khó, quan trọng, mũi nhọn để khẳng định bản thân; thậm chí cào bằng, buông xuôi, không hưởng ứng hoặc thờ ơ, a dua, phụ họa hành vi định kiến giới, không tham gia giám sát, phản biện xã hội về thực hiện chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 luận án, NCS nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND ở Việt Nam, thể hiện ở những nội dung sau:

- Nghiên cứu những tài liệu thứ cấp để phân tích, đánh giá thực trạng một số chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND từ năm 2005 đến nay (2021) về số lượng, cơ cấu (theo độ tuổi và phần dân tộc, hệ lực lượng và cấp công an) và chất lượng.

- Nghiên cứu những tài liệu và dữ liệu thứ cấp và điều tra xã hội học thông qua bảng câu hỏi để phân tích, đánh giá thực trạng một số chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND, cụ thể là chính sách tuyển dụng, sử dụng; chính sách đào tạo, bồi dưỡng; chính sách y tế, chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm xã hội; chính sách tiền lương, phụ cấp và phúc lợi; chính sách thi đua, khen thưởng.

- Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích thực trạng chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND, NCS đã đánh giá những kết quả đã đạt được, xác định những hạn chế của chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND; từ đó chỉ ra các nguyên nhân chủ quan, khách quan của kết quả và hạn chế.

Kết quả nghiên cứu ở chương 3 là những cơ sở thực tiễn quan trọng, giúp cho NCS có thể đề xuất những giải pháp và khuyến nghị hoàn thiện chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND, được nghiên cứu ở chương 4 của luận án.

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng công an nhân dân (Trang 125 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)