Chính sách tuyển dụng, sử dụng nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng công an nhân dân (Trang 94 - 105)

8. Kết cấu của luận án

3.2.1. Chính sách tuyển dụng, sử dụng nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân

lực lượng Công an nhân dân

3.2.1.Chính sách tuyển dụng, sử dụng nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân Công an nhân dân

Một là, thực trạng chính sách tuyển dụng nguồn nhân lực nữ lực lượng Công an nhân dân

Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an đã ban hành nhiều nghị quyết, đề án, kế hoạch quan trọng nhằm lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện chính sách phát triển NNL, trong đó có NNLN trong lực lượng CAND, chẳn hạn như: Kế hoạch số 42-KH/ĐUCA (X11) ngày 29/10/2009 của Đảng ủy Công an Trung ương về tiếp tục đẩy mạnh chiến lược cán bộ của lực lượng CAND đến năm 2020; Đề án Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Công an giai đoạn 2011 - 2020; Đề án tăng cường NNL cho lực lượng CAND đảm bảo ANTT trong tình hình mới (2012 - 2020); Thông tư số 15/2016/TT-BCA, ngày 18/3/2016 quy định về tuyển sinh vào các trường CAND; Thông tư số 50/2021/TT-BCA, ngày 15/11/2016 quy

định về tuyển sinh trong CAND; Thông tư số 38/2016/TT-BCA, ngày 28/9/2016 của Bộ Công an quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Nghị định của Chính phủ về thực hiện nghĩa vụ tham gia CAND, Thông tư số 55/2019/TT- BCA ngày 11/11/2919 quy định về tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân. Nhiều nghị quyết, đề án, chương trình, kế hoạch về công tác cán bộ nữ, vì sự tiến bộ phụ nữ, bình đẳng giới cũng được của Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an và Công an các đơn vị, địa phương ban hành nhằm đề ra chủ trương, chính sách phát triển NNLN, trong đó có nhiều mục tiêu, chỉ tiêu, giải pháp tuyển dụng, sử dụng NNLN vào lực lượng CAND. Chương trình hành động số 12/CTHĐ-ĐU(X16), ngày 16/11/2007 của Đảng ủy Công an Trung ương về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước đã đề ra mục tiêu chính sách tuyển dụng đối với cán bộ nữ CAND: "Thực hiện nghiêm túc các quy định về tuyển sinh, tuyển dụng, hợp đồng lao động nữ vào lực lượng Công an; từng đơn vị cần có kế hoạch cụ thể về công tác cán bộ nữ; đảm bảo tỷ lệ nữ phù hợp đáp ứng yêu cầu công tác chiến đấu và phục vụ chiến đấu trong tình hình mới (duy trì tỷ lệ nữ 14,5% trở lên trong tổng số biên chế toàn lực lượng” [68]; Chương trình Bình đẳng giới trong CAND giai đoạn 2021 - 2030 của Bộ Công an đề ra chỉ tiêu đảm bảo tỷ lệ cán bộ nữ trong CAND đạt 15% trong tổng số cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng CAND và bố trí hợp lý ở các lĩnh vực công tác Công an [12]. Theo đó, việc tuyển dụng NNL nói chung và NNLN nói riêng trong lực lượng CAND được thực hiện theo kế hoạch hàng năm, trên cơ sở bám sát các nghị quyết, chương trình hành động của Đảng ủy Công an Trung ương; đề án, thông tư, quy định của lãnh đạo Bộ Công an. Hình thức tuyển dụng thông qua tuyển sinh, tuyển chọn công dân và xét chuyển sang chế độ chuyên nghiệp đối với hạn sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ hết hạn phục vụ tại ngũ trong CAND; có cơ cấu tỷ lệ giới tính, độ tuổi, tiêu chuẩn, thành phần dân tộc và cơ cấu bố trí cán bộ ở các lực lượng, cấp Công an. Tuyển dụng thông qua hoạt động tuyển sinh vào các trường CAND đảm bảo nguyên tắc căn cứ các quy định hiện hành của Nhà nước về giáo dục, đào tạo, kết hợp với yêu cầu xây dựng lực lượng CAND đạt trình độ, tiêu chuẩn theo chức danh nghiệp vụ của từng cán bộ đang hoặc sẽ đảm nhận sau khi tốt nghiệp

