8. Kết cấu của luận án
2.2.2. Nội dung chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân
Công an nhân dân
Một là, chính sách tuyển dụng, sử dụng nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân
Chính sách tuyển dụng, sử dụng NNL nói chung và NNLN trong lực lượng CAND nói riêng là tổng thể các quan điểm, phương hướng, mục tiêu và giải pháp nhằm tuyển dụng, sử dụng NNLN một cách khoa học và hợp lý nhằm phát huy trình độ, năng lực, sở trường của NNLN trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANTT [84].
Về chính sách tuyển dụng NNLN trong lực lượng CAND
Hoạt động tuyển dụng NNLN vào lực lượng CAND được thực hiện thông qua các hình thức tuyển sinh, tuyển chọn và chuyển chuyên nghiệp. Tuyển dụng thông qua hình thức tuyển sinh là tiếp nhận học viên đã hoàn thành các chương trình giáo dục, đào tạo tại các học viện, trường CAND; tuyển dụng thông qua hình thức tuyển chọn NNLN vào biên chế CAND là tuyển lựa công dân có trình độ cao thuộc những ngành nghề mà CAND chưa thể đào tạo; tuyển dụng thông qua hình thức xét chuyển chuyên nghiệp cho hạ sỹ quan, chiến sỹ hết thời gian tham gia nghĩa vụ CAND có kết quả đạt xuất sắc. Điểm khác biệt căn bản, mang tính đặc thù đầu tiên của hoạt động tuyển dụng NNLN vào lực lượng CAND là phụ thuộc vào chỉ tiêu, biên chế mà Chính phủ ấn định cho ngành Công an và Bộ trưởng phân bổ cho từng hệ lực lượng và cấp Công an, Công an đơn vị, địa phương; hoạt động tuyển sinh cũng đồng thời cũng là tuyển dụng; do vậy, tùy theo nhu cầu biên
chế mà đề ra chính sách tuyển dụng phù hợp với yêu cầu sử dụng NNLN của ngành Công an và ngay từ khâu sơ tuyển tại nơi chiêu sinh (Công an địa phương) đã phải thực hiện rất kỹ lưỡng với tiêu chí chặt chẽ theo quy định của Bộ Công an.
Tuyển dụng NNLN vào CAND thông qua nguồn tuyển sinh ngoài việc tuân thủ quy định, quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Công an còn có các quy định riêng phù hợp với yêu cầu sử dụng NNLN trong lực lượng CAND. Đối với tuyển dụng thông qua hình thức tuyển chọn; xét chuyển chuyên nghiệp, Bộ Công an ban hành các quy định hết sức chặt chẽ, qua thẩm định của nhiều hội đồng từ cấp Công an đơn vị, địa phương, đến cấp Bộ, nhằm đảm bảo chọn được NNLN chất lượng cao, công bằng, khách quan. Tất cả quá trình tuyển dụng đều công khai, minh bạch, thông báo, công bố rõ chỉ tiêu, đối tượng, điều kiện, tiêu chuẩn đến xã phường, thị trấn và người dân.
Chính sách tuyển dụng NNL, NNLN vào lực lượng CAND được Nhà nước quy định, xuất phát từ rất nhiều yếu tố, trong đó yếu tố quan trọng là phụ thuộc vào tính chất lao động đặc thù của lực lượng và yêu cầu công tác Công an trong mỗi giai đoạn. Theo đó, chính sách tuyển dụng NNLN vào lực lượng CAND được quy định trong Luật Công an nhân dân và các Thông tư của Bộ Công an về tuyển sinh, tuyển chọn, chuyển chuyên nghiệp chiến sỹ nghĩa vụ vào CAND... Chính sách tuyển dụng NNLN được xác định trên cơ sở nhu cầu sử dụng biên chế cán bộ, chiến sỹ nữ hàng năm, từng giai đoạn theo vị trí việc, gắn với từng hệ lực lượng và cấp Công an; đồng thời, chính sách tuyển dụng đối với NNLN còn phải phù hợp với đặc thù giới tính, đáp ứng tốt yêu cầu công tác bảo vệ ANTT. Nội dung chính sách tuyển dụng NNLN vào lực lượng CAND quy định về số lượng, tỷ lệ cần tuyển dụng; trình độ giáo dục đào tạo, chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức, kỹ năng, thái độ; độ tuổi, giới tính, thành phần dân tộc; sức khỏe và ngoại hình, chiều cao, cân năng, năng khiếu ... phù hợp và đáp ứng cơ cấu biên chế theo từng hệ lực lượng và cấp Công an.
