Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển Hợp tác xã trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN hợp tác xã TRONG xây DỰNG NÔNG THÔN mới TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG NAM (Trang 40 - 47)

NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM

2.1. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển Hợp tác xãtrong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Quảng Nam là tỉnh thuộc vùng đồng bằng duyên hải miền Trung, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 883 km về hướng Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 887 km về hướng Nam theo Quốc lộ 1A. Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng; Phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Kom Tum; Phía Tây giáp Nước CHDCND Lào và tỉnh Kon Tum; Phía Đơng giáp Biển Đơng.

Tổng diện tích tự nhiên tỉnh Quảng Nam là 1.057.474 ha. Tồn tỉnh có 2 thành phố (Tam Kỳ, Hội An), 01 thị xã (Điện Bàn) và 15 huyện (Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Bắc Trà My, Nam Trà My, Hiệp Đức, Tiên Phước, Nông Sơn, Duy Xuyên, Đại Lộc, Thăng Bình, Quế Sơn, Núi Thành và Phú Ninh), với 244 đơn vị hành chính cấp xã, gồm: 207 xã, 25 phường và 12 thị trấn.

Phía đơng có bờ biển chạy dài trên 125 km, vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn hơn 40.000 km2 hình thành nhiều ngư trường với nguồn lợi hải sản phong phú để phát triển nghề khai thác thủy sản.

Quảng Nam nằm trong vùng trọng điểm kinh tế Miền Trung, phía bắc giáp thành phố Đà Nẵng, phía nam giáp khu kinh tế Dung Quất, có sân bay, cảng biển, đường Xuyên Á nên rất thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế - xã hội và có tầm quan trọng trong an ninh, quốc phịng.

2.1.1.2. Đặc điểm địa hình, khí hậu

Địa hình tỉnh Quảng Nam tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đơng, hình thành ba vùng sinh thái: vùng núi cao, vùng trung du, vùng đồng bằng và ven biển; bị chia cắt theo các lưu vực sơng Vu Gia, Thu Bồn, Tam Kỳ có mối quan hệ bền chặt về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái đa dạng với các hệ sinh thái đồi

núi, đồng bằng, ven biển.

Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình, chỉ có 2 mùa là mùa khơ và mùa mưa, ít chịu ảnh hưởng của mùa đơng lạnh miền Bắc. Nhiệt độ trung bình năm 20 - 210C, khơng có sự cách biệt lớn giữa các tháng trong năm. Lượng mưa trung bình 2.000 – 2.500 mm nhưng phân bố không đều theo thời gian và không gian, mưa ở miền núi nhiều hơn đồng bằng, mưa tập trung vào các tháng 9

- 12, chiếm 80% lượng mưa cả năm; mùa mưa trùng với mùa bão, nên các cơn bão đổ vào miền Trung thường gây ra lở đất, lũ quét ở các huyện Nam Trà My, Bắc Trà My, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang và ngập lụt ở các huyện đồng bằng.

2.1.1.3. Dân số

Dân số trung bình năm 2018 khoảng 1,5 triệu người, trong đó dân số nữ có gần 767 nghìn người chiếm 51%, dân số khu vực thành thị với gần 365 nghìn người chiếm 24,3%. Dân số từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động khoảng 919 nghìn người chiếm 61%; trong đó có trên 902 nghìn người có việc làm. Trong số lao động đang làm việc, khu vực nơng, lâm, thủy sản có gần 370 nghìn lao động, chiếm tỷ lệ 41%.

2.1.1.4. Hệ thống giao thơng

+ Quốc lộ 1A: Điểm đầu tại km 942 là ranh giới giữa thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam. Điểm cuối tại km 1027 là ranh giới giữa tỉnh Quảng Nam và tỉnh Quảng Ngãi. Đi qua địa phận các huyện, thị xã, thành phố: Núi Thành, thành phố Tam Kỳ, Tam Kỳ, Phú Ninh, Thăng Bình, Quế Sơn, Duy Xuyên và Điện Bàn.

+ Đường Hồ Chí Minh: Điểm đầu tại A Tép ranh giới giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Quảng Nam, Điểm cuối tại cầu Đắc Zôn ranh giới giữa tỉnh Quảng Nam và tỉnh Kon Tum. Tổng chiều dài toàn tuyến 190 km tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi với bề rộng nền đường 7,5 m, mặt đường 5,5 m kết cấu bê tông nhựa. Đoạn qua thị trấn, thị tứ có mặt cắt 22,5 m.