gắn với quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng cán bộ, phục vụ yêu cầu công tác, chiến đấu và xây dựng lực lượng CAND. Có 10 đối tượng áp dụng gắn với 10 hình thức dự tuyển khác nhau và quy định điều kiện độ tuổi nam và nữ như nhau: đối tượng dự tuyển đào tạo tiến sỹ không quá 50 tuổi; đối tượng dự tuyển đào tạo thạc sỹ không quá 45 tuổi; đại học chính quy không quá 22 tuổi; riêng đối tượng dự tuyển đại học chính quy là học sinh trường văn hóa hoặc công dân thường trú tại địa phương nơi đăng ký sơ tuyển, Bộ Công an có quy định điều kiện riêng về hình thể đối với nam và nữ: chiều cao của nữ là 1m58 đến 1m80, nữ là người dân tộc thiểu số 1m56 đến 1m80, chỉ số cơ thể (BMI) được tính bằng trọng lượng chia cho bình phương chiều cao đạt từ 18,5 đến 30 [47]. Tỷ lệ tuyển sinh đối với nữ cơ bản giao động từ 10% - 15%; không quy định cụ thể tỷ lệ tuyển sinh NNLN cho từng hệ lực lượng và cấp Công an; không hạn chế tỷ lệ nữ sơ tuyển và đăng ký dự tuyển vào các trường CAND [22]. Tuyển dụng thông qua hình thức tuyển chọn căn cứ nhiệm vụ và biên chế của CAND, đúng chức danh, vị trí công việc, đủ điều kiện, tiêu chuẩn và đảm bảo tính cạnh tranh. Đối tượng tuyển chọn là cán bộ, công chức, viên chức đang công tác ở các bộ, ngành ở Trung ương và địa phương hoặc sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Hầu hết điều kiện, tiêu chuẩn dự tuyển giữa nam và nữ như nhau, riêng chiều cao nam trên 1m64, nữ trên 1m58 [33]. Việc tuyển công dân tham gia phục vụ có thời hạn trong lực lượng CAND, năm 2016, Bộ Công an đã mở rộng đối tượng tuyển nữ giới vào thay vì trước chỉ tuyển nam giới [41]; khi xét chuyển sang chế độ chuyên nghiệp đối với hạn sỹ quan, chiến sỹ nghĩa vụ hết hạn phục vụ tại ngũ trong CAND cũng có xét cả NNLN [30].

Tính từ năm 2005 đến nay, Bộ Công an đều duy trì tuyển dụng nữ vào CAND, tỷ lệ khá ổn định, giao động từ 13,3% đến 15,4% và đến năm 2021 đạt 14,81%, cơ bản tiến sát mục tiêu đề ra trong Đề án tăng cường NNL cho lực lượng CAND đảm bảo ANTT trong tình hình mới và Chương trình bình đẳng giới trong lực lượng CAND giai đoạn 2021 - 2030 [Biểu đồ 1]. Tuy nhiên, quy định của Bộ Công an về tuyển sinh vào các trường CAND và tuyển chọn chưa đạt tỷ lệ NNLN theo mục tiêu đề ra; một số điều kiện, tiêu chuẩn, nhất là độ tuổi tuyển sinh, tuyển

chọn còn chưa tính đến yếu tố giới, bình đẳng giới; qua phiếu khảo sát trắc nghiệm cho thấy cần tiếp tục nghiên cứu phát triển, tăng cường NNLN trong lực lượng CAND phù hợp với thực tiễn và có cơ cấu phù hợp giữa các hệ lực lượng và cấp công an. Có tới 72,4% phiếu khảo sát đánh giá rất cần phát triển NNLN trong lực lượng CAND, nhiều nhất là lực lượng An ninh và Cảnh sát có tới 81,8% trả lời cần; khối Xây dựng lực lượng có 65,5% trả lời cần, nhiều nhất là lực lượng An ninh 71,4%, sau đó là lực lượng Tham mưu, tổng hợp. Không có phiếu nào ở các mẫu trả lời không cần [Phiếu khảo sát 01, Phụ lục 2].

Hai là, Thực trạng chính sách sử dụng nguồn nhân lực nữ lực lượng Công an nhân dân

- Bố trí nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân

Trong những năm qua, việc bố trí NNL, trong đó có NNLN trong lực lượng CAND được cấp ủy, thủ trưởng Công an các cấp đặc biệt quan tâm và xác định đây là khâu trọng yếu quyết định hiệu lực, hiệu quả công tác sử dụng NNLN trong lực lượng CAND. Quy định bố trí NNLN trong lực lượng CAND có nhiều nét đặc thù khác với các cơ quan hành chính nhà nước, bố trí là căn cứ để triển khai hoạt động tuyển dụng, tuyển sinh là một hình thức để tuyển dụng, tuyển dụng phải gắn với việc bố trí sử dụng. Nghĩa là đầu ra của việc tuyển sinh, tuyển dụng nhằm phục vụ các phương án bố trí NNLN cho từng hệ lực lượng và cấp Công an. Do vậy, việc bố trí sử dụng NNL phải căn cứ vào quy định về quản lý biên chế và khung tiêu chuẩn, tiêu chí bố trí cán bộ ở bốn cấp Công an.

