8. Kết cấu của luận án
1.2.1. Nghiên cứu về nguồn nhân lực nữ và phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân
nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân
1.2.1. Nghiên cứu về nguồn nhân lực nữ và phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân trong lực lượng Công an nhân dân
Theo Nguyễn Thu Trường (2003), Vai trò của cán bộ nữ CAND trong sự nghiệp bảo vệ ANTT [122], tác giả đã khẳng định vai trò của cán bộ nữ CAND trong sự nghiệp bảo vệ ANTT; tổng hợp những quan điểm cơ bản của Đảng về công tác vận động cán bộ nữ và công tác cán bộ nữ trong tình hình mới; xác định vị trí công tác mà cán bộ nữ có thể đảm nhiệm; xác định tỷ lệ cán bộ nữ phù hợp trong từng lĩnh vực công tác Công an. Tác giả đã đề xuất một số giải pháp phát huy năng lực cán bộ nữ CAND nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới là: Tiếp tục nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, công tác cán bộ nữ cho lãnh đạo, cán bộ, chiến sỹ trong toàn lực lượng CAND; thực hiện quy hoạch cán bộ nữ đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đội ngũ cán bộ nữ trong lực lượng CAND; thực hiện tốt công tác tạo nguồn cán bộ nữ và phát triển đảng viên nữ;
đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ; xây dựng cơ chế đảm bảo thực hiện có hiệu quả công tác cán bộ nữ.
Theo Trần Bá Thiều (2015), “Xây dựng và hoàn thiện lý luận xây dựng lực lượng CAND trong tình hình mới” [111],tác giả đã đánh giá tương đối toàn diện hệ thống lý luận về xây dựng lực lượng CAND “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại” trong thời kỳ đẩy mạnh công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế. Đề tài đã xây dựng được cấu trúc hệ thống lý luận xây dựng lực lượng CAND và đưa ra các giải pháp bổ sung, hoàn thiện lý luận về công tác tổ chức, cán bộ CAND trong thời gian tới.
Theo Nguyễn Tốt (2013), Luật án tiến sỹ “Phát triển NNL CAND trong quá trình hội nhập quốc tế ở Việt Nam” [121], tác giả đã xây dựng được hệ thống lý luận về NNL trong lực lượng CAND Việt Nam, phát triển NNL CAND với tư cách là một lực lượng lao động xã hội, phân tích các xu hướng tác động tất yếu của hội nhập quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với phát triển NNL trong lực lượng CAND trong thời kỳ hội nhập quốc tế ở Việt Nam.
Theo Võ Văn Cầu (2005), Đề tài cấp nhà nước “Nguồn nhân lực cán bộ khoa học kỹ thuật bảo vệ an ninh quốc gia và phát triển kinh tế đất nước trong tình hình mới” [30], tác giả đã phân tích vai trò của KH & CN, nguồn cán bộ khoa học, kỹ thuật CAND trước yêu cầu phát triển KH & CN hiện đại và các giải pháp phát triển NNL KH & CN trong lực lượng CAND thời gian tới.
Theo Trần Quang Tám (2015), Đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và những bài học đối với cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân [109], mỗi cán bộ, chiến sỹ CAND cần không ngừng rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức người Công an cách mạng theo 6 điều Bác Hồ dạy, nêu cao tinh thần trách nhiệm theo tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Xác định việc nâng cao đạo đức cách mạng là một nội dung cốt lõi của công tác xây dựng lực lượng CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại và là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ ANQG, giữ gìn TTATXH trong tình hình hiện nay. Tích cực học tập, thường xuyên rèn luyện phẩm chất đạo đức là những yếu tố góp phần nâng cao chất lượng cán bộ trong lực lượng CAND.
Theo Nguyễn Văn Cường (2020), Tập bài giảng “Quản lý nguồn nhân lực Công an nhân dân” [58], tác giả đã khái quát những vấn đề lý luận chung về NNL CAND và quản lý NNL trong lực lượng CAND; thực trạng NNL và quản lý NNL trong lực lượng CAND thời gian qua; đề ra các nội dung công tác quản lý NNL CAND như công tác thu hút, hoạch định, sử dụng NNL và đánh giá kết quả thực hiện công việc trong quản lý NNL trong lực lượng CAND.
Đề án “Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Công an giai đoạn 2011 - 2020” của Bộ Công an [14], đây là công trình nghiên cứu về công tác quản lý NNL CAND. Đề án đã nêu ra các khía cạnh pháp lý và thực tiễn trong công tác quản lý NNL CAND, nêu khái niệm về nhân lực CAND, phân loại nhân lực trong CAND và đề ra các chỉ tiêu, giải pháp phát triển NNL CAND về số lượng, chất lượng, cơ cấu bố trí NNL CAND đến năm 2020; nhất là đã quy định tỷ lệ số lượng cán bộ nữ Công an trong tổng biên chế và trong tham gia lãnh đạo, quản lý.
Như vậy, đã có một số tác giả nghiên cứu về NNL và công tác cán bộ nữ trong lực lượng CAND. Các công trình nghiên cứu trên đã đưa ra được lý luận về xây dựng lực lượng CAND; khái niệm, đặc điểm, vai trò của NNL trong lực lượng CAND; đánh giá thực trạng và đề xuất các chỉ tiêu, giải pháp phát triển NNL CAND trong từng giai đoạn. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này mới chỉ đưa ra các nhận thức chung về xây dựng lực lượng CAND, nhân lực, NNL CAND và đánh giá thực trạng chung trong công tác quản lý NNL CAND, hay mới chỉ nêu những nội dung cơ bản về vai trò của cán bộ nữ CAND trong sự nghiệp bảo vệ ANTT; các giải pháp phát triển cán bộ nữ và NNL còn đơn lẻ, thiếu hệ thống; chưa có nghiên cứu nào bàn sâu về NNLN, phát triển NNLN trong lực lượng CAND sát hợp, đầu đủ, toàn diện gắn với lý thuyết về quản lý hành chính công.