+ Quốc lộ 14B: Điểm đầu tại km 32 là ranh giới giữa thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam thuộc địa phận 2 huyện Hòa Vang và huyện Đại Lộc. Điểm cuối tại km 74 điểm giao với đường Hồ Chí Minh thuộc huyện Nam Giang. Tổng chiều dài tồn tuyến 42 km tiêu chuẩn cấp IV với bề rộng nền đường 9 m, mặt đường 8 m

kết cấu mặt bê tông nhựa.

+ Quốc lộ 14D: Điểm đầu lý trình km 0 tại Bến Giằng nối với đường Hồ Chí Minh, điểm cuối lý trình km 74,4 tại cửa khẩu Đắc ốc (huyện Nam Giang) ranh giới giữa tỉnh Quảng Nam - Việt Nam với tỉnh Xê Kơng - Lào. Tổng chiều dài tồn tuyến 74,4 km tiêu chuẩn đường cấp V với bề rộng nền đường 6,5 m, mặt đường 3,5 m kết cấu mặt đá dăm láng nhựa.

+ Quốc lộ 14E: Điểm đầu lý trình km 0 tại ngã ba Cây Cốc, huyện Thăng Bình giao với quốc lộ 1A (lý trình km 972 + 200). Điểm cuối lý trình km 78 + 432 giao với đường Hồ Chí Minh tại thị trấn Khâm Đức, huyện Phước Sơn. Tổng chiều dài toàn tuyến 78,4 km, đoạn km 0 - km 23 tiêu chuẩn đường cấp V nền đường 6,5 m, mặt 3,5 m kết cấu bê tông nhựa; đoạn km 23 - km 78,4 tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng nền 9 m, mặt 6 m kết cấu bê tông nhựa.

+ Ngồi ra tỉnh cịn có 1 hệ thống đường bộ gồm các tỉnh lộ như 604, 607, 609, 610, 611, 614, 615, 616, 617, 618 (mới và cũ), 620 và nhiều hương lộ, xã lộ....

với chiều dài hàng ngàn km.

+ Quảng Nam có trên 125 km bờ biển thuộc các huyện, thị xã, thành phố: Điện Bàn, Hội An, Duy Xuyên, Thăng Bình, Tam Kỳ, Núi Thành. Ngồi ra cịn có 15 hịn đảo lớn nhỏ ngồi khơi, 10 hồ nước (với 6000 ha mặt nước). Có 941 km sơng ngịi tự nhiên, đang quản lý và khai thác 307 km sông (chiếm 32,62%), gồm 11 sơng chính. Tồn bộ đường sơng đang khai thác vận tải thuỷ của tỉnh Quảng Nam dài 207 km, gồm 11 tuyến: Sông Thu Bồn, sông Trường Giang, sông Vu Gia, sông Yên, sông Vĩnh Điện, sông Hội An, sơng Cổ Cị, sơng Duy Vinh, sơng Bà Rén, sông Tam Kỳ và sông An Tân. + Tuyến đường sắt qua địa bàn tỉnh Quảng Nam có chiều dài 91,5 Km.

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

2.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế

Tốc độ tăng trưởng GRDP (giá so sánh 2010) bình quân qua 3 năm (2016- 2018) của tỉnh là 12,33%; cao hơn so với chỉ tiêu bình quân đề ra cho giai đoạn 5 năm 2016-2020, nhưng chủ yếu là tăng đột biến ở năm 2016 (27%) do trong năm này ngành sản xuất ô tô đạt mức tăng kỷ lục; năm 2017, 2018 GRDP tăng thấp hơn

nhiều so với mức bình quân (năm 2017 tăng 5,09%, năm 2018 tăng 6,11%).

Quy mô nền kinh tế (giá hiện hành) năm 2018 đạt 40.790 tỷ đồng, đứng thứ hai so với khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung. Nếu tính 1% GRDP lượng tăng tuyệt đối của Quảng Nam là 286,5 tỷ đồng, cũng cao hơn rất nhiều so với các tỉnh trong khu vực, chỉ xếp sau Đà Nẵng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng ngành nông – lâm – thủy sản trong GRDP giảm từ 14,6% năm 2015 xuống còn khoảng hơn 11% năm 2018, các ngành phi nông nghiệp từ 85,3% lên gần 89%. GRDP bình quân đầu người đạt 61 triệu đồng, tăng 19 triệu đồng so với năm 2015.