Sử dụng NNL là khâu trọng yếu của quản lý NNL, qua quá trình sử dụng sẽ phản ánh hiệu quả, tác động của chính sách phát triển NNL đối với sự phát triển chung của ngành. Sử dụng hiệu quả NNL là phát huy cao độ tiềm năng của con người, tạo việc làm cho NNL nói chung và NNLN từng ngành, với mục tiêu cao nhất là sự phát triển của ngành. Sử dụng NNLN được hiểu là việc thu hút và trọng dụng nhằm phát triển tối đa khả năng và năng lực của NNLN. Sử dụng NNLN là yếu tố quan trọng để phát triển tri thức, kỹ năng, sức sáng tạo của NNLN. Việc sử dụng đúng ngành nghề, trình độ đã đào tạo và đãi ngộ xứng đáng sẽ tạo ra động lực phát triển đối với NNLN, tạo năng xuất lao động.
Chính sách sử dụng NNLN bao gồm các chính sách bố trí, quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm, điều động, đánh giá hiệu quả sử dụng NNLN trong lực lượng CAND, cụ thể là:
Bố trí NNLN là một trong những khâu rất quan trọng trong hoạt động sử dụng NNLN, gồm hoạt động phân công công tác đối với học viên tốt nghiệp các học viên, trường CAND; đối tượng sau khi có quyết định tuyển chọn và chuyển chuyên nghiệp sau khi hết thúc thời gian tham gia nghĩa vụ CAND; điều động đối với cán bộ, chiến sỹ đang công tác. Chính sách bố trí NNLN trong lực lượng CAND được Bộ Công an quy định, dựa vào kế hoạch hóa NNL CAND hàng năm và từng giai đoạn; gắn kết chặt chẽ với quản lý biên chế, ấn định, phân bổ biên chế theo từng lực lượng, cấp Công an; đồng thời, bố trí phải xuất phát từ khung trình độ năng lực theo vị trí việc làm. Đồng thời, chính sách bố trí NNLN trong lực lượng CAND còn được Bộ Công an quy định những nội dung riêng phù hợp với đặc điểm NNLN.
Quy hoạch, luân chuyển NNLN trong lực lượng CAND vừa là nội dung trong hoạt động sử dụng NNLN, đồng thời cũng là hoạt động đào tạo, phát triển NNLN, bởi lẽ nội dung, mục đích, ý nghĩa của công tác này đều hướng đến phát triển NNLN, hướng họ tới vị trí công tác phù hợp hơn, có điều kiện rèn luyện, thử thách, khẳng định mình và phát triển hơn về nghề nghiệp trong tương lai. Theo nghĩa đó, quy hoạch cán bộ là công tác phát hiện sớm nguồn cán bộ có đức, có tài, có triển vọng về khả năng lãnh đạo, chỉ huy để chủ động có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng,
luân chuyển, bố trí, sử dụng theo quy hoạch, tạo nguồn cán bộ kế cận đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy các cấp trong CAND. Cũng mang ý nghĩa như quy hoạch và công tác luân chuyển cán bộ được coi là một hình thức điều động cán bộ nhưng chú trọng hơn tới việc đào tạo, bồi dưỡng, phát triển cán bộ lãnh đạo chỉ huy nằm trong quy hoạch; do đó việc luân chủ yếu dựa trên cơ sở đánh giá khả năng phát triển của cán bộ gắn với quy hoạch xây dựng cán bộ và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở môi trường công tác mới, tạo nguồn để bổ nhiệm giữ chức vụ cao hơn. Chính sách luân chuyển NNLN trong lực lượng CAND được Bộ Công an quy định trong các Thông tư về luân chuyển, quản lý cán bộ, nội dung chính sách quy định về điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình và thẩm quyền thực hiện luân chuyền. Chính sách luân chuyển phải căn cứ vào công tác quy hoạch và hướng đào tạo, bồi dưỡng NNLN, theo hướng luân chuyển để rèn luyện ở các môi trường, lĩnh vực công tác khác nhau, về cơ sở, tăng cường cho lực lượng trực tiếp chiến đấu, cho địa bàn trọng điểm về ANTT, nhưng đồng thời chính sách luân chuyển NNLN cũng phải tính đến đặc điểm giới, tạo điều kiện để NNLN vừa phát triển bản thân, phục vụ tốt yếu cầu công tác vừng thưc hiện tốt vai trò giới của mình.
