8. Kết cấu của luận án
1.2.2. Nghiên cứu về chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an
lượng Công an
Theo Nguyễn Văn Hà (2007), chuyên đề khoa học “Một số vấn đề về chế độ, chính sách đối với cán bộ, chiến sĩ là người dân tộc thiểu số công tác tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa” [78]đã hệ thống một số vấn đề lý luận và thực trạng chế độ, chính sách đối với cán bộ, chiến sĩ là người dân tộc thiểu số công tác tại các địa
bàn vùng sâu, vùng xa; đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chế độ, chính sách trong thời gian tới.
Theo Trần Văn Nhuận (2007), Quy hoạch luân chuyển cán bộ trong lực lượng CAND [99], tác giả đã xác định lực lượng CAND liên quan đến nhiều mặt của đời sống xã hội, sự ổn định của đất nước, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Để đảm đương trách nhiệm lớn lao đó, đòi hỏi người lãnh đạo chỉ huy trong lực lượng CAND phải có phẩm chất đạo đức cách mạng, kiến thức, trình độ chuyên môn sâu, năng lực lãnh đạo quản lý giỏi. Tác giả đã chỉ ra: Tổ chức của lực lượng CAND được bố trí theo nguyên tắc quản lý tập trung, thống nhất, chuyên sâu theo từng lĩnh vực công tác của lực lượng vũ trang, kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ và bố trí theo cấp hành chính. Tác giả đã nêu ra các biện pháp thực hiện là: quy hoạch và luân chuyển cán bộ trong lực lượng CAND phải được xác định là nhiệm vụ quan trọng, đòi hỏi có sự lãnh đạo chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên của cấp ủy và người đứng đầu cấp ủy; xác định không chỉ là dự kiến bố trí lãnh đạo mà là sự chuẩn bị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ các tiêu chuẩn, gắn với đào tạo bồi dưỡng cán bộ; chuẩn hóa các quy trình về công tác cán bộ; xây dựng, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chức danh; thực hiện dân chủ công khai và định kỳ kiểm tra đánh giá tổng kết. Tuy nhiên, tác giả chưa nêu được những chính sách cụ thể đối với các đối tượng được quy hoạch và luân chuyển NNL và NNLN trong lực lượng CAND.
Theo Nguyễn Quang Chữ (2007), Đổi mới chính sách đãi ngộ vật chất trong Công an nhân dân [55], tác giả đã đề cập đến những vấn đề lý luận và thực trạng chính sách đãi ngộ vật chất trong CAND trong thời gian qua; đồng thời đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đãi ngộ vật chất trong CAND thời gian tới là: Điều chỉnh mức lương cơ bản cho phù hợp với sự phát triển của xã hội; nghiên cứu bổ sung chế độ phụ cấp cho cán bộ công tác ở lĩnh vực đặc thù, vùng sâu xa, biên giới; chăm lo chính sách chăm sóc sức khoẻ, nghỉ dưỡng, nghỉ mát; có chính sách hỗ trợ cho cán bộ, chiến sỹ trong giáo dục, đào tạo; trang bị điều kiện, phương tiện làm việc hiện đại, tiện ích.
Theo Cao Văn Sĩ (2014), Đề tài khoa học cấp cơ sở “Chế độ, chính sách đối với lực lượng CAND - Một số bất cập và đề xuất” [108]. Đề tài làm rõ những
vấn đề về lý luận chế độ, chính sách trong CAND và thực trạng thực hiện chế độ, chính sách đối với lực lượng CAND; đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chế độ, chính sách đối với lực lượng CAND thời gian tới, trong đó có chính sách tiền lương, phụ cấp, y tế, bảo hiểm xã hội và chính sách người có công trong CAND.
Giáo trình “Công tác tổ chức, cán bộ và chế độ chính sách trong CAND”,
(2016) của Học viện Chính trị CAND [84] đã tổng hợp những lý luận cơ bản về công tác tổ chức, cán bộ và chế độ, chính sách cán bộ trong lực lượng CAND. Nêu về các chế độ, chính sách gắn liền với đặc thù của ngành CAND, trong đó có những quy định về cấp hàm, thăng bậc cấp hàm, chính sách tiền lương; chế độ hưu trí; chính sách bảo hiểm xã hội; chính sách ưu đãi người có công và hậu phương CAND; hệ thống tổ chức bộ máy chuyên trách làm công tác hoạch định, thực thi chính sách trong lực lượng CAND.
Đề án “Thực hiện bình đẳng giới trong lực lượng Công an nhân dân”, (2015) của Bộ Công an [11], Đề án đã đánh giá thực trạng bình đẳng giới trong lực lượng CAND, trong đó đã so sách, phân tích số lượng, vai trò và sự đóng góp của phụ nữ trong các lĩnh vực công tác Công an, trong tham gia lãnh đạo, quản lý, cấp ủy các cấp và trong giáo dục, đào tạo; đồng thời, đã nêu ra các chỉ tiêu công tác cán bộ nữ đến năm 2020 và giải pháp thực hiện.
Nhìn chung, đã có một số công trình nghiên cứu về chính sách phát triển NNL nói chung và một số nội dung cụ thể về chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND nói riêng. Những công trình nghiên cứu này được tiếp cận dưới nhiều góc độ khoa học khác nhau cả về lý luận và thực tiễn. Nhưng có thể thấy, cho đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện và tiếp cận theo khoa học quản lý công về chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND. Đây là một trong những khó khăn của NCS trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài luận án.