Ngành công nghiệp - xây dựng vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng hơn 13%/năm, trong đó cơng nghiệp tăng hơn 10% nhưng chủ yếu tăng ở ngành công nghiệp chế biến chế tạo; sản xuất phân phối điện, khí đốt; quản lý và xử lý rác thải, nước thải; riêng ngành khai khoáng giai đoạn 2016-2018 giảm 7%/năm. Ngành ô tô chiếm gần 50% giá trị sản xuất tồn ngành cơng nghiệp nhưng do ảnh hưởng chính sách thuế nhập khẩu từ các nước ASEAN nên tình hình sản xuất khơng ổn định; đa số các ngành khác giá trị sản xuất năm sau cao hơn năm trước. Một số các sản phẩm cơng nghiệp chủ lực tiếp tục duy trì và phát triển như: linh kiện điện tử, giầy da, may mặc; thủy sản chế biến, sản xuất đồ uống.

Dịch vụ phát triển khá, tốc độ tăng bình quân hơn 14,6%/năm. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng năm 2018 gần 49.800 tỷ đồng, tăng gấp 1,3 lần so với năm 2016. Hoạt động du lịch nhờ nâng cao chất lượng dịch vụ kết hợp với đa dạng hóa sản phẩm nên đã thu hút được lượng lớn khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế. Tổng lượt khách tham quan lưu trú 03 năm 2016 - 2018 ước hơn 15,6 triệu lượt, tăng bình qn 15,7%/năm; trong đó khách quốc tế hơn 8 triệu lượt. Doanh thu từ du lịch tăng bình quân khoảng 18,6%/ năm, góp phần tạo thêm nhiều việc làm, giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động.

Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tiếp tục duy trì và phát triển ổn định, từng bước chuyển sang sản xuất hàng hoá, gắn với thị trường, nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm. Tốc độ tăng trưởng tồn ngành nơng, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng bình qn hơn 3,7%/năm. Sản lượng lương thực có hạt tăng dần qua các năm

và luôn đạt ở mức cao,trên 500.000 tấn/năm. Cơ cấu cây trồng chuyển từ các loại cây ít giá trị sang các loại có chất lượng cao, phù hợp xu thế thị trường và tránh các yếu tố bất lợi của thời tiết. Chăn nuôi quy mô trang trại, gia trại phát triển; hiện nay tồn tỉnh có trên 1.000 gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm; 119 trang trại và 6 doanh nghiệp tham gia vào hoạt động ngành chăn nuôi. Tỷ trọng ngành chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm khoảng 30%, tăng 3% so với giai đoạn 2011- 2015. Từ năm 2016 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã trồng mới hơn 2.238 ha rừng, khốn quản lý bảo vệ rừng 992,6 nghìn lượt ha; khoanh ni bảo vệ rừng 14.103 ha. Độ che phủ rừng năm 2018 khoảng 57,5%, vượt chỉ tiêu 5 năm đề ra.

Tổng thu ngân sách trên địa bàn tăng bình qn 11%/năm, trong đó thu nội địa tăng khoảng 19%/năm; đặc biệt từ năm 2017 đến nay, Quảng Nam trở thành tỉnh tự cân đối ngân sách, có điều tiết về ngân sách Trung ương.

2.1.2.2. Phát triển kinh tế - xã hội nơng thơn, miền núi, chương trình nơng thơn mới

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn, miền núi phát triển khá nhanh, từng bước đáp ứng yêu cầu sản xuất, đời sống của nhân dân; bộ mặt nơng thơn có nhiều khởi sắc và chuyển biến theo chiều hướng tích cực, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thơn ngày càng tăng lên. Tính đến cuối năm 2018, thu nhập bình qn đầu người khu vực nông thôn đạt 31,58 triệu đồng/người/năm (tăng 10,742 triệu đồng so với năm 2015). Tập trung thực hiện tốt cơng tác rà sốt quy hoạch, bố trí sắp xếp dân cư miền núi gắn với xây dựng nông thôn mới theo Nghị quyết số 05-NQ/TU của Tỉnh ủy. Qua đó đã hình thành nhiều khu dân cư khu vực núi cao đảm bảo các điều kiện sinh hoạt, sản xuất kinh doanh ổn định cho 3.068 hộ gia đình đồng bào dân tộc.

Hệ thống giao thông khu vực nông thôn không ngừng mở rộng và nâng cấp. Giai đoạn 2015-2018, đã thực hiện kiên cố hóa 445 km đường giao thơng nơng thơn và 192 km đường ĐH với tổng kinh phí hơn 942 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh gần 489 tỷ đồng. Nhờ đó, số xã đạt tiêu chí giao thơng theo chuẩn xây dựng nơng thôn mới tăng lên 112 xã, hệ thống đường ĐH, giao thông nông thôn đảm bảo đi lại thuận lợi, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương; nâng số xã có

đường ơ tơ đến trung tâm xã lên 99%, cịn lại 02 xã chưa có đường ơ tơ đến trung tâm đang được đầu tư.