Việc quản lý biên chế thực hiện theo nguyên tắc tuân thủ các quy định của Đảng và Bộ Công an về quản lý, sử dụng, tinh giảm biên chế; kết hợp giữa quản lý biên chế với tiêu chuẩn chức danh, vị trí công tác của cán bộ ở từng lĩnh vực công tác, chiến đấu; phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, tính chất yêu cầu nhiệm vụ và khối lượng công tác, chiến đấu của từng đơn vị, lực lượng và Công an các cấp. Tỷ lệ bố trí NNL, trong đó có NNLN được thực hiện trên cơ sở cấu biên chế giữa các lực lượng, các cấp Công an và quy định tiêu chuẩn, tiêu chí bố trí cán bộ ở bốn cấp Công an, trong đó tỷ lệ bố trí cơ cấu theo hệ lực lượng: An ninh nhân dân là 10 % - 15%, Cảnh sát nhân dân là 74% - 75%, Tham mưu là

3% - 4%, Hậu cần là 4% - 6%; bố trí cơ cấu theo cấp Công an, NNL trong CAND chủ yếu bố trí công an đơn vị địa phương, cơ quan Bộ chỉ chiếm 15% - 17% [42]. Tuy nhiên, Bộ Công an không quy định tỷ lệ NNLN đối với từng hệ lực lượng và cấp Công an. Với tổng số NNLN đến năm 2021 chiếm 14,72% trong tổng số NNL trong CAND, hiện nay được bố trí theo 04 cấp Công an và 05 hệ lực lượng, cụ thể như sau:

NNLN trong lực lượng CAND được bố trí sử dụng chủ yếu trong 2 lực lượng chính là lực lượng An ninh nhân dân và lực lượng Cảnh sát nhân dân. Lực lượng An ninh nhân dân bao gồm: an ninh, tình báo, cảnh vệ và chiếm tỷ lệ 15,46% trong tổng số NNLN, chiếm tỷ lệ 2,29% trong tổng số NNLN trong lực lượng CAND, trong đó tập trung ở cấp Bộ và Công an cấp tỉnh. NNLN công tác ở lực lượng Cảnh sát nhân dân chiếm tỷ lệ 50,78% trong tổng NNLN và chiếm tỷ lệ 7,52% trong tổng số NNL trong CAND. Lực lượng phục vụ chiến đấu bao gồm: Tham mưu - tổng hợp, Xây dựng lực lượng, Hậu cần - kỹ thuật, NNLN chiếm tỷ lệ 12,08% trong tổng số NNLN và chiếm tỷ lệ 1,79% trong tổng NNL trong lực lượng CAND, trong đó, ở lực lượng Xây dựng lực lượng chiếm tỷ lệ 10,47% trong tổng số NNLN và chiếm tỷ lệ 1,55% trong tổng số NNL trong CAND; lực lượng Tham mưu - tổng hợp, NNLN chiếm tỷ lệ 11,21% trong tổng số NNLN và chiếm tỷ lệ 1,66% trong tổng số NNL; lực lượng hậu cần, kỹ thuật chiếm 1,8% trong tổng số NNL trong CAND.

Tuy nhiên, các văn bản quy định về quản lý biên chế và khung tiêu chuẩn, tiêu chí bố trí cán bộ ở bốn cấp Công an đang quy định chung cho cả nam và nữ, chưa thể hiện rõ sự khác biệt về giới. Song quá trình tổ chức thực hiện quy định về bố trí NNLN trong từng hệ lực lượng, cấp Công an, Công an các đơn vị, địa phương cũng đã tính toán để đảm bảo quy định chung và còn đảm bảo phù hợp đặc điểm giới và nguyện vọng của cán bộ, chiến sỹ nữ, tạo động lực giúp cán bộ, chiến sỹ nữ hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao và xây dựng gia đình hạnh phúc.

Việc điều động, luân chuyển NNL trong lực lượng CAND nói chung và NNLN nói riêng hiện nay được thực hiện theo các Thông tư quy định của Bộ Công an, trong đó đã quy định rõ nguyên tắc, đối tượng, hình thức, điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình, tuân thủ nghiêm túc các văn bản quy định của Đảng và Nhà nước. Mục đích điều động và luân chuyển NNLN nhằm phục vụ yêu cầu sử dụng NNL của Ngành, bố trí tăng cường NNL cho các lực lượng, cấp Công an nhằm tăng cường cho cơ sở, lực lượng trực tiếp chiến đấu và cho địa bàn trọng điểm về ANTT; đồng thời, cũng là phương pháp để quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng NNL; hạn chế phức tạp, tiêu cực đối với cán bộ công tác ở các vị trí phức tạp, dễ phát sinh tiêu cực hoặc giải quyết nguyện vọng của NNLN trong lực lượng CAND.