Bổ nhiệm cán bộ, chiến sỹ trong CAND, đây là một hoạt động trong quá trình sử dụng NNL, được hiểu làm việc cấp có thẩm quyền ra quyết định giao cho cán bộ, chiến sỹ giữ một chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, chức danh quản lý, chức danh chuyên môn, nghiệp vụ trong CAND. Thực chất, bổ nhiệm chính là quá trình bố trí, sử dụng, sắp xếp nhân lực nói chung, trong đó có nhân lực lãnh đạo, chỉ huy nhằm đáp ứng yêu cầu của cơ quan, đơn vị, đồng thời tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc, tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục và phân cấp quản lý NNL CAND. Chính sách bổ nhiệm NNLN trong lực lượng CAND được quy định trong các nội dung, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình về quản lý, bổ nhiệm cán bộ, ngoài áp dụng theo điều kiện, tiêu chuẩn quy định chung đối với cán bộ, chiến sỹ CAND, chính sách bổ nhiệm cán bộ nữ còn có các điều kiện, tiêu chuẩn riêng, gắn với đặc thù giới như tỷ lệ nữ trong tham gia cấp ủy, lãnh đạo quản lý, độ tuổi bổ nhiệm, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, điều kiện sức khỏe, đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới.
Nhận xét, đánh giá NNLN trong lực lượng CAND là một hoạt động chuyên môn đặc thù trong quản lý, sử dụng NNL trong lực lượng CAND, nhằm làm rõ những ưu điểm, khuyết điểm về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và kết quả thực thi nhiệm vụ của cán bộ, chiến sỹ, trên cơ sở đối chiếu với tiêu chí, yêu cầu công tác cụ thể đã đề ra. Hoạt động nhận xét, đánh giá NNLN được thực hiện thường xuyên, hàng năm và từng giai đoạn, hay thực hiện khi quy hoạch, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, khen thưởng cán bộ, chiến sỹ. Kết quả đánh giá cũng chính là căn cứ để tiến hành đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, miễn nhiệm hay thực hiện chính sách tiền lương, phụ cấp, phúc lợi, khen thưởng hay kỷ luật cán bộ, chiến sỹ. Chính sách nhận xét, đánh giá NNLN trong lực lượng CAND được quy định trong từng nội dung cụ thể của hoạt động nhận xét, đánh giá NNLN, gắn với từng đối tượng NNLN là cán bộ, chiến sỹ, học sinh, sinh viên, công nhân Công an, người lao động hợp đồng. Các nội dung, tiêu chí nhận xét, đánh giá đối với NNL, cũng như NNLN được quy định và thực hiện nghiêm túc, làm thước đo để so sánh, đối chiếu kết quả thực thi với các yêu cầu, chức trách, nhiệm vụ theo vị trí việc làm và đối tượng là cán bộ, chiến sỹ hay lãnh đạo, chỉ huy. Chức trách, nhiệm vụ càng được quy định rõ ràng, bảng mô tả công việc, tiêu chuẩn chức danh của nguồn nhân lực càng chi tiết thì hiệu quả, thước đo đánh giá càng chính xác. Ngoài ra, chính sách nhận xét đánh giá NNLN trong lực lượng CAND còn được xem xét dưới góc độ giới, vai trò của mỗi giới, có nhạy cảm giới và đảm bảo bình đẳng giới thực chất. Đây là nội dung rất quan trọng để tạo động lực phát triển đối với NNLN trong lực lượng CAND.