Tập trung nguồn lực đầu tư các cơng trình thuỷ lợi, đê, kè phịng chống thiên tai. Nhiều cánh đồng lớn thực hiện dồn điền đổi thửa đi đơi với chỉnh trang đồng ruộng, cứng hóa kênh mương, giao thơng nội đồng; nhờ đó, diện tích được tưới lên tới 75.000 ha đất nông nghiệp và 13.700 ha đất màu, nâng tỷ lệ diện tích đất lúa chủ động nước tưới lên tới 90%. Các cơng trình hạ tầng nghề cá, phục vụ ni trồng thuỷ sản tiếp tục được đầu tư mới, nâng cấp mở rộng; cơng trình phịng chống giảm nhẹ thiên tai như kè chống sạt lỡ bờ sông, gia cố đê ở những đoạn xung yếu, các khu tái định cư tập trung được đầu tư xây dựng. Một số tuyến đường lâm sinh, vườn ươm cây giống được đầu tư từ các dự án lâm nghiệp; đầu tư mới và nâng cấp các cơ sở sản xuất giống nông lâm nghiệp, xây dựng hạ tầng vùng sản xuất hạt giống lúa lai F1 được triển khai và đưa vào khai thác sử dụng có hiệu quả. Nhiều cơng trình hệ cấp nước tự chảy, giếng đào, giếng khoan được đầu tư, nâng tỷ lệ dân số nông thơn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh tồn tỉnh đạt khoảng 94,4% năm 2018.

Chương trình nơng thơn mới đạt kết quả nhất định. Đến năm 2018 có 85/204 xã đạt chuẩn nơng thơn mới, bình qn số tiêu chí đạt chuẩn nơng thơn mới của tồn tỉnh là 13,51 tiêu chí/xã, tăng 0,4 tiêu chí/xã so với năm 2017, khơng cịn xã dưới 5 tiêu chí.

Riêng đối với 96 xã miền núi thực hiện chương trình nơng thơn mới, bình qn số tiêu chí đạt chuẩn 10,02 tiêu chí/xã. Thơng qua chương trình và các chính sách hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh, diện mạo nông thôn miền núi từng bước có sự thay đổi, hệ thống kết cấu hạ tầng được đầu tư, nâng cấp; đời sống vật chất, tinh thần đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được cải thiện; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc.

2.1.2.3. Về xây dựng kết cấu hạ tầng

Qua 3 năm 2016-2018 tổng vốn đầu tư toàn xã hội hơn 73.600 tỷ đồng, tăng bình quân hơn 9,2%/năm, tỷ lệ bình quân vốn đầu tư phát triển toàn xã hội so với GRDP chiếm gần 29,4%, chưa đạt mục tiêu Nghị quyết đề ra. Trong đó, nguồn vốn

đầu tư thuộc khu vực nhà nước chiếm hơn 45% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; nguồn vốn này tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng; phát triển kinh tế xã hội nông thôn, miền núi và giảm nghèo.

Nhiều tuyến giao thông quan trọng đã hoàn thành đưa vào sử dụng như: Cầu Cửa Đại và Đường ven biển, cầu Giao Thủy, đường ĐT610 đoạn nối Duy Xuyên với Nông Sơn, đường ĐT605, ĐT608; các tuyến Trung ương đầu tư trên địa bàn như Đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, mở rộng, nâng cấp Quốc lộ 1. Triển khai đầu tư dự án Đường ĐT607, cảng các Tam Quang, các tuyến nối từ Đường ven biển với QL1 và Cao tốc. Tiếp tục thực hiện một số dự án theo kế hoạch đầu tư công trung hạn, nhất là các trục giao thông khu vực miền núi như đường Tam Trà - Trà Cót, đường Trà My - Phước Thành, cầu Nơng Sơn.

Tồn tỉnh hiện có 9 khu cơng nghiệp với tổng diện tích quy hoạch 4.734 ha. Đến nay có 7 khu đã đi vào hoạt động, diện tích đất sử dụng khoảng 1.026 ha, số lao động sử dụng khoảng 40.000 người. Tỷ lệ lấp đầy các khu cơng nghiệp khoảng 51,2%. Ngồi ra, có 55 cụm cơng nghiệp đang triển khai thực hiện đầu tư xây dựng hạ tầng và đi vào hoạt động với diện tích 1.402 ha, trong đó diện tích đất cơng nghiệp 964 ha. Tỉ lệ lấp đầy bình qn của các cụm cơng nghiệp đi vào hoạt động đạt 66,4%.

2.1.2.4. Về văn hóa - xã hội

Quảng Nam, trong giai đoạn 2016-2018, đã tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN hợp tác xã TRONG xây DỰNG NÔNG THÔN mới TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG NAM (Trang 40 - 47)