Về chính sách điều động NNLN trong lực lượng CAND, để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các thông tư quy định trước đây về công tác điều động cán bộ trong CAND, năm 2021, Bộ Công an ban hành Thông tư 91/2021/TT-BCA về điều động sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân Công an trong CAND và Thông tư 79/2021/TT-BCA quy định về quy trình, thủ tục điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ lãnh đạo, chỉ huy trong CAND, trong đó đã nêu rất rõ về đối tượng, nguyên tắc, trình tự, thủ tục, điều kiện, thẩm quyền điều động NNL, trong đó có NNLN; đặc biệt đã quy định chính sách riêng, đảm bảo bình đẳng giới, nhằm tạo điều kiện cho NNLN trong điều động cán bộ, như không phải áp dụng các điều kiện như nam giới khi điều động theo nguyện vọng hợp lý hóa gia đình, giúp NNLN yên tâm công tác [49]. Việc luân chuyển NNL trong CAND và NNLN nói riêng được thực hiện thường xuyên, gắn liền với quá trình sử dụng NNL, nhất là thực hiện quy định, chủ trương của Trung ương về tăng cường cho công an cơ sở, các tỉnh biên giới; bố trí giám đốc Công an cấp tỉnh, trưởng Công an cấp huyện không phải người địa phương và phục vụ quá trình đào tạo, bồi dưỡng NNL. Hiện nay, Bộ Công an chưa có quy định riêng về luân chuyển NNLN, mà tiêu chí, điều kiện, tiêu chuẩn của nam và nữ khi xét và thực hiện luân chuyên như nhau; thời gian có nhiều lượt cán bộ nữ, trẻ và lãnh đạo chỉ huy được luân chuyển từ công an cấp trên và công an cấp dưới, góp phần bảo vệ ANQG, bảo đảm TTATXH và xây dựng lực lượng CAND [32].

- Quy hoạch, bổ nhiệm NNLN trong lực lượng CAND

Việc quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ, lãnh đạo, chỉ huy được Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo bộ Công an xác định là nội dung then chốt trong sử dụng NNL trong lực lượng CAND. Từ 2005 đến nay, Bộ Công an luôn quan tâm việc nghiên cứu, hoàn thiện đã ban hành nhiều đề án, chương trình, thông tư, quy định về quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm NNL, NNLN trong CAND cho sát hợp với chỉ đạo của Trung ương và thực tiễn công tác công an. Năm 2018, Bộ Công an ban hành Thông tư 03/2018/TT-BCA quy định về quy hoạch các chức danh lãnh đạo, chỉ huy trong CAND, thay thế Thông tư 59/2015/TT-BCA; năm 2021, Bộ Công an đã Thông tư 79/2021/TT-BCA quy định về quy trình, thủ tục điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ lãnh đạo, chỉ huy trong CAND thay thế Thông tư 25/2011/TT-BCA; Thông tư 26/2020/TT-BCA quy định về tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, chỉ huy trong lực lượng CAND đảm bảo cụ thể, rõ ràng hơn thông tư trước đây. Việc quy hoạch, bổ nhiệm NNLN trong lực lượng CAND luôn tuân thủ đúng nguyên tắc tập trung, dân chủ; xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của tổ chức; căn cứ vào phẩm chất, đạo đức, năng lực, sở trường của cán bộ; đảm bảo sự ổn định, kế thừa và phát triển của đội ngũ cán bộ; đảm bảo đúng tiêu chuẩn, trình tự theo quy định. Bổ nhiệm NNL gắn với quy hoạch, được xem xét bổ nhiệm, phải trong diện quy hoạch, hội đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định.

Về chủ trương, chính sách phát triển NNLN, từ năm 2007, Đảng ủy Công an Trung ương đã ban hành nhiều nghị quyết, chương trình, đề án về công tác phát triển NNLN, như: Chương trình hành động số 12/CTHĐ-ĐU (X16), ngày 16/11/2007 quy định: (1) Việc quy hoạch cán bộ nữ phải đặt trong quy hoạch tổng thể về cán bộ của đơn vị, địa phương và gắn với việc bồi dưỡng, đào tạo để

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng công an nhân dân (Trang 94 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)