Hai là, chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân
Đào tạo là tổng thể các hoạt động có tổ chức được thực hiện trong một thời gian nhất định nhằm đem đến sự thay đổi cho cá nhân theo chiều hướng tốt hơn [68]. Trên cơ sở đó, mục tiêu cao nhất của giáo dục đào tạo CAND nhằm giúp cán bộ, chiến sĩ CAND trang bị tri thức, năng lực, sức khoẻ, có điều kiện phát triển chuyên môn nghiệp vụ và năng lực cá nhân; có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH,
đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ ANQG và đảm bảo TTATXH trong từng thời kỳ cách mạng. Trong CAND, hoạt động giáo dục đào tạo được thực hiện chủ yếu tại các cơ sở giáo dục đào tạo trong CAND và tại Công an đơn vị, địa phương nơi NNL công tác; hoạt động đào tạo thực hiện thường xuyên, liên tục, lâu dài, bởi đào tạo phát triển không chỉ chú trọng vào năng lực chuyên môn mà còn chú trọng đến kỹ năng, sức khoẻ, phẩm chất đạo đức, hành vi và bản lĩnh chính trị của NNL. Cũng chính những đặc điểm này chi phối các hoạt động đào tạo phát triển NNL trong lực lượng CAND. Về cơ bản, có 5 trình độ giáo dục đào tạo trong CAND, gồm: Trình độ trung cấp chuyên nghiệp; trình độ cao đẳng; trình độ đại học; trình độ thạc sĩ; trình độ tiến sĩ. Bên cạnh đó, còn có các chương trình đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn như điều tra viên, trinh sát viên, cảnh sát viên…; hay các chương trình đào tạo, bồi dưỡng khả năng lãnh đạo chỉ huy cho cán bộ quy hoạch lãnh đạo các cấp như bồi dưỡng quy hoạch lãnh đạo cấp đội trưởng, cấp phó, trưởng phòng, cấp phó, cục trưởng, phó, giám đốc. Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đối với NNLN trong lực lượng CAND không được tách riêng mà thực hiện đồng thời với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng trong lực lượng CAND. Chính sách đào tạo, bồi dưỡng NNL nói chung và NNLN trong lực lượng CAND nói riêng là tổng thể các quan điểm, phương hướng, mục tiêu và giải pháp nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực cho NNLN, nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác Công an và giúp cho NNLN hoàn thiện bản thân. Chính sách đào tạo và bồi dưỡng phát triển NNLN là giải pháp quan trọng nhất để nâng cao chất lượng NNLN, cả về trí lực, tâm lực, tạo ra NLN chất lượng cao, phục vụ đắc lực cho phát triển KT - XH. Mục tiêu của chính sách đào tạo, bồi dưỡng nhằm sử dụng có hiệu quả NNLN hiện có, giúp họ hiểu rõ, nắm vững hơn về công việc và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình một cách tự giác hơn; đồng thời xây dựng NNLN có trình độ chuyên môn ngày càng cao, có năng lực và khả năng thích ứng các công việc trong tương lai. Do vậy, chính sách đào tạo, bồi dưỡng NNLN trong lực lượng CAND cần phải đáp ứng các yêu cầu sau đây: (1) Chính sách đào tạo, bồi dưỡng phải đảm bảo cho mỗi cán bộ, chiến sỹ nữ CAND đều có cơ hội tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực
chuyên môn, nghiệp vụ trong quá trình công tác; (2) Nội dung chương trình, hình thức đào tạo, bồi dưỡng cần phải thiết thực, phù hợp yêu cầu đòi hỏi công việc, gắn với vị trí việc làm; công tác bố trí, sử dụng, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ, chiến sỹ nữ; đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, chiến sỹ nữ CAND tiếp cận cơ hội học tập nâng cao trình độ, hoàn thiện bản thân và thực hiện thiên chức của người phụ nữ; (3) Gắn việc đào tạo, trang bị kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, chính trị pháp luật trên nhà trường với đào tạo, rèn luyện qua thực tiễn công việc, đào tạo tại chỗ ở Công an đơn vị, địa phương.
Như vậy, chính sách đào tạo, bồi dưỡng NNLN trong lực lượng CAND được thực hiện từ việc hoạch định, thực thi chính sách đào tạo và bồi dưỡng phát triển NNLN và phải bắt đầu tính toán để lồng ghép giới từ khâu xây dựng quy hoạch, kế hoạch, xác định nhu cầu, hình thức đào tạo, chọn cử đối tượng đi đào tạo bồi dưỡng, cho đến áp dụng các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong quá trình tổ chức đào tạo, bồi dưỡng. Nội dung đào tạo thực sự sát hợp về kiến thức nghề nghiệp cho NNLN, gắn với nhu cầu sử dụng và vị trí việc làm. Tổ chức hình thức đào tạo tập trung, tại chức, ngắn hạn, dài hạn, các chương trình bồi dưỡng ở các trường và Công an địa phương phải phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, chiến sỹ nữ vừa tham gia học tập nâng cao trình độ, vừa thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn và vừa hoàn thành tốt thiên chức của người phụ nữ.
Ba là, chính sách y tế, chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm xã hội đối với nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân
Chính sách y tế và chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm xã hội là một trong những