Quan điểm của Đảng về xây dựng lực lượng Công an nhân dân

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng công an nhân dân (Trang 134 - 136)

8. Kết cấu của luận án

4.1.2. Quan điểm của Đảng về xây dựng lực lượng Công an nhân dân

Trong suốt chặng đường xây dựng và phát triển của lực lượng CAND, Đảng ta luôn quan tâm, đầu tư, tăng cường nguồn lực cho lực lượng CAND, nhằm đáp ứng yêu cầu công tác bảo vệ ANTT trong mỗi giai đoạn cách mạng.

Bộ Chính trị Khóa VI ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 30/11/1987 về nhiệm vụ bảo vệ ANQG, gữi gìn TTATXH trong tình hình mới, xác định: Xây dựng lực lượng Công an trong sạch, vững mạnh theo hướng: lực lượng chuyên trách tinh giản, gọn nhẹ, tăng cường chất lượng chính trị, tinh thông về nghiệp vụ, có kỷ luật chặt chẽ, có lực lượng bán chuyên trách, cơ sở bí mật và đặc tình rộng khắp, có chính sách khuyến khích hoạt động của họ.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/HN-TW về nhiệm vụ quốc phòng và bảo vệ ANQG, trong đó đã yêu cầu: Nhà nước cần sớm ban hành và thể chế hóa chính sách đối với CAND, hậu phương CAND và cải tiến tiền lương của CAND; tăng cường và ổn định ngân sách với tỷ lệ thích đáng để đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới .

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã xác định: Xây dựng lực lượng CAND vững mạnh toàn diện, kết hợp lực lượng chuyên trách, bán chuyên trách,

Lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã ra nghị quyết về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, trong đó đề ra giải pháp: Gia tăng ngân sách với mức độ cần thiết và có kinh phí đặc biệt cho Công an, đầu tư phát triển các cơ sở nghiên cứu sản xuất phương tiện kỹ thuật, trang bị cho lực lượng CAND. Bộ Chính trị Khóa IX ban hành Nghị quyết số 40-NQ/TW ngày 08/11/2004 về nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác Công an trong tình hình mới, đã chỉ rõ: “Có cơ chế, chính sách ưu tiên lực lượng Công an huy động, sử dụng nhân tài vật lực, thành tựu KH-CN phục vụ nhiệm vụ bảo vệ ANTT, căn cứ vào mặt bằng chung, điều chỉnh, bổ sung chính sách tiền lương, phụ cấp đặc biệt, nhà ở và chính sách hậu phương đối với cán bộ chiến sĩ Công an một cách thỏa đáng. Tăng biên chế hợp lý và trang thiết bị hiện đại cho lực lượng Công an, nhất là đối với đơn vị trực tiếp chiến đấu, đi đôi với đào tạo nâng cao chất lượng cán bộ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới” [64].

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI đã đề ra quan điểm phát triển KT - XH giai đoạn 2011 - 2020 phải đặc biệt coi trọng giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, để đảm bảo cho đất nước phát triển nhanh và bền vững. Đồng thời, Đảng ta đã đề các giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm, trong đó đặc biệt quan tâm nhiệm vụ xây dựng lực lượng CAND vững mạnh toàn diện, cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; giữ vững ổn định chính trị và TTATXH; làm thất bại mọi âm mưu chống phá của các thế lực thù địch và mọi ý đồ, hành động xâm phạm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; không để bị động, bất ngờ [9].

Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Năm 2018, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị đã ban hành một số nghị quyết quan trọng, có liên quan và trực tiếp điều chỉnh công tác xây dựng lực lượng CAND: Nghị quyết số 22 -QĐ/TW ngày 15/3/2018 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy Bộ Công an tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Nghị quyết Hội nghị lần thứ VII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp; Nghị quyết về cải cách chính

sách bảo hiểm xã hội; Nghị quyết về tinh giảm biên chế cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Quán triệt chỉ đạo của Trung ương, Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an đã tham mưu cho Đảng, Nhà nước và ban hành các đề án, chương trình, kế hoạch để tổ chức triển khai thực hiện một cách khoa học, quyết liệt, đồng bộ, toàn diện trong lực lượng CAND.

Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, sau đánh giá kết quả và rút ra bài học kinh nghiệm thực hiện chiến lược phát triển KT - XH giai đoạn 2011 - 2020, Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh quan điểm phát triển KT - XH giai đoạn 2020 - 2030 là gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với củng quốc phòng, an ninh; giữ vững an ninh chính trị; đảm bảo TTATXH; xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, đảm bảo cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân. Đồng thời, đề ra một trong những phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu là tiếp tục xây dựng CAND cánh mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, ưu tiên hiện đại hóa một số lực lượng trinh sát kỹ thuật, tình báo, cơ yếu, an ninh, cảnh sát cơ động, kỹ thuật nghiệp vụ, an ninh mạng và đấu tranh phòng, chống tội phạm công nghệ cao [66].

Mục tiêu, quan điểm, nghị quyết của Đảng về xây dựng lực lượng CAND qua các kỳ đại hội và các giai đoạn cách mạng là căn cứ chính trị, pháp lý rất quan trọng để Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an lãnh đạo, chỉ đạo, tham mưu, hoạch định và tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển NNL, NNLN trong lực lượng Công an và chính sách phát triển NNL, chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND, xây dựng lực lượng CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ ANQG, bảo đảm TTATXH trong tình hình mới.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng công an nhân dân (Trang 